Bài học người xưa: Cuộc đời có nhân quả, phúc báo tự mình tu

Bài học người xưa: Cuộc đời có nhân quả, phúc báo tự mình tu
Tất cả mọi thứ chúng ta làm đều là gieo "Nhân", chúng ta gieo “Nhân” thế nào thì sẽ gặt "Quả" như thế ấy. (Ảnh: Public domain)

Phúc báo không tự nhiên sinh ra cũng không phải tranh đoạt mà có được, chỉ có tu tâm dưỡng tính, hành thiện tích đức mới có phúc báo…

Số mệnh của mỗi người khi sinh ra đã được ông trời định đoạt sẵn, còn phúc báo của mỗi người phải do bản thân tự tu dưỡng và tích lũy.

Người xưa thường nói: “Trên đầu ba thước có thần linh”. Người sống ở đời, làm bất cứ việc gì đều phải có tâm kính sợ, đừng vì nghĩ rằng xung quanh mình không có ai mà làm điều xấu, mà phải thời thời khắc khắc kiểm thảo ý niệm và hành động của mình, bỏ ác hành thiện một cách kịp thời.

Trong “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên” nói rằng: “Trong tâm khởi thiện niệm, việc thiện dù chưa làm, những Cát Thần đã đến bên; trong tâm sinh ác niệm, việc ác dù chưa làm, nhưng Hung Thần đã ở ngay bên cạnh”.

Người đang làm, Trời đang nhìn. Thiện có thiện báo, ác có ác báo, không phải không báo, chỉ là thời cơ chưa đến mà thôi! Tất cả mọi thứ chúng ta làm đều là gieo "Nhân",  chúng ta gieo “Nhân” thế nào thì sẽ gặt "Quả" như thế ấy.

(Ảnh: Public domain)

1. Khi còn sống, đừng làm chuyện xấu ác

“Thái Căn Đàm” có nói: “Đức hạnh là chủ của tài năng, tài năng là nô lệ của đức”.

Đức hạnh là nền tảng làm người. Một người dù có tài giỏi đến đâu, năng lực lớn đến đâu, nếu sống đạo đức giả, sống thất đức, thì dù có cố gắng hơn nữa cũng chẳng ích gì.

Kim An Thanh thời nhà Thanh là một người rất có tài. Tuy nhiên, đức hạnh thấp kém, phẩm hạnh không đoan chính, thường xuyên lạm dụng chức quyền, làm xằng làm bậy.

Kim An Thanh vì để có được chức quan, đã giải cứu Lâm Tắc Từ khỏi nhà ngục. Lâm Tắc Từ vì để báo đáp ân tình này, đã mời ông làm phụ tá cho mình. Nhưng không lâu sau, ông đã bị Lâm Tắc Từ mời ra khỏi phủ. Tăng Quốc Phiên đánh giá Kim An Thanh rằng: “Những người này như thần như quỷ vậy, dù có tôn trọng thì cũng phải tránh xa”.

Phẩm chất đạo đức là tài sản quý giá nhất để một người đi khắp thế gian, vậy nên khuyên người đừng vì tiền bạc mà đánh mất lương tâm của mình; đừng vì lợi ích mà làm tổn thương lòng chân thành của người khác.

Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài được rất nhiều người kính ngưỡng và lễ bái. Một lần khi đang đi trên phố, Ngài chạm mặt một người Bà La Môn rất ganh ghét, đố kỵ với mình. Người này rất thù ghét Đức Phật, thấy chúng sinh đều kính trọng Đức Phật, trong lòng nảy ra một kế hãm hại.

Ông ta theo sau Đức Phật giống như bao người khác. Thừa lúc Đức Phật không để ý, ông ta đã vốc một nắm cát ném thẳng vào mặt Đức Phật.

Chính ngay lúc ông ta ném cát, một cơn gió mạnh bất ngờ thổi đến khiến số cát bay ngược vào mắt ông ta. Người Bà La Môn này đau đớn khôn tả, ngã xuống đất lăn lộn tới lui. Mọi người chứng kiến cảnh này đều cười nhạo ông ta. Trước những lời chỉ trích của mọi người, người Bà La Môn đã quỳ xuống và sám hối.

Khi còn sống, tuyệt đối đừng làm những việc thất đức. Nếu muốn bôi nhọ hoặc hãm hại người thiện lương, cuối cùng nhất định sẽ làm hại chính mình.

Làm người, thiếu gì cũng được, nhưng đừng thiếu đức. Nếu quá ma lanh, sớm muộn cũng sẽ đẩy mình đến ngõ cụt; làm người đứng quá ác độc, nếu không sẽ tự chặt đứt phúc lộc của chính mình.

Hoàng đế ban đầu muốn trọng dụng ông, nhưng các quan đại thần đều khuyên can, nói rằng ông ta tâm thuật bất chính. Sau đó, hoàng đế đã giáng chức ông, cho ông về lại quê nhà, cử người canh gác nghiêm ngặt.

Kim An Thanh vì để có được chức quan, đã giải cứu Lâm Tắc Từ khỏi nhà ngục. Lâm Tắc Từ vì để báo đáp ân tình này, đã mời ông làm phụ tá cho mình. Nhưng không lâu sau, ông đã bị Lâm Tắc Từ mời ra khỏi phủ. Tăng Quốc Phiên đánh giá Kim An Thanh rằng: “Những người này như thần như quỷ vậy, dù có tôn trọng thì cũng phải tránh xa”.

Phẩm chất đạo đức là tài sản quý giá nhất để một người đi khắp thế gian, vậy nên khuyên người đừng vì tiền bạc mà đánh mất lương tâm của mình; đừng vì lợi ích mà làm tổn thương lòng chân thành của người khác.

Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài được rất nhiều người kính ngưỡng và lễ bái. Một lần khi đang đi trên phố, Ngài chạm mặt một người Bà La Môn rất ganh ghét, đố kỵ với mình. Người này rất thù ghét Đức Phật, thấy chúng sinh đều kính trọng Đức Phật, trong lòng nảy ra một kế hãm hại.

Ông ta theo sau Đức Phật giống như bao người khác. Thừa lúc Đức Phật không để ý, ông ta đã vốc một nắm cát ném thẳng vào mặt Đức Phật.

Chính ngay lúc ông ta ném cát, một cơn gió mạnh bất ngờ thổi đến khiến số cát bay ngược vào mắt ông ta. Người Bà La Môn này đau đớn khôn tả, ngã xuống đất lăn lộn tới lui. Mọi người chứng kiến cảnh này đều cười nhạo ông ta. Trước những lời chỉ trích của mọi người, người Bà La Môn đã quỳ xuống và sám hối.

Khi còn sống, tuyệt đối đừng làm những việc thất đức. Nếu muốn bôi nhọ hoặc hãm hại người thiện lương, cuối cùng nhất định sẽ làm hại chính mình.

Làm người, thiếu gì cũng được, nhưng đừng thiếu đức. Nếu quá ma lanh, sớm muộn cũng sẽ đẩy mình đến ngõ cụt; làm người đứng quá ác độc, nếu không sẽ tự chặt đứt phúc lộc của chính mình.

2. Người đang làm Trời đang nhìn, đừng làm chuyện khuất tất

Tục ngữ có câu: “Ban ngày không làm việc khuất tất, nửa đêm không sợ ma gõ cửa”. Trên đầu ba thước có Thần linh, nếu bạn làm điều khuất tất trong bóng tối, dù che đậy được nhất thời, cũng không thể che giấu được cả đời, sớm muộn cũng sẽ bị vạch trần. Luật pháp không trừng phạt bạn, thì ông Trời sẽ trừng phạt bạn.

Diệp Tồn Nhân thời nhà Thanh là một vị quan thanh liêm. Ông làm quan hơn 30 năm,  nhưng trong hai ống tay áo ngoài gió ra, không còn có thứ gì khác. Khi hết nhiệm kỳ, cấp dưới của ông một lòng muốn đưa tiễn ông. 

Ngày hôm đó, Diệp Tồn Nhân đã đợi ở bờ sông rất lâu, nhưng vẫn không thấy ai đến. Mãi đến đêm khuya, cấp dưới mới ngồi thuyền đến nơi. Thì ra, mọi thứ trên thuyền đều là những món quà chia tay dành tặng cho ông, cấp dưới cố tình đợi đến đêm khuya mới đến chính là để tránh ánh mắt của mọi người. Diệp Tồn Nhân không nhận những món quà này, đã viết một bài thơ:

Nguyệt bạch phong thanh dạ bán thời,
Biển châu tương tống cố trì trì.
Cảm quân tình trọng hoàn quân tặng,
Bất úy nhân tri úy kỷ tri
”. 

Tạm dịch là:

“Giữa đêm trăng trong gió mát,
Lâu lắm rồi chúng ta mới tiễn nhau trên một chiếc con.
Thật cảm ơn tình cảm sâu dày, xin trả lại anh những món quà,
Không sợ người khác biết mà chỉ sợ tự mình hay”.

Kỳ thật, Diệp Tồn Nhân vốn không e sợ người khác biết, mà là sợ hổ thẹn với lương tâm của chính mình. Trong cuốn “Lễ ký - Đại học” có nói: “Người quân tử cần phải thận trọng khi ở một mình”.

Người quân tử nên thận trọng và đừng bao giờ làm những việc trái với lương tâm khi người khác không thể nhìn thấy. Người đang làm, Trời đang nhìn; nếu muốn người khác không biết, trừ phi mình đừng làm. 

Ngày nay, nhiều người cho rằng làm việc xấu thì không ai phát hiện được, việc ác nào họ cũng dám làm. Nhưng trên đầu ba thước có Thần linh, những việc xấu họ làm đều không thể giấu được chính mình, không giấu được ông Trời, dù tạm thời che giấu được, nhưng không thể giấu được dài lâu. Công đạo ở trong lòng người, sớm muộn cũng sẽ bị phanh phui.

3. Trên đời có nhân quả, phúc báo tự mình tu 

Nhà Phật có câu: “Phúc báo tự mình tu, đau khổ tự mình tìm”. Trong sâu thẳm, mọi thứ đều đã tự có định số.

Nếu bạn gieo những hạt giống thiện lành ngày hôm nay, có ngày chúng sẽ trổ hoa và kết trái, những phước lành chắc chắn sẽ đến với bạn trong tương lai. Nếu bạn gieo rộng nhân tốt và tích nhiều phúc lành, bạn sẽ tự nhiên gặt được nhiều quả lành. Nếu bạn làm nhiều việc ác và gieo xuống nhân xấu, bạn sẽ chỉ khiến bản thân cách phúc báo mỗi ngày một xa.

Trên đời không có họa phúc vô duyên vô cớ, phía sau tất cả đều là nhân quả tuần hoàn.

Tô Tuân, Tô Thức và Tô Triệt là ba tượng đài lớn trong giới văn đàn thời nhà Tống. Theo truyền thuyết, sở dĩ cả nhà ba người họ đạt được thành tựu to lớn như vậy là có liên quan đến phong thủy mộ bà cố của Tô Thức.

Ông nội của Tô Thức - đạo nhân Đoan Chính, là người trung hậu, thường hay bố thí giúp người. Ông thường giúp đỡ người nghèo khó, nhờ đó mà đã tích lũy được nhiều phước lành.

Từng có một ông lão nhận được rất nhiều ân huệ từ ông. Một hôm, ông lão xúc động nói rằng: “Ông đối với ta tốt như vậy, ta không có khả năng báo đáp. Nay ta có hai mộ huyệt, một cái mang đến sự giàu sang, một cái mang đến sự cao quý. Mong ông sẽ chọn lấy một trong số đó”.

Đạo nhân Đoan Chính trả lời: “Tôi hy vọng con cháu tôi sẽ đọc sách hơn là mong chúng được giàu sang”. Thế là, ông lão đã đưa ông đến Mai Sơn và chọn một huyệt mộ cho đạo sĩ Đoan Chính chôn cất mẫu thân ông ở đó.

Đạo nhân Đoan Chính sinh ra Tô Tuân, Tô Tuân sinh ra Tô Thị và Tô Triệt, một nhà ba người trở thành ba tài tử lớn thời nhà Tống.

Tích đức dù không ai nhìn thấy, nhưng hành thiện tự có trời biết. Vinh hoa phú quý không phải có được nhờ tranh giành, mà có được qua việc tích đức tu thân. Chính vì ông nội của Tô Thức đã gieo nhân lành, nên mới để lại được phúc đức sâu dày cho con cháu.

Người xưa nói: “Người làm lành như cỏ trong vườn xuân, không thấy lớn mà mỗi ngày vẫn tăng; kẻ làm ác như đá mài dao, không thấy mòn mà mỗi ngày một giảm”.

Bằng cách hành thiện tích đức, phúc đức tích lũy được mới có thể mang lại lợi ích cho con cháu đời sau. Thiện lương là kho báu quý giá nhất, cả đời dũng mãi không cạn; tấm lòng là ruộng đất màu mỡ, canh tác trăm đời vẫn còn dư.

Vậy nên, hãy trở thành một người thật nhân hậu, làm thật nhiều việc tốt để rồi sau này may mắn và hạnh phúc sẽ đến với bạn và những người thân yêu.

Theo Sohu
Thiện Quân biên dịch

Đọc tiếp