Câu nói của Quan Vũ đã phá hủy sự nghiệp thống nhất thiên hạ của Lưu Bị
Cuối thời Đông Hán, các thế lực chư hầu hùng mạnh nổi lên, thiên hạ bị chia cắt, hình thành ba chính quyền là Ngụy, Thục, Ngô. Lúc bấy giờ, do chính quyền Tào Ngụy do Tào Tháo lãnh đạo là mạnh nhất, nên Thục Hán và Đông Ngô đã liên kết với nhau để cùng chống lại Tào Ngụy.
Tuy nhiên, mối quan hệ đồng minh khó khăn lắm mới thiết lập được này lại bị hủy hoại bởi một câu nói của Quan Vũ, đồng thời cũng phá hủy luôn đại nghiệp thống nhất thiên hạ của Lưu Bị. Còn quân sư Gia Cát Lượng...
Trước khi Quan Vũ qua đời, có thể nói thế lực của Lưu Bị đã đạt đến đỉnh cao. Lúc này, Lưu Bị chiếm giữ cả Kinh Châu và Ích Châu, hơn nữa, ngũ hổ tướng dưới trướng đều còn sống, quan trọng hơn là, Tôn Quyền...
Tuy nhiên, tất cả những điều này của Thục Hán đều bị phá hủy bởi một câu nói của Quan Vũ. Ban đầu, Gia Cát Lượng lo lắng rằng tính cách của Quan Vũ sẽ khiến liên minh với tập đoàn Tôn Quyền bị phá vỡ, vì vậy Gia Cát Lượng đã khuyên Quan Vũ: Nếu Tào Tháo đến gây phiền phức, có thể cân nhắc đánh bại quân đội của Tào Tháo, nhưng nếu phía Tôn Quyền đến giao thiệp, hãy nhớ lấy hòa làm quý. Thế nhưng, Quan Vũ tự phụ làm sao có thể để lời khuyên của Gia Cát Lượng vào lòng? Nguyên tắc mà Quan Vũ theo đuổi là bất kể Tào Tháo hay Tôn Quyền đến gây phiền phức, bản thân đều phải đánh trả.
Nói tóm lại, cái chết của Quan Vũ là do một chữ "kiêu", kiêu binh tất bại. Có lần Tôn Quyền muốn cầu hôn cho con trai mình, kết thông gia với Quan Vũ. Nhưng Quan Vũ lại khinh thường Tôn Quyền, không những không đồng ý mà còn sỉ nhục, nói rằng: "Con gái ta là hổ nữ sao có thể gả cho con trai ngươi là chó con!". Thực ra xét cho cùng, Quan Vũ chỉ là một tướng lĩnh dưới trướng Lưu Bị, còn Tôn Quyền là một vị bá chủ. Việc Tôn Quyền chủ động sai người đến cầu hôn đã là nể mặt Quan Vũ lắm rồi, nhưng Quan Vũ không những không coi trọng Tôn Quyền mà còn ăn nói xúc phạm, thốt ra những lời lẽ như vậy.
Câu nói này đã làm tổn thương lòng tự trọng của Tôn Quyền, vì vậy dẫn đến việc sau này Tôn Quyền liên minh với Tào Tháo giết chết Quan Vũ, đồng thời khiến Thục Hán mất Kinh Châu. Thực ra, Gia Cát Lượng khi nhận được tin Thục Hán và Tào Ngụy giao chiến ở Phàn Thành, đã sớm liệu trước được Kinh Châu chắc chắn sẽ thất thủ. Quả nhiên sự thật đúng như Gia Cát Lượng dự đoán, Kinh Châu không chỉ thất thủ, mà Thục Hán còn mất đi một viên đại tướng là Quan Vũ.
Theo Aboluowang
Minh Nguyệt