Bài 'Hảo liễu ca' trong Hồng Lâu Mộng phải chăng là lời khuyên răn đầy ý nghĩa

Bài 'Hảo liễu ca' trong Hồng Lâu Mộng phải chăng là lời khuyên răn đầy ý nghĩa
Bài 'Hảo liễu ca' trong Hồng Lâu Mộng phải chăng là lời khuyên răn đầy ý nghĩa. (Ảnh: Public Domain)

Nếu Hồng Lâu Mộng là một vở kịch, thì hai nhân vật tăng và đạo trong truyện chính là đạo diễn của vở kịch này.

Hai bậc giác ngộ

Vị tăng và vị đạo này thực chất là hai bậc giác ngộ, tức hai vị thần tiên. Vị tăng hiệu là Mang Mang Đại Sĩ, vị đạo hiệu là Miểu Miểu Chân Nhân. Để kết thúc vụ án trả nợ nước mắt đầy phong lưu này, rất nhiều người phải đầu thai xuống thế gian, Miểu Miểu Chân Nhân nói: "Nhân dịp này, tại sao chúng ta không cùng xuống thế gian độ cho vài người, chẳng phải là một việc công đức sao?"

Mang Mang Đại Sĩ nói: "Chính hợp ý ta." Thế là hai vị thần nhân cốt cách phi phàm, phong thần khác biệt này cũng đến nhân gian, một người hóa thành vị hòa thượng đầu hói, quần áo rách rưới, chân trần, đầu đầy ghẻ lở; một người hóa thành đạo nhân què chân, tóc tai bù xù, đi khập khiễng, bộ dạng điên điên khùng khùng.

Hai người này thường xuất hiện ở những nơi phố chợ phồn hoa, miệng thường ngâm nga những bài ca. Người người trong cõi hồng trần cuồn cuộn, mỗi người đều bận rộn mưu sinh, không ai để ý đến họ, đối với những bài ca của họ càng là tai nghe không thấy, cho rằng chỉ là lời nói điên khùng.

Một ngày nọ, họ gặp được một người có duyên, người này tên là Chân Sĩ Ẩn, nghèo khó bệnh tật, tuổi già sức yếu, đang chống gậy đi trên đường, chợt thấy một đạo nhân què chân điên điên khùng khùng đi tới, miệng lẩm bẩm điều gì đó, Chân Sĩ Ẩn nghe không rõ lắm, chỉ nghe được "hảo liễu", "hảo liễu" ... Đạo sĩ đi đến trước mặt, Sĩ Ẩn cẩn thận lắng nghe, vô cùng rõ ràng, đạo rằng:

Thế nhân đều hiểu thần tiên tốt,
Chỉ có công danh chẳng thể quên!
Từ xưa tướng soái nơi nào tá?
Mồ hoang một đống cỏ không tên!

Thế nhân đều hiểu thần tiên tốt,
Chỉ có vàng bạc chẳng thể quên!
Suốt ngày chỉ hận gom chưa nhiều,
Đến khi nhiều rồi mắt cũng liền!

Thế nhân đều hiểu thần tiên tốt,
Chỉ có vợ đẹp chẳng thể quên!
Ngày sống ân tình luôn nhắc đến,
Ngày chết theo người cũng đi luôn!

Thế nhân đều hiểu thần tiên tốt,
Chỉ có con cháu chẳng thể quên!
Cha mẹ si tâm từ xưa lắm,
Con cháu hiếu thuận có ai nhìn?

Bài ca Hảo Liễu tuy bình dị nhưng lại chứa đựng ý nghĩa sâu sắc

Bài hát này, ngôn từ thông tục, dễ hiểu, nhưng nội dung lại vô cùng phong phú và thâm sâu.

  1. Bài hát chỉ ra rằng mọi người đều khao khát cuộc sống thần tiên, đều muốn trở thành thần tiên ("Nhân nhân đô thuyết thần tiên hảo" - Thế nhân đều hiểu thần tiên tốt).
  2. Nhưng con người quá si mê, đều có những chấp trước mạnh mẽ. Bài hát khái quát tất cả những chấp trước của thế gian từ ba phương diện danh (câu đầu tiên), lợi (câu thứ hai), tình (câu thứ ba, thứ tư).
  3. Bài hát chỉ ra rằng cuộc đời ngắn ngủi, vô thường (Cổ kim tướng soái kim hà tại? Chỉ hữu khô thảo yêm một liễu đích nhất tọa tọa hoang phần; Nhất sinh tân khổ tích toàn tiền tài chỉ hận bất đa, đẳng đa liễu nhãn bế liễu; Giao muội đích thê tử mỗi nhật đối nhĩ khuynh tố ái tình, nhĩ cương nhất bế nhãn, tha tựu cải giá liễu; Khả liên thiên hạ phụ mẫu si, chân chính hiếu thuận đích nhi tôn hữu kỷ cá?) khuyên người ta nên nhìn thấu hồng trần, từ mê muội mà tỉnh ngộ.

Đoạn đối thoại phía sau bài hát càng thêm thú vị, tăng nhân nói với Giả Sĩ Ẩn: "Nếu như ngươi nghe được hai chữ 'Hảo Liễu', xem như ngươi đã hiểu rõ. Nên biết vạn sự trên đời, Hảo chính là Liễu, Liễu chính là Hảo. Nếu không Liễu, thì không Hảo, nếu muốn Hảo, thì phải Liễu, bài ca của ta tên là 'Hảo Liễu ca'."

Thật giống như một câu nói vẹo lưỡi, mơ mơ màng màng, khiến người ta không thể nắm bắt được đầu đuôi. Thực ra, chỉ cần làm rõ ý nghĩa của Hảo và Liễu, vấn đề sẽ được giải quyết. Chữ Liễu ở đây có thể hiểu là Không theo cách nói của Phật gia, là Vô theo cách nói của Đạo gia. Chữ Hảo ở đây có thể hiểu là Viên mãn, tức là tu luyện viên mãn.  

"Hảo tiện thị liễu, liễu tiện thị hảo" có nghĩa là: Muốn tu luyện viên mãn, phải từ bỏ tất cả chấp trước, đạt đến trạng thái không vô; đạt đến trạng thái không vô, tức là có thể viên mãn.

"Nhược bất liễu, tiện bất hảo, nhược yếu hảo, tu thị liễu" câu này nói theo hướng ngược lại, chính là: Nếu không thể từ bỏ tất cả chấp trước, không đạt được không, vô, vậy thì không thể viên mãn.

Bài "Hảo liễu ca" này thực sự là một lời khuyên chân thành chỉ đường dẫn lối! Nó vạch trần bí mật của trời, cho mọi người biết bí quyết để biến từ người thường thành thần tiên. Mong rằng bài ca này có thể đánh thức nhiều người đang mê muội.

Tăng Sĩ Ẩn trong sách sau khi nghe bài ca này, bỗng nhiên đại triệt đại ngộ, nói với đạo sĩ rằng: "Đi thôi!" Giật lấy cái túi vải trên vai đạo sĩ khoác lên, không ngoảnh đầu lại, cùng đạo nhân điên phiêu nhiên rời đi.

Theo Soundofhope
Minh Nguyệt

Đọc tiếp