Buông tha cho bản thân, gác lại những muộn phiền

Buông tha cho bản thân, gác lại những muộn phiền
Buông tha cho bản thân, gác lại những muộn phiền. (Ảnh: Public Domain)

Giáo sư La Tường nói: "Hãy coi những khổ đau của bạn như một kịch bản cuộc đời, như một vai diễn mà bạn phải thể hiện thật tốt." Thực ra, cuộc sống luôn đầy rẫy những khổ đau, biến cố và vô thường. Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta chỉ có thể dốc lòng dốc sức đối đãi với nó, dũng cảm đối mặt với thất bại, kiên quyết giải quyết rắc rối.

Cuối cùng, trong những lần trưởng thành, hãy để bản thân trở nên chín chắn hơn, vững vàng hơn, cũng có thể dần dần hiểu được đạo lý buông bỏ cuộc đời, sống cho chính mình.

Khi nội tâm của bạn ngày càng trở nên bình yên, ngày càng đặt sự chú ý và thời gian vào những vai trò liên quan đến bản thân. Như vậy, mới có thể tìm kiếm được hạnh phúc, để bản thân bước tiếp một cách ung dung tự tại hơn.

Buông bỏ chấp niệm, mới có được niềm vui

Những người thích chấp niệm, thực chất là những người thích theo đuổi sự hoàn hảo. Nhưng trên thế giới này, không hề tồn tại con người và sự việc hoàn hảo. Nếu bạn cứ cố chấp, cứ theo đuổi sự hoàn hảo, chắc chắn là đang làm khó chính mình, đang tự tìm tội chịu, tự tìm khổ ăn.

Trong Kinh Pháp Hoa có câu: "Buông bỏ chấp niệm, mới có thể giải thoát." Giải thoát thật sự, là buông bỏ chấp niệm, là dựa vào chính mình, buông bỏ chấp trước, không nghĩ ngợi quá nhiều, không cân nhắc quá nhiều.

Cuộc sống là vậy, cửa ải nào khó cũng đều vượt qua được, không ai sinh ra đã là người mạnh mẽ, vì vậy chúng ta phải sống phóng khoáng một chút, sống tự tại một chút.

Như vậy, mới có thể có được trạng thái và tư thế thoải mái hơn, để đối mặt với tất cả những gì đang diễn ra. Người thực sự trí tuệ, là người có thể buông bỏ chấp niệm, thu hoạch sự bình thản trong tâm hồn và niềm vui.

Kinh Phật có câu: "Một niệm buông bỏ, muôn sự tự tại." Cuộc đời là vậy, nếu bạn sống quá rối rắm, quá gượng ép, thì cuộc sống sẽ trở nên ngày càng đau khổ. Cuối cùng, chúng ta có thể sẽ rơi vào vòng xoáy tự tiêu hao năng lượng vô tận. Buông bỏ chấp niệm, con người mới có thể sống vui vẻ, sống tự tại, có được hạnh phúc.

Thực sự mạnh mẽ, là buông tha cho chính mình

Có người nói: "Phần lớn nỗi đau trong cuộc đời, thực ra đều là do bạn đang đấu tranh với chính mình." Quả thực như vậy, sự ngu ngốc lớn nhất của một người, chính là làm khó chính mình, là đang đấu tranh với chính mình.

Bạn phải hiểu rằng, làm khó chính mình, so đo với chính mình, thực sự có thể sẽ trở nên không có hồi kết. Hậu quả của việc không có hồi kết là, sẽ đánh đổi bằng nhiều thời gian và sức lực quý báu hơn của bản thân, cuối cùng lãng phí cơ hội của chính mình.

Cứ tiếp tục như vậy, bạn cũng không thể nào toàn tâm toàn ý sống tốt cuộc sống, cũng như thu hoạch những khoảnh khắc hạnh phúc tốt đẹp.

Nhà văn Matt Haig trong cuốn sách "The Comfort Book" đã viết: "Một người sống có hạnh phúc hay không, thứ nhất là xem có ngủ được không, thứ hai là xem có muốn thức dậy không.

Ngủ được, chứng tỏ tâm an, trước đó không thẹn với lòng; muốn thức dậy, chứng tỏ tâm đẹp, hiện tại chính là điều mình muốn. Cuộc đời, cũng chỉ là niềm vui sướng của sáu chữ này."

Vì vậy, thực sự mạnh mẽ, là có thể buông tha cho chính mình, trong trạng thái không thẹn với lòng, thực sự có thể dựa vào chính mình, cũng có thể sống tốt mỗi ngày.

Thực tế, những người thực sự có thể sống hạnh phúc, ăn cơm ngon miệng, ngủ ngon giấc, mỗi ngày đều có trạng thái tốt, tâm trạng tốt. Hơn nữa, dù gặp phải một số khó khăn và rắc rối, họ cũng sẽ không tự tìm tội chịu, tự tìm phiền não.

Thực ra, khi một người thực sự buông tha cho chính mình, lấy tâm thế dũng cảm khám phá để hòa nhập vào xã hội mới, những mối quan hệ mới. Như vậy, mới có thể tìm lại sự tích cực, lạc quan, nhiệt tình và tò mò trong bản tính.

Cuối cùng, mới có thể khơi dậy sức sống, khiến cho cuộc đời mình trở nên ý nghĩa hơn, mạnh mẽ hơn.

Phần đời còn lại, hãy học cách buông bỏ

Người có thể buông tha cho chính mình, mới có thể nhặt lại cuộc sống tươi đẹp. Cũng chỉ có buông bỏ mọi mặt của cuộc sống, ví dụ như không so đo với người khác, không xu nịnh, không hình thức chủ nghĩa, càng không muốn tranh chấp với người khác, cãi vã không ngừng.

Dần dần, mới có thể có được sự bình tĩnh và thanh thản trong tâm hồn, cũng như tấm lòng và tầm nhìn rộng lớn, cuối cùng mới có thể trong trí tuệ buông bỏ bất cứ lúc nào, sống tốt hiện tại.

Như Nhân dân Nhật báo đã nói: "Điều có thể chữa lành cho bạn, chưa bao giờ là thời gian, mà là sự thấu hiểu và tầm nhìn trong lòng bạn. Chỉ cần nội tâm không hoang mang, thì cả thế giới cũng khó có thể ảnh hưởng đến bạn."

Sống trên đời, có gì mà không buông bỏ được? Có gì mà không quên được? Nếu bạn cứ khăng khăng nói có, thì chứng tỏ cảnh giới của bạn vẫn chưa đạt, chứng tỏ tầm nhìn của bạn vẫn chưa đủ lớn.

Chỉ có để bản thân không ngừng trưởng thành, cũng để bản thân thực sự có thể buông bỏ bất cứ lúc nào, chúng ta mới có thể sống thoải mái hơn, thản nhiên hơn, tự tại hơn.

Theo 163.com
Minh Nguyệt