Cẩn thận! 4 hành vi này sẽ làm hao mòn vận may của bạn
Tục ngữ có câu: "Số trời không thể thay đổi, vận may do mình tạo ra". Phúc báo của một người giống như một chiếc cốc chứa đầy nước nhưng lại có lỗ rò rỉ. Khi một người sinh ra, kích thước của cốc và lượng nước là cố định, và lúc này cốc bị rò rỉ rất ít. Nhưng theo thời gian, một số người vì hành vi của mình mà làm cho lỗ rò ngày càng lớn hơn.
Phúc báo tiêu hao hết, vận may sẽ bắt đầu tụt dốc không phanh.
Nếu bạn có 4 hành vi phung phí vận may dưới đây, hãy từ bỏ ngay lập tức.
1. Giận dữ thường trực, xua đuổi vận may
Trong "Kinh Dịch" có nói, vận may của một người được quyết định bởi ba yếu tố: thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Thiên thời là sự thay đổi của tự nhiên, địa lợi là môi trường mà người đó đang sống, còn nhân hòa là mối quan hệ giữa người với người.
Nếu một người luôn nóng nảy, dễ nổi giận, trút giận lên người khác, thực chất là đang xua đuổi những cơ hội và nguồn lực vốn thuộc về mình.
Ví dụ như trường hợp của anh Lý, đang tìm kiếm cơ hội việc làm lương cao. Đúng lúc một vị trí giám đốc của một công ty lớn bị bỏ trống, HR xem hồ sơ của anh, rất hài lòng về anh.
Nhưng sáng hôm phỏng vấn, đồng hồ báo thức của anh không kêu. Anh vội vàng ra khỏi nhà, nhưng xe buýt đã đi mất.
Để đến đúng giờ, anh bắt taxi đi ngang qua cả thành phố, đến nơi chỉ còn vài phút.
Anh vội vã bước vào thang máy, chưa kịp đứng vững, chuông quá tải của thang máy đã reo lên. Thấy cửa thang máy không đóng được, anh Lý bất đắc dĩ định bước ra.
Lúc này, một người phụ nữ mặc đồ công sở vội vã bước vào thang máy, vô tình giẫm lên chân anh.
Anh vốn đã bực bội không nhịn được nữa, anh không kiềm chế được mà hét lên, trút hết giận lên người phụ nữ.
Vài phút sau, anh ngồi trong phòng họp với sự hối hận.
Điều anh không ngờ là người phỏng vấn chính là người phụ nữ đã giẫm lên chân anh.
Vì một lần nổi nóng, anh Lý cuối cùng đã bỏ lỡ công việc mơ ước.
Trong "Nhẫn học" có câu: "Phẫn tranh tổn thân, phẫn diệc tổn tài."
Một người nóng tính, trước hết sẽ làm tổn hại đến sức khỏe, sau đó là làm hỏng tài vận.
Khi bạn luôn mang trong mình sự tức giận, bạn sẽ chỉ xua đuổi vận may khó có được.
Khi nóng giận, hãy bình tĩnh ba phút, để lý trí chiến thắng sự bốc đồng, để sự bình yên trở lại trong tâm hồn.
Từ bỏ cảm xúc tiêu cực, bạn mới có thể nắm bắt cơ hội, từ đó làm chủ cuộc sống của mình.
2. Than thở, oán trách, làm hao mòn vận may
Nhà văn Nhật Bản Sato Tomio, thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của con người, đã phát hiện ra một hiện tượng thú vị:
Những người thích nói những lời tích cực như "chắc chắn không sao đâu", "sẽ luôn có cách" thì vận may thực sự tốt, ngay cả khi gặp khó khăn, họ cũng luôn vượt qua được.
Còn những người suốt ngày than vãn "gặp chuyện này thật xui xẻo", "tại anh ta không tốt", thường dễ gặp thất bại, vận xui liên tục.
Từ đó, Sato Tomio kết luận:
Lời nói có thể thay đổi số phận của một người. Những lời một người thường nói sẽ trở thành lời tiên tri về cuộc đời của họ.
Trên thực tế, lời nói của một người sẽ tạo ra một từ trường xung quanh họ, thu hút những điều tương ứng.
Những người luôn miệng chứa đầy oán hận, than vãn về cuộc sống, xui xẻo cũng sẽ bám theo họ như hình với bóng.
Hãy thay đổi câu cửa miệng thành những lời tích cực, lời nói tốt lành, phúc sẽ đến.
Ngày xưa có một phú nhị đại. Gia đình anh ta có một quy tắc rất quan trọng: không được nói những lời tiêu cực.
Có lần, một người bạn nói chữ "nghèo", bà nội anh ta lập tức ngăn lại:
"Không được nói chữ nghèo, nếu không, sẽ khiến nhà mình thực sự nghèo khó."
Theo lời bà cụ, những lời tiêu cực sẽ xua đuổi vận may, còn nói nhiều lời tốt đẹp mới được thần tài chiếu cố.
Phú nhị đại chịu ảnh hưởng sâu sắc từ gia phong này, có chuyện gì tốt, anh ta lại mời mọi người ăn kem, kể về vận may của mình, như thể ông trời đặc biệt ưu ái anh ta.
Và anh ta trên con đường sự nghiệp cũng rất may mắn, làm công trình luôn thuận lợi, ngay cả hoa khôi khó tán tỉnh cũng trở thành vợ anh ta.
Thực ra, cái gọi là vận may tốt hay xấu, không phải là điều gì đó huyền bí, mà phần lớn là do bạn thu hút đến.
Giống như Natsume Soseki đã nói:
"Tất cả những bất hạnh trong đời, không có lý do nào khác, đều do tâm hồn mình thu hút mà đến, là trái tim không ngừng than thở bất hạnh, oán trách liên miên, đã gọi đến bất hạnh."
Muốn thoát khỏi số phận bi thảm, không phải là trút oán hận qua lời nói, để được người khác thông cảm.
Mà là nhìn vào mặt tốt của mọi thứ, biết ơn những gì mình có.
Khi bạn bắt đầu nói những lời tốt đẹp cho chính mình, sử dụng sức mạnh của ngôn từ, những mong muốn tốt đẹp đó sẽ dần dần trở thành hiện thực.
3. Tinh ranh tính toán, làm hao mòn vận may
Hãy suy nghĩ kỹ, xung quanh chúng ta có rất nhiều người thông minh, tinh ranh tính toán, nhưng dường như luôn thiếu một chút may mắn.
Họ thiếu may mắn? Thực ra không phải, họ thiếu một chút lòng tốt và sự khéo léo trong giao tiếp.
Sống một đời, tính toán cho bản thân là lẽ tự nhiên.
Nhưng con người có bàn tính nhỏ, trời có bàn tính lớn, người không muốn chịu thiệt thòi chút nào, cuối cùng sẽ bị lòng tham của chính mình phản bội.
Ở một thị trấn nhỏ của Pháp, có một bà cụ 121 tuổi.
Một ngày nọ, bà được một phóng viên phỏng vấn, tiết lộ bí quyết trường thọ của mình:
"Con người phải biết làm việc thiện, đừng bao giờ nghĩ xấu về người khác, tính toán người khác, nếu không sẽ mất đi sức khỏe, mất đi phúc khí lớn nhất."
Bà còn kể về một trải nghiệm của chính mình.
Đó là vào năm 1965, khi bà cụ đã 90 tuổi, một vị khách không mời mà đến, nhất quyết muốn trả cho bà một khoản tiền trợ cấp hàng tháng.
Bà cụ nghĩ, đây chẳng phải là bánh từ trên trời rơi xuống sao? Trên đời này làm gì có chuyện tốt như vậy?
Hỏi kỹ mới biết, người đó tên là Leche, muốn có căn biệt thự do tổ tiên bà cụ để lại.
Ông ta tính toán rằng bà cụ sống thêm được nhiều nhất là bảy, tám năm, nên muốn thông qua cách này để có được một bất động sản giá rẻ.
Bà cụ vốn cũng không có người thừa kế, nên đồng ý với đề nghị của Leche, sau đó cùng ông ta đến phòng công chứng ký hợp đồng.
Sau đó, Leche, người tính toán kỹ lưỡng, ngày nào cũng mong bà cụ bị bệnh, muốn nhanh chóng lấy được nhà.
Không ngờ bà cụ càng sống càng khỏe mạnh, Leche bắt đầu buồn bã, sức khỏe ngày càng giảm sút.
Đến năm 1995, Leche qua đời, và trong 30 năm đó, tiền trợ cấp ông ta trả cho bà cụ đã cao gấp 4 lần giá nhà.
Leche không ngờ rằng, sự tính toán của mình đã thất bại.
Một nhà tâm lý học đã nói rằng, những người quá thông minh, quá biết tính toán, thực ra đều là những người rất bất hạnh.
Họ tuy biết tính toán, nhưng nội tâm lại không được bình yên, ngược lại sẽ khiến người ta rơi vào cảnh khốn cùng.
Bởi vì, sự khôn vặt không phải là trí tuệ thực sự. Họ có thể vào được cửa, nhưng không thể vào được chính điện, có thể khôn khéo, nhưng không có chí lớn.
Muốn dựa vào những mánh khóe nhỏ này để thành công trên đời, cuối cùng là không thể.
Muốn được nữ thần may mắn chiếu cố, chỉ dựa vào đầu cơ trục lợi, sẽ chỉ làm hỏng việc.
Thứ thực sự có thể giúp một người đi xa, lại là sự chân thành, giản dị.
Vận may đều có nhân quả, bạn gieo nhân tốt, tương lai nhất định sẽ nhận được phúc báo.
4. Cuối cùng: Ngạo mạn tự đại, làm cạn kiệt vận may
Người bình thường xưa nay đều thất bại vì một chữ "lười", còn người tài giỏi xưa nay đều thất bại vì một chữ "ngạo".
Người bình thường, phần lớn không làm nên trò trống gì vì sự lười biếng, còn người tài giỏi, lại chính vì sự kiêu ngạo mà thất bại thảm hại.
Một người nếu quá kiêu ngạo, thì tai họa sẽ không còn xa.
Nhân vật Lâm Vũ Phong trong "Thiên Đạo", là một nhân vật nổi tiếng trong giới âm thanh Trung Quốc.
Trên con đường sự nghiệp, ông thành lập công ty Nhạc Thánh, phát triển mạnh mẽ trong ngành, vận may đến mức khó tin.
Điều này cũng khiến ông trở nên kiêu ngạo, tự cao tự đại, không cho phép bất cứ ai thách thức quyền uy của mình.
Vì vậy, khi Cách Luật Thi phát động chiến tranh giá cả, ông bất chấp tình hình nợ nần của Nhạc Thánh, vẫn nhất quyết kiện tụng.
Ông tin rằng mình nhất định sẽ thắng, còn buông lời cay đắng: Nếu thua kiện, sẽ nhảy thẳng từ tầng 9 xuống.
Nhưng sự thật đã chứng minh, người quá kiêu ngạo cuối cùng cũng không giữ được vận may.
Ông đã tự tay hủy hoại đế chế thương mại của mình, khiến Nhạc Thánh rơi vào khủng hoảng phá sản;
Vì không thể chịu đựng sự thật thất bại, ông suy sụp tinh thần, cuối cùng đi đến con đường tự sát.
Trong "Thủ Mạc Thân" có viết: "Nhìn lại bao nhiêu việc xưa nay, thành công nhờ khiêm tốn, thất bại vì kiêu căng."
Người chỉ biết khoe khoang bản thân, kiêu ngạo tự phụ, chắc chắn sẽ gặp xui xẻo.
Từ xưa đến nay đều như vậy, khiêm tốn mới thành công, còn tự đại sẽ thất bại.
Vì vậy, làm người đừng bao giờ tự cao tự đại, cũng đừng coi thường bất kỳ ai, nếu không sẽ chỉ hại mình mà thôi.
Có những người tự cho mình là hơn người, nếu sự phù phiếm không có giới hạn, hãy cẩn thận.
Theo Secretchina
Minh Nguyệt biên dịch