7 giấc mơ của Ngài A Nan và lời tiên tri của Đức Phật Thích Ca cho thời đại chúng ta

7 giấc mơ của Ngài A Nan và lời tiên tri của Đức Phật Thích Ca cho thời đại chúng ta
A Nan không hiểu những giấc mơ này nên đã đến gặp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để hỏi. (Ảnh: godongphoto/Shutterstock)

A Nan là một trong những đệ tử đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từng ở bên cạnh làm người hầu hạ cho Đức Phật suốt 27 năm. Theo “A Nan thất mộng kinh” ghi lại, khi còn trú tại thành Xá Vệ, ở phía Bắc Ấn Độ, Ngài đã có 7 giấc mơ kỳ lạ:

Giấc mộng thứ nhất: Mơ thấy một mặt nước rộng mênh mông bị lửa thiêu rụi, hơn nữa, ngọn lửa bay thẳng lên bầu trời.

Giấc mộng thứ hai: Mơ thấy ánh mặt trời chìm nghỉm, cả thế giới chìm vào cảnh tối tăm, trên trời đến cả một vì sao cũng không thấy.

Giấc mộng thứ ba: Mơ thấy những người xuất gia, tăng ni đều rơi xuống một cái hố lớn, những người chưa xuất gia đều giẫm đạp lên đầu họ.

Giấc mộng thứ tư: Mơ thấy rừng rậm tươi tốt, có rất nhiều những con heo rừng, đào rễ cây của cây gỗ hương lớn.

Giấc mộng thứ năm: Mơ thấy đầu mình râu đắp thành núi nhưng không cảm thấy nặng nề.

Giấc mộng thứ sáu: Mơ thấy voi lớn chán ghét mà vứt bỏ voi con.

Giấc mộng thứ bảy: Mơ thấy vua của bách thú, sư tử chết đi, hoa rơi trên đầu, cầm thú sợ hãi chạy xa, nhưng không lâu sau những con côn trùng bắt đầu ăn thịt sư tử.

A Nan không hiểu những giấc mơ này nên đã đến gặp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để hỏi.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với A Nan: “Giấc mộng đầu tiên của con, mơ thấy một mặt nước rộng mênh mông bị lửa thiêu rụi, hơn nữa, ngọn lửa bay thẳng lên bầu trời. Đây là biểu tượng của Tỳ kheo trong nhóm tu sĩ tương lai, cái ác được sinh ra từ sự táo bạo, thiếu đi lương tâm, vì tham cúng bái mà tranh đấu, điều này giống như nước biển trong veo biến thành biển lửa”. 

“Giấc mộng thứ hai, con mơ thấy thấy ánh mặt trời chìm nghỉm, cả thế giới chìm vào cảnh tối tăm, trên trời đến cả một vì sao cũng không thấy. Điều này chỉ ra rằng, không lâu sau ta sẽ niết bàn, các đệ tử vĩ đại của ta cũng sẽ niết bàn, có nghĩa là con mắt của trời ở nhân gian sớm sẽ tắt”. 

“Giấc mộng thứ ba, mơ thấy những người xuất gia, tăng ni đều rơi xuống một cái hố lớn, những người chưa xuất gia đều giẫm đạp lên đầu họ. Điều này chỉ ra rằng trong tương lai, các Tỳ kheo sẽ đố kỵ, phỉ báng, không sợ nhân quả, từ bỏ giới luật, ham muốn hưởng lạc, và cuối cùng sa ngã, sau khi chết xuống địa ngục, những tăng ni đã xuất gia còn không bằng những người tu tại nhà, sau khi chết được thăng thiên”. 

“Giấc mộng thứ tư, mơ thấy rừng rậm tươi tốt, có rất nhiều những con heo rừng, đào rễ cây của cây gỗ hương lớn. Điều này cho thấy các Tỳ kheo trong tương lai vì kiếm sống mà bán đứng Phật pháp, bán cả kinh sách”. 

“Giấc mộng thứ năm, mơ thấy đầu mình râu đắp thành núi nhưng không cảm thấy nặng nề, điều này chính là sau khi ta niết bàn, những thế hệ Tỳ kheo sau này cần con dạy dỗ, dẫn dắt, siêu tập pháp điển”. 

“Giấc mộng thứ sáu, mơ thấy voi lớn chán ghét mà vứt bỏ voi con. Điều này cho thấy trong tương lai cái ác thịnh hành và phá hoại Phật Pháp của chúng ta, những người có đức đều ẩn nấp đi mà không thấy nữa”.

“Giấc mộng thứ bảy, mơ thấy vua của bách thú, sư tử chết đi, hoa rơi trên đầu, cầm thú sợ hãi chạy xa, nhưng không lâu sau những con côn trùng bắt đầu ăn thịt sư tử. Không có những hãm hại bên ngoài phá vỡ Phật Giáo, có thể phá vỡ Phập pháp chính đạo chính là những người xuất gia, những đệ tử của Phật Giáo đã tự phá vỡ Phật Pháp”. 

7 giấc mơ của Anan đã báo trước tương lai của Phật Giáo. Ngoại trừ giấc mơ thứ 5, còn lại tất cả đều tượng trưng cho sự suy đồi và huỷ diệt của Phật Giáo. Đặc biệt trong giấc mơ thứ 7 “các con bọ bắt đầu xuất hiện và ăn thịt cái xác”, đã nói trước về tình trạng của các đệ tử Phật Giáo thời Mạt Pháp. Họ không còn đi theo Phật Giáo để tu luyện, coi thường giới luật, chạy theo danh và lợi, và dần dần huỷ hoại Phật Giáo từ bên trong. Trong khi lớp vỏ của Phật Giáo vẫn còn tồn tại, thực tế thì bản chất của nó đã mục ruỗng cả rồi! 

Ma quỷ đội lốt thầy tu phá hoại Phật Pháp

Khi Đức Phật còn tại thế, Ma Vương từng có lời nguyền rằng: “Này ông Cồ Đàm! Hôm nay ta thua ông, vì ông còn trụ ở thế giới này, nên ta không làm gì được ông. Ông nên biết rằng, sau khi ông diệt độ, sau này các đệ tử của ông, dù là lớn hay nhỏ, tuy là hình thức tu theo ông, chớ việc làm của họ phải làm theo sự điều khiển của ta cả, ông phải chống mắt mà xem ta sai khiến họ!”.

Ma Vương nói thêm: “Còn sau khi ông diệt độ, người nào dám viết lại những lời dạy về Như Lai thanh tịnh thiền của ông, đều là kẻ chống đối với ta, ta quyết chí triệt phá họ cho bằng được. Ta sẽ sai khiến người có chức có quyền trong đạo của ông phụ giúp ta triệt phá người này. Ta cũng báo cho ông Cồ Đàm biết, số người tu theo đạo của ông, một ngàn người chưa chắc có một người biết pháp môn thanh tịnh thiền này, nhưng việc cúng lạy và cầu xin thì là vô số kể. Ông đừng mong đem giáo pháp thiền thanh tịnh này để đưa người sống trong vật chất do ta cai quản, hầu thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật chất được!”.

Ma Vương lại nói thêm: “Này ông Cồ Đàm, sau này có rất nhiều người đem pháp môn tu trong vật chất, mạo danh thanh tịnh thiền để dụ nhiều người đến nghe để họ kiếm tiền, những người này cũng là do ta xúi bảo cả”.

Hiện giờ không phải là đang là như vậy sao? Rất nhiều giới luật đều bị sữa đổi, rất nhiều hòa thượng chia thành các cấp như khoa, xứ, cục, .v..v. lãnh tiền lương, nhận tiền thưởng, duy trì hình thức bề ngoài của Phật giáo như làm công tác, còn có ngày nghỉ, thậm chí ngày lễ thăm bà con thân thích, có tiền gửi về nhà, thậm chí cưới vợ dưới quê, mua nhà cửa. Tỉnh táo mà suy nghĩ, đó còn là Phật giáo của Phật Thích Ca không? Còn có thể tu hay không? Những hoà thượng ấy còn là thật sự xuất gia hay không? Đó chẳng phải đúng là những “Tỳ-kheo giả” hay sao?

Có thể nói, sự phá hoại từ bên trong là sự phá hoại nguy hiểm nhất. Những người khoác áo Phật gia nhưng không chân tu đã làm diện mạo Phật Pháp bị hoen ố, khó lý giải và trở thành dị đoan trong mắt người đời. Đó là tội ác, cũng là sự phá hủy con đường mà Phật Đà lưu lại cho thế nhân.

Chùa chiền hiện nay đã biến thành nơi của kẻ buôn bán đầu cơ, chúng sinh tham tiền tài vật chất không tu đức chân chính. Tăng ni trong chùa đã có những kẻ vô đạo mà còn dâm dục phóng túng. Lại cũng có người trở thành thầy tu mà không chân tu, nhưng tự cao tự đại, hám danh tiếng mà làm ra những trò giả dối. Giữa các Pháp môn khác nhau cũng có đấu đá, nói xấu, đặt điều, thậm chí vu khống, giữa những môn phái cùng thuộc Phật giáo cũng chẳng tha. Đó là điều mà người tu luyện làm được sao?

Thế sự vạn biến, thật giả khó lường, cái giả, cái tà, cái ác sẽ mượn danh cái chân, cái chính, cái thiện để lừa dối người ta, mê hoặc dẫn dụ người ta. Như thế phải dùng trí tuệ của Phật Pháp để phân biệt thật giả, chính tà, thiện ác. Bám chắc vào Pháp, chứ không chạy theo số đông, không nghe theo danh tiếng người thầy nào đó, hay danh tiếng môn phái nào đó, như vậy mới không bị mê lạc vào con đường tà mà Ma Vương đã sắp đặt sẵn.

Những lời tiên tri của Phật Thích Ca Mâu Ni về sự đản sinh của một vị Phật tương lai

Đứng trước âm mưu của Ma Vương, phải chăng Thần Phật đều bó tay hết cách. Hoàn toàn không phải như vậy. Trong rất nhiều lời truyền giảng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để lại những lời tiên tri về thời mạt kiếp về sự đản sinh của một vị Phật tương lai, 2500 năm sau khi Ngài tạ thế, ứng với thời đại ngày hôm nay của chúng ta.

Kinh Phật ghi lại rằng: “Long Hoa tam hội nguyện tương phùng, sau năm mươi ức năm, Phật Di Lặc hạ thế, giảng Pháp tam biến, độ hết tất cả chúng sinh hữu duyên”.

Quyển 8 kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa”, có nhắc tới sự đản sinh của một đức Phật Như Lai hay một đức Chuyển Luân Thánh Vương, và sự đản sinh của Ngài sẽ đi cùng dấu hiệu nơi thế gian là những bông hoa Ưu Đàm Bà La, một loài thiên hoa nhỏ li ti trắng muốt, thân hoa mỏng như sợi tơ, trong suốt, sắc trắng như tuyết, xung quanh tỏa ra vầng sáng nhàn nhạt, có khả năng mọc trên bất kỳ chất liệu nào mà những loài hoa thông thường không thể mọc được như đồng, sắt thép, thủy tinh, keo dán, trái cây, thực vật, và những bông hoa này cũng được lưu giữ đến hàng năm không phai tàn…

Kinh Huệ Lâm Âm Nghĩa viết: “Ưu Đàm Hoa, là lược dịch sai từ tiếng Phạn Cổ. Đúng Phạn Ngữ là Ô Đàm Bạt La, nghĩa là điềm lành linh dị. Đây là thiên hoa, thế gian không có loại hoa này. Nếu Như Lai giáng sinh, Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại đức và đại ân của Ngài”.

Quyển 4 kinh “Pháp Hoa Văn Cú” viết: “Ưu Đàm Hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.

Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội gặp đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Khổng giáo hay một tín ngưỡng nào khác.

Hoa Ưu Đàm nở đã được trông thấy lần đầu tiên tại Hàn Quốc vào năm 1997. Những bông hoa sau đó đã được tìm thấy tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam, Hoa Kỳ, Australia, v.v... Như vậy sự kiện hoa Ưu Đàm khai nở có ý nghĩa gì? Lời tiên tri trong kinh Phật đã ứng nghiệm, những bông hoa Ưu Đàm Bà La hiện giờ đã khai nở khắp nơi, phải chăng Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã có mặt tại nhân gian và đang cứu độ chúng sinh rồi?

Một nhà sư người Đài Loan, Thích Chứng Thông đã viết bài thơ cảm kích:

Khi Phật tại thế ta đắc Pháp
Khi Phật Chính Pháp ta đang tìm
Mừng gặp kiếp này đủ phúc phận
Được thấy chân Phật thân vàng kim.

Thiện Quân 

Đọc tiếp