Cần kiệm dưỡng phúc đức’, vì sao chúng ta phải biết quý trọng đồ ăn thức uống?

Cần kiệm dưỡng phúc đức’, vì sao chúng ta phải biết quý trọng đồ ăn thức uống?
Cần kiệm dưỡng phúc đức’, vì sao chúng ta phải biết quý trọng đồ ăn thức uống? (Ảnh: Pixabay)


Nói về quý trọng đồ ăn, người phương Tây nói: “Xin hãy quý trọng đồ ăn mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta phải biết ơn và không vứt bỏ một hạt gạo, không lãng phí một giọt nước”. Thật quá sâu sắc!....

Có một câu nói rất hay: “Lãng phí là một tội ác lớn”. Trong thời đại vật chất thiếu thốn, người ta thường nhắc đến câu nói này, nhưng cùng với sự phát triển của xã hội và mức sống vật chất được nâng cao, câu nói chí lý này đã dần bị lãng quên trong ký ức của con người, nên hiện tượng lãng phí tràn lan trong đời sống xã hội, đặc biệt là có rất nhiều sự lãng phí đồ ăn và thức uống trong cuộc sống.

01

Trong các gia đình, đồ ăn thừa thường bị đổ đi không chút thương tiếc. Trong các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, rất nhiều đồ ăn ngon chưa hề động đũa cũng bị trút hết vào thùng rác. Đặc biệt là khi mọi người ăn uống bằng tiền công quỹ, thì cảnh tượng một lượng lớn đồ ăn thừa bị lãng phí lại càng phổ biến.

Những người trẻ ngày nay rất khó có thể hiểu được những gian khổ và sự cần kiệm trong cuộc sống của thế hệ cha ông. Những người sống sung túc giàu có rất thờ ơ với hai chữ “lãng phí” này. Họ cho rằng cuộc sống của mình đã tốt lên thì lãng phí một chút đồ ăn cũng chẳng hề gì.

Nhưng lãng phí đồ ăn là hành vi vô trách nhiệm với xã hội và bản thân. Vừa có lỗi với những người nông dân vất vả sản xuất, cũng vừa lãng phí tài nguyên của quốc gia, hơn nữa còn tiêu giảm phúc báo hữu hạn của mình. 

Lương thực do nông dân vất vả cực nhọc làm ra: “Cày đồng đang buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những vần thơ này chúng ta nghe cũng đã quen tai, hầu như lúc nhỏ ai ai cũng thuộc làu làu. Nó miêu tả bức tranh người nông dân đầu đội cả trời nắng to, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, miệt mài canh tác cày bừa. Nó giúp chúng ta hiểu được đạo lý về nỗi vất vả,  khó nhọc của người nông dân.

02

Một lần, bạn bè chúng tôi quây quần bên bàn ăn, một người bạn lớn lên ở thành phố, sau này cơ quan điều anh về làm việc ở nông thôn, cô nhắc nhở mọi người: Chúng ta phải ăn hết đồ ăn, tuyệt đối đừng để dư thừa. Tôi làm việc ở nông thôn được một năm, nên hiểu sâu sắc nỗi vất vả trong công việc đồng áng của người nông dân. Nếu ăn không hết, chúng ta có thể mang về.

Cô ấy nói đúng. Những người chưa từng đến vùng nông thôn sẽ không có trải nghiệm cá nhân về những khó khăn mà người nông dân trồng lúa, trồng rau phải đối mặt. Mỗi một hạt thóc đều trải qua quá trình cày bừa mùa xuân, gieo trồng mùa hè, thu hoạch mùa thu, tích trữ mùa đông. Nó không chỉ là thành quả lao động của người nông dân mà còn là tài nguyên của quốc gia. Thực tế, chúng ta có thể xem những video về cuộc sống của những người nghèo khó ở vùng cao, những khu vực miền núi, những nơi vùng sâu vùng xa, chúng ta sẽ không khỏi đắng lòng khi thấy những con người ở đó thậm chí không có cơm để ăn, không có áo để mặc.

Lãng phí là một hành vi bần tiện, một hành vi xấu tệ. Sự cao quý của một người không nằm ở sự giàu có, mà ở cách cư xử cao thượng của người đó. Nhiều người nước ngoài sống rất giàu có, nhưng trong cuộc sống họ rất tằn tiện và không bao giờ lãng phí tiền của mình. Họ nói: “Xin hãy quý trọng đồ ăn mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Chúng ta phải biết ơn và không vứt bỏ một hạt gạo, không lãng phí một giọt nước”.

Theo quan điểm của nhà Phật, lãng phí là hành vi tiêu giản phúc báo, và gieo nhân xấu cho bản thân. Trong cuộc sống hiện thực, nhiều người không trân trọng một chiếc bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một cốc nước, mà cho rằng vứt bỏ một thứ nhỏ nhặt như vậy là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, nếu hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lãng phí một chút, thì một đời cộng lại sẽ không phải là con số nhỏ. Người mà lãng phí nghiêm trọng, thì đời sau nhất định sẽ thiếu thốn trăm bề, hoặc sẽ tái sinh vào đường ngạ quỷ, gánh chịu quả báo đói khát. Nếu có người phung phí của cải chỉ để khoe khoang sự giàu có, thì đời sau chắc chắn sẽ là người nghèo hèn. Khi thấy người ta lãng phí tiền bạc, tôi thực sự cảm thấy lo lắng vì họ không hiểu được luật nhân quả.

Con người sống trên đời, nếu hàng ngày đều lãng phí những thứ mình có, thì dẫu chỉ là một hạt gạo cũng đã bị cắt giảm một chút phúc thọ của bản thân. Cả đời một con người được “ăn” bao nhiêu, được “dùng” bao nhiêu cũng đều có định số, không phải là chúng ta có tiền thì có thể chi tiêu tùy tiện, hoang phí. Con người hễ khởi tâm động niệm đều sẽ có nhân quả, huống hồ là việc lãng phí?

Mọi người thường nói: “Trên đầu ba tấc có Thần linh”. Hành vi và suy nghĩ hàng ngày của chúng ta đều được Thần linh ghi chép lại. Chúng ta nhất thiết không được tự cho mình thông minh mà không tin nhân quả. Những lời các vị đại đức thời xưa và Phật, Bồ Tát nói hết thảy đều là chân thực. Chúng ta cần cẩn thận lắng nghe và làm theo, không nên ngốc nghếch làm những chuyện như kiểu “kẻ điếc trộm chuông”.

03

Một lần nọ tôi và các bạn cùng đi ăn cơm. Một người bạn của chúng tôi mới từ nước ngoài về. Có thể anh ấy muốn thể hiện sự giàu có của mình, nên đã gọi rất nhiều đồ ăn. Tôi gợi ý anh ấy nên gọi bớt đi một vài món, không nên lãng phí. Anh ấy nói: “Tôi có tiền nên không sợ giảm phúc”. Tôi chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. Người không biết trân quý phúc báo, đến khi bị trừng phạt thì hối hận cũng chẳng thể cứu vãn được gì.

Như đã nói ở trên, một đời người ăn được bao nhiêu hạt cơm cũng đều có định số cả rồi. Khi con người dần dần lãng phí số cơm mình được ăn trong một đời thì cũng sẽ có ngày họ ốm đau, bệnh tật chẳng thể nuốt trôi miếng cơm, thậm chí còn phải kết thúc sinh mệnh trong cơn đói khát. Đây chính là sự trừng phạt do việc lãng phí đồ ăn gây nên. 

Dẫu là một giọt nước, dẫu là một hạt gạo, thì những thứ lãng phí tích tụ lâu ngày sẽ nhiều dần lên, sẽ tiêu giảm một phần phúc báo của bạn và con cái mình. Thứ mất đi sẽ phải hoàn trả, khi con người đến tuổi xế chiều không bệnh nọ tật kia thì cũng nghèo túng. Đây gọi là tiêu giảm phúc báo. Nếu lãng phí một cách nghiêm trọng, họ thậm chí còn bị tiêu giảm cả thọ mệnh.

Cổ nhân có câu: “Lấy tĩnh tu thân, cần kiệm dưỡng đức”. Tiết kiệm cũng là một kiểu phúc phận, không lãng phí cũng chính là đang tích đức cho bản thân. Người mà thường hay lãng phí, phúc phận sẽ tiêu hao rất nhanh, trong hiện thực cuộc sống, cũng sẽ gặp nhiều chuyện không như ý, đơn giản là vì họ đã không còn phúc phận để hưởng nữa.

Mọi người thường không hiểu những đạo lý thâm sâu này, vì vô tri nên không biết sợ. Con người hễ về già không còn phúc báo thì bệnh tật, hoạn nạn sẽ nhiều. Hơn nữa quan nạn bệnh tật này còn không dễ vượt qua. Đây chính là sự trừng phạt theo luật nhân quả.

Vậy nên, chúng ta không nên tùy tiện lãng phí bất kỳ thứ gì trong cuộc sống. Chúng ta phải lấy mình làm gương mà giáo dục thế hệ trẻ biết cách trân quý từng giọt nước, từng hạt gạo. Đây chính là đạo lý tích đức cho bản thân và những người thân yêu của mình.

Theo Sound of Hope
Thiện Quân biên dịch

Đọc tiếp