Có một loại trưởng thành gọi là "không nói"
Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì ăn nói từ tốn. Kahlil Gibran, nhà văn nhà triết học nổi tiếng người Mỹ từng nói: “Mặc dù sự ồn ào của ngôn ngữ như làn sóng cuộn trào sẽ mãi mãi ở phía bề mặt của chúng ta, nhưng chiều sâu của tâm hồn chúng ta vĩnh viễn là trầm lặng”. Bởi vậy học cách kiềm chế lời nói của mình mới là một loại trí huệ.
Những người hay hét toáng lên thường là những người trẻ tuổi nóng nảy, luôn mạnh dạn nói năng, nhưng không bao giờ ước lượng được sức mình, những người thích náo loạn, thường là những người không khoan nhượng, luôn khoe khoang thành tích kém cỏi của mình.
Một người khi trưởng thành thật sự luôn cúi đầu bước đi, càng đi càng xa, có người tự cổ vũ cho mình, nhưng cũng mỉm cười, không để tâm đến; không ai lạc quan về bản thân, nhưng mỉm cười và tiếp tục tiến về phía trước.
“Ngôn đa tất thất” – Nói nhiều thì thất bại. Những điều bạn biết, nếu người khác không hỏi, sao lại bận tâm nói; những điều bạn không biết, mọi thứ bạn nói đều là tin đồn; những điều bạn chưa từng tham gia đều là những điều không nên nói. “Không nói ” là một loại tu dưỡng bản thân, tôn trọng người khác cũng như chính mình.
Người khôn ngoan chân chính “nói gì cũng có thước đo”. Nhiều điều, mặc dù bạn có nói hay không thì sự việc cũng dừng lại ở đó, có những điều bạn không cần phải nói thì người khác vẫn có thể hiểu được.
Mọi người đều có quyền lựa chọn nói hoặc không, những người chọn không nói đều giữ cho mình thái độ không kiêu ngạo. Họ cũng có thể nhường đường cho người khác dễ dàng.
Cuộc sống đôi khi rất cần sự im lặng, hãy tôn trọng bản thân và đừng “tự chuốc lấy phiền phức” cho mình. Người xưa nói: “ tòng khẩu nhập, tòng khẩu xuất”. Bệnh tật của con người ta phần nhiều là do ăn uống (vào miệng). Và không ít người gặp họa bởi lời ăn tiếng nói (từ miệng ra)
Bạn nói ra tất cả, khi bạn tạo rắc rối cho người khác, bạn cũng gieo mầm lời nguyền cho chính mình. Người khác sẽ ghét bạn và tìm cơ hội trả đũa bạn. Học cách im lặng cũng chính là cách bảo vệ chính mình. “Im lặng” là một cách khác để truyền đạt cảm xúc, là một cách thể hiện ở mức độ cao.
Không nhất thiết phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp tình cảm giữa con người với nhau. Ngôn ngữ chỉ là một cách giao tiếp. Những người trưởng thành đã học được nhiều cách để giao tiếp với người khác và hiệu quả hơn.
Giao tiếp với người yêu mến bạn, chỉ cần một cái nắm tay, một cái nhìn trìu mến. Khi mệt mỏi trở về nhà, sự chăm sóc của người thân sẽ khiến mọi thứ tiêu tan, đôi khi chỉ cần một bờ vai để dựa mà chẳng cần phải nói bất cứ một lời nào, vẫn có những khoảnh khắc tốt đẹp ngọt ngào trong tim .
Khi giao tiếp với bạn bè, bạn có thể chọn cách giúp đỡ lẫn nhau thay vì tìm ra một đống lý do để từ chối. Bạn của bạn đang gặp khó khăn, bạn chỉ đứng nhìn và nói rằng bạn đã cố gắng hết sức, điều đó không ai tin cả. Ví dụ, nếu một người bạn khởi nghiệp không thành công, bạn có thể chọn đồng hành cùng anh ấy, bạn cũng có thể cho anh ấy vay tiền để giải quyết chi phí sinh hoạt, hoặc bạn có thể tìm hướng đi mới cho anh ấy.
Khi giao tiếp với người lạ, bạn có thể dùng ánh mắt thay cho lời nói, và hãy nhìn nhau một cách chân thành, với nụ cười trên môi. Vào những khoảnh khắc như vậy, những người xa lạ cũng sẽ cảm nhận được sự ấm áp của xã hội và sẽ thích thành phố của bạn.
Giao tiếp với bố mẹ, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho họ, mua đồ cho bố mẹ, dọn dẹp nhà cửa cho bố mẹ và sắp xếp gọn gàng. Cha mẹ già yếu bạn có thể quan tâm hơn đến những loại thuốc có ích cho họ và mua cho họ một ít. Nếu bạn muốn nói điều gì đó, chỉ cần chào bố mẹ, và dành cho bố mẹ bạn một sự tôn kính vĩ đại.
Người có tâm hồn lặng lẽ là người đã đến một độ tuổi nhất định và đã nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Họ sẽ không muốn nói nhiều điều khi họ nhìn thấy sự thực của cuộc sống, vì đã quá quen nên họ có thể nhẹ nhàng đặt nó xuống.
Những người luôn nói có thể lo lắng muốn diễn đạt điều gì đó, nhưng càng nói, họ càng không biểu đạt rõ ràng. Ngược lại, những người ít nói lại trầm lặng, họ luôn có thể phán đoán chính xác tình hình, nhìn sự việc dưới góc độ của người ngoài cuộc, nói vài câu nhưng đến nơi đến chốn, hiệu quả hơn nhiều lần lời nói của người khác.
Trong thời buổi này, “bạn không được có tâm thiên vị người khác, và bạn cũng không được có dã tâm hại người khác.” Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người trên thế giới đều là người tốt. Bạn không thể nhìn thấu, những người đạo đức giả, họ nói nhiều điều tốt, nhưng có thể họ đang có ý hại bạn; những người tốt chân chính, những người nói những khuyết điểm của bạn và ít nói, thực sự họ đang giúp đỡ bạn.
Những ngày này, đã là con người thì đừng trông chờ vào ai, biết rằng hết lạnh sẽ có ấm, tự mình nếm trải. Học cách nói ít hơn và làm nhiều hơn, và thậm chí “không giải thích” bất cứ điều gì xảy ra. Nếu bạn không thể hiểu người khác, bạn không muốn lạc quan, nếu người khác tính toán với bạn, hãy khéo léo tránh họ. Nếu không phải là “không chịu nổi” thì bạn phải chịu đựng thôi, đừng có nóng nảy và tranh cãi không ngừng.
Có một loại trưởng thành được gọi là “không nói”. Càng trưởng thành, bạn càng không muốn nói nhiều; càng im lặng, trái tim càng tươi sáng, bạn càng có thể tự do thực sự nhìn rõ, thấu hiểu, buông bỏ.
Người ta vẫn thường cho rằng kẻ giỏi hùng biện mới là thông minh. Thường cho rằng một người có thể nói năng lưu loát trước đám đông thường là những người được mọi người yêu mến, cho dù có đi tới đâu cũng sẽ giống như cá gặp nước. Kỳ thực, bậc trí giả lại hiểu rằng, nói là một loại năng lực, còn im lặng là một loại trí huệ.
Người trí tuệ, đối với sự thay đổi không ngừng nghỉ của vạn sự vạn vật, đều giữ trong tâm một thái độ trầm tĩnh, độ lượng, như vậy mới có thể dung nạp được nhiều hơn, xử lý mọi chuyện dễ dàng hơn.
Im lặng đôi khi là lúc mà con người ta đang lao động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao thượng, hiểu biết, trưởng thành, hồi tâm, giác ngộ… Văn hào W. Goethe từng nói: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn chí khí được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”.
Nguồn Aboluowang
Minh Nguyệt biên dịch