6 loại hàng Tết nên mua sớm, đừng đợi đến sát ngày giá tăng vọt
Không khí Tết rộn ràng khắp nơi rồi! Tuy còn hơn 10 ngày nữa mới đến Tết, nhưng các siêu thị đã đông nghịt người. Gần như tất cả các loại thực phẩm đều tăng giá vào dịp Tết, bởi vì chi phí vận chuyển và nhân công đều tăng cao. Thậm chí có những siêu thị chỉ trông chờ vào tháng Tết này để kiếm lời. Giá thực phẩm Tết có thể tăng gấp 2-3 lần, lúc đó muốn mua mà tiếc tiền thì chỉ có hối hận. Vậy nên mua sớm một số loại để dành thì chẳng phải tốt hơn sao?
Dưới đây là 6 loại hàng Tết mà nhà nào cũng cần dùng, bạn nên mua sớm và tự bảo quản để khỏi tốn tiền oan uổng nhé.
1. Hải sản
Trong dịp Tết, giá các loại hải sản tăng nhanh nhất. Trên mâm cơm tất niên, hải sản được coi là món ăn đắt đỏ, ví dụ như tôm sú, giá trong dịp Tết thường gấp đôi ngày thường. Nhiều người thấy giá cả đắt đỏ như vậy nên không nỡ mua, khuyên mọi người nên mua một lượng vừa phải các loại hải sản dễ bảo quản. Tôm sú, cá đai, mực, cá vàng lớn đều là những loại hải sản dễ bảo quản trong mùa đông, mỗi loại mua 2-3 con, mực và các loại hải sản khác mua khoảng 3 cân là đủ dùng cho cả dịp Tết.
Các loại cá mua về nhà nhất định phải cho vào túi ni lông bọc kín, sau đó cho vào ngăn đá tủ lạnh, bảo quản trong vòng 1 tháng mà không bị hỏng. Nếu là mực và tôm sú, mọi người có thể cho vào chai kín, sau đó đổ đầy nước vào chai, rồi cho chai vào ngăn đá tủ lạnh, bảo quản ít nhất 3 tháng mà không bị hỏng. Không nên dùng nước nóng để rã đông các loại hải sản, hãy dùng nước lạnh để rã đông.
2. Các loại hạt khô
Hạt điều, hạt dưa, lạc, hạt dẻ cười, quả phỉ, quả óc chó, v.v. là những loại hạt không thể thiếu trong dịp Tết. Hạt điều mang ý nghĩa "tiền tài dồi dào, của cải đầy nhà", quả óc chó là "hạnh phúc viên mãn", hạt dẻ cười là "luôn tươi cười", hạt dưa thì "hướng dương mà sống". Bạn nên mua mỗi loại hạt một ít.
Cách bảo quản hạt khô: Bất kể là loại hạt khô nào, cũng không nên để lâu ngoài không khí. Sau khi mua về, hãy cho vào túi kín, tránh ánh sáng, mỗi lần ăn lấy ra một ít. Đối với hạt để trong đĩa, nếu ăn không hết, cần đậy kín ngay để tránh hạt bị ẩm.
3. Thịt
Trong dịp Tết, cho dù là thịt bò, thịt cừu hay thịt gà, vịt, ngan, đều là những món ăn được nhiều người yêu thích. Mỗi khi Tết đến, giá thịt đều tăng, vì vậy bạn nên tranh thủ mua một ít thịt mà mình và gia đình yêu thích trước khi giá tăng cao.
Cho dù là loại thịt nào, cũng không nên cho trực tiếp vào ngăn đá. Cần phết một ít rượu trắng lên bề mặt thịt để diệt khuẩn, sau đó bọc thịt bằng màng bọc thực phẩm rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh. Khi muốn ăn thịt, hãy lấy ra để vào ngăn mát tủ lạnh từ tối hôm trước, thịt sẽ tự rã đông mà không làm mất đi hương vị.
4. Các loại thực phẩm khô
Tết đến, chắc chắn không thể thiếu món thịt hầm. Để thịt hầm thơm ngon, không thể thiếu một số loại thực phẩm khô như nấm hương khô, mộc nhĩ, đậu cô ve khô, rau cải khô, rau cần khô, súp lơ khô, v.v. đều rất được ưa chuộng. Đặc biệt là trong dịp Tết, sau khi ăn nhiều thịt, mọi người muốn ăn những món thanh đạm hơn, khi đó khi hầm, bạn có thể cho thêm nhiều rau củ khô, ít thịt hơn để món ăn ngon hơn. Mỗi dịp Tết, chế biến các món ăn từ thực phẩm khô, xào, ăn không hề ngấy mà lại rất đưa cơm.
Vì nhiều người bán ở chợ muốn bán được nhiều tiền hơn nên thực phẩm khô thường không được phơi khô hoàn toàn. Vì vậy, sau khi mua về, bạn cần phơi nắng 3-4 ngày, sau đó cho vào túi kín để bảo quản. Khoảng một tuần sau, các loại thực phẩm khô sẽ thơm hơn. Tuyệt đối không được cho thực phẩm khô vừa mua về vào túi kín ngay, nếu không để chưa đầy 1 tháng sẽ bị mốc, hỏng, lãng phí tiền bạc.
5. Rau củ dễ bảo quản
Trong dịp Tết, nếu gặp phải thời tiết mưa tuyết lớn hoặc mưa đông kết, giá rau củ không chỉ tăng gấp nhiều lần mà đôi khi có tiền cũng khó mua được rau củ tươi ngon. Bạn nên mua dự trữ một ít các loại rau củ dễ bảo quản trước Tết khoảng 20 ngày. Ví dụ như khoai tây, hành tây, bắp cải, khoai mỡ, gừng, củ cải, cà rốt, bắp cải cuốn, củ sen, v.v.
Đối với những loại rau củ dễ bị mốc như khoai tây, hành tây, gừng, cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng, ăn hết trong vòng một tháng sẽ không bị mốc. Còn đối với những loại rau củ có kết cấu cứng hơn như bắp cải, khoai mỡ, củ cải, cà rốt, bắp cải cuốn, củ sen, cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, đậy bằng vải cũ, khoảng 1 tháng cũng sẽ không bị hỏng.
6.Trái cây
Trong dịp Tết, mặc dù thời tiết khá lạnh, nhưng chúng ta vẫn nên duy trì ăn trái cây mỗi ngày. Vì trái cây chứa nhiều nước, vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng khác.
- Lượng nước lớn trong trái cây có tác dụng giảm khô nóng trong người.
- Nhiều loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Chất xơ có tác dụng nhuận tràng.
Tuy nhiên, Tết cũng là thời điểm giá cả trái cây tăng cao, lại có nhiều loại trái cây kém chất lượng trà trộn vào. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên mua nhiều loại trái cây để được lâu trước Tết để tiết kiệm chi phí. Ví dụ như "táo, lê, cam, kiwi, quýt",... đều có thể mua nhiều một chút, để được 1 tháng không vấn đề gì.
Trái cây chỉ sợ mất nước, vì vậy khi bảo quản, hãy để chúng ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, ít nhất có thể để đến rằm tháng Giêng mà không bị hỏng.
Còn đối với các loại trái cây nhiệt đới như xoài, chuối,... thì không nên mua trước vì chúng sẽ bị hỏng trong vòng một tuần.
Theo Secretchina
Minh Nguyệt