Cổ ngữ: "Nhân từ không cầm quân, nghĩa khí không giữ của" có ý nghĩa gì?

Cổ ngữ: "Nhân từ không cầm quân, nghĩa khí không giữ của" có ý nghĩa gì?
Lòng nhân từ không thể cầm quân. (Ảnh minh hoạ: Một phần tranh của Tôn Văn thời nhà Thanh)

"Người thiện không làm quan, tình cảm không nên dùng để giải quyết công việc, người nhân từ không nên tham gia chính trị" là nguyên tắc ứng xử của người xưa. Câu nói này có ý nghĩa gì và còn áp dụng cho cuộc sống hiện đại của chúng ta không?

Lòng nhân từ không thể cầm quân

Trên chiến trường, bạn không thể quá nhân từ, bởi vì đó là tình huống sống còn, một mất một còn. Người quá nhân từ làm sao có thể lãnh đạo binh lính chiến đấu? Ví dụ, giữa lúc giao tranh ác liệt, chứng kiến binh sĩ lần lượt ngã xuống, vị tướng bắt đầu mủi lòng và nói 'Không đánh nữa, không đánh nữa'. Điều này là không thể.

Vị tướng nào ra trận mà không đối mặt với tình thế "không được phép rút lui, rút lui là mất đầu"? Bởi vì chiến tranh vốn dĩ đã đi ngược lại với bản chất con người, những kẻ thiếu quyết đoán chắc chắn không thể lãnh đạo quân đội.

Áp dụng điều này vào công việc, khi bạn dẫn đầu một dự án hoặc điều hành một doanh nghiệp, nếu có những nhân viên lười biếng, bạn không thể nói "Họ cũng có nỗi khổ riêng, không làm tốt thì thôi vậy". Chắc chắn là không được, bởi vì như vậy công việc của bạn sẽ không thể hoàn thành tốt, doanh nghiệp của bạn cũng không thể phát triển lớn mạnh.

Vì vậy, một người lãnh đạo, người cần dẫn dắt đội ngũ, nhất định không thể quá nhân từ, nếu không sẽ không thể lãnh đạo được đội ngũ.

Thiện bất vi quan

Ở đây, từ "thiện" không mang nghĩa là "tốt bụng". Nếu một quan chức không tốt bụng, thì thật là tệ hại! "Thiện" ở đây có nghĩa là "ôn hòa". Một quan chức chắc chắn phải quản lý nhiều cấp dưới. Nếu bạn quá ôn hòa, bạn sẽ không có uy quyền và không ai sợ bạn. Khi mọi người không sợ bạn, có thể họ sẽ không nghe lời bạn.

Ví dụ, khi bạn giao một nhiệm vụ, mọi người có thể lười biếng và gian dối vì họ biết bạn dễ nói chuyện và ôn hòa. Ngay cả khi bị phát hiện, họ cũng sẽ không bị trừng phạt nặng nề. Vì vậy, một quan chức phải có uy nghiêm thì mới có thể kiểm soát được tình hình.

Người nhân từ không tham gia chính trị

Người quá nhân từ không giỏi tham gia chính trị, hoặc nói cách khác là không thể tham gia chính trị, không thể tham gia vào những việc lớn của quốc gia. Ví dụ như Hạng Vũ, chính vì lòng nhân từ của mình mà đã bỏ lỡ cơ hội tốt ở Hồng Môn Yến, không thể giết Lưu Bang ngay lập tức, cuối cùng dẫn đến việc bị mắc kẹt ở Cai Hạ và tự sát.

Người quá trọng nghĩa khí có thể không giữ được tiền, vì quá trọng nghĩa khí nên người này bạn cũng phải giúp, người kia bạn cũng phải lo, ai đến vay tiền bạn cũng cho vay, như vậy sẽ dẫn đến gia tài bạc vạn cũng không đủ cho bạn tiêu, cho nên nói trọng nghĩa khí cũng phải có chừng mực, phải lượng sức mà làm, không thể tùy tiện vung tiền ra ngoài.

Nghĩa khí không giữ của

Câu nói này có nghĩa là quá trọng nghĩa khí có thể khiến bạn không giữ được tiền bạc. Bởi vì bạn quá coi trọng tình nghĩa, nên người này bạn cũng phải giúp, người kia bạn cũng phải lo, ai đến vay tiền bạn cũng cho vay.

Điều này sẽ dẫn đến việc dù có nhiều của cải đến đâu cũng không đủ cho bạn tiêu xài. Vì vậy, dù trọng nghĩa khí cũng phải có chừng mực, phải biết lượng sức mình, không thể tùy tiện vung tiền ra ngoài.

Tình không lập sự

Tình cảm là tình cảm, không thể dựa vào tình cảm để đưa ra quyết định. Những việc đã quyết định thì phải thực hiện, cần lý trí, đừng quá đa cảm, vì đa cảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng phán đoán của một người trong mọi việc.

Trong lịch sử, ví dụ như khi Quan Vũ bị giết, Lưu Bị đã tức giận phát động trận Di Lăng, kết quả là thất bại thảm hại. Trận Di Lăng trở thành một cuộc chiến khiến Lưu Bị tổn thất nặng nề sau khi mất Kinh Châu. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy Lưu Bị đã để cảm xúc lấn át lý trí, dẫn đến quyết định sai lầm.

Còn chúng ta hãy nhìn lại trường hợp của Tư Mã Ý, khi bị Gia Cát Lượng gửi quần áo phụ nữ để sỉ nhục, ông vẫn có thể nhẫn nhịn và lý trí, từ đó tránh cho nước Ngụy rơi vào cuộc chiến tiêu hao với Thục Hán. Đây chính là một ví dụ điển hình của việc không để cảm xúc chi phối.

Năm câu nói được đề cập đến hôm nay thể hiện lòng tốt, sự hào hiệp, trân trọng tình cảm và đối xử tốt với người khác, đây thực sự là những phẩm chất rất tốt, nhưng "vừa đủ là đủ". Vì vậy, mọi thứ đều có giới hạn, nếu không nó cũng sẽ gây ra vấn đề.

Theo Secretchina
Minh Nguyệt

Đọc tiếp