Chữ ‘bán’ ẩn chứa huyền cơ lớn

Chữ ‘bán’ ẩn chứa huyền cơ lớn
Chữ ‘bán’ ẩn chứa huyền cơ lớn (Ảnh: Soundofhope)

Chữ “bán” 售(shou), bên trên có chữ 佳 (jia) có ý là tốt đẹp và bên dưới có 口(kou), nghĩa là miệng. Hàm nghĩa của chữ “bán” theo hiểu biết hạn hẹp của người dịch thì có hàm ý là ‘miệng nói lời tốt đẹp’ .

Nghĩa là, khi bạn phải bán những thứ của riêng mình, bao gồm các mặt hàng, ý tưởng, đề xuất, v.v., cho bên kia và khiến họ chấp nhận. Bạn phải nói những điều tốt đẹp về nó, và nói những điều mà mọi người thích nghe.

Vậy thế nào là lời hay? Đó là những lời nói đầy thiện ý, nghĩ cho người khác; chứ tuyệt đối không phải những lời giả dối nịnh hót bề ngoài vì lợi ích bản thân. Một người có lòng nhân ái, yêu thương người khác, những lời nói ra chắc chắn là lời tốt đẹp .

Từ 佳 (jia), ở Trung Quốc cổ đại, nó là một dụng cụ để đo bóng của mặt trời. Người dùng mắt để quan sát các thiên tượng, sự biến đổi của mặt trời, mặt trăng và các vì sao, cũng gọi là quan sát thiên đạo, báo cáo những biến đổi thiên văn cho hoàng đế như một lời khen ngợi hoặc cảnh báo về đức hạnh của quốc vương.

Đây là điều được nói trong “Kinh Dịch”: “Thiên thùy tượng, kiến cát hung, thánh nhân tượng chi.” tạm hiểu là tất cả sự vận động của thiên thể cũng như sự phát triển và biến hóa của sinh mệnh và vật chất đều là thể hiện của Thiên Ý. 

佳: Cấu tạo của chữ "佳": người (người quan sát đạo trời) + 圭 (dụng cụ đo bóng mặt trời) = 佳, có nghĩa là người giỏi quan sát đạo trời, có thể hành động theo sự thay đổi của thiên văn là người tốt.

售: Cấu tạo của chữ "售" cũng rất kỳ diệu, bao gồm: người (người quan sát) + 圭 (dụng cụ đo bóng mặt trời) + 口 (nói ra đạo trời) = 售.

Việc truyền bá đạo trời mà mình quan sát được cho người khác, tất nhiên phải được đại chúng chấp nhận.

Chữ Hán trong văn hóa Trung Hoa có ý nghĩa sâu xa, thông qua sự kết hợp của các văn tự, truyền tải cho đời sau đặc tính, tín tức của vũ trụ. Chẳng trách trong cuốn sách cổ : “Hoài Nam Tử” có ghi lại rằng: “Khi Thương Hiệt tạo ra chữ, ngô từ trên trời rơi xuống và ma quỷ khóc trong đêm”. Việc Thương Hiệt sáng tạo ra chữ viết về sau đã trở thành một sự thực được cổ kim công nhận.

Theo Soundofhope
Minh Nguyệt biên dịch

Đọc tiếp