Có nhân có quả, Thần Phật ban phước cũng giáng họa
Trong xã hội hiện đại, có những người tin vào khoa học, coi việc tin thần, kính thần, thần tích đều là mê tín; cũng có người tin rằng cúng dường đầy đủ có thể đổi lấy sự che chở của thần linh. Vậy người xưa nhìn nhận thần tích và cúng dường như thế nào?
Thần ban phước cũng giáng họa
Theo sách "Quốc Ngữ", vào năm thứ 15 đời Chu Huệ Vương (năm 662 TCN), có một vị thần giáng xuống vùng Tân thuộc nước Quắc. Vua Huệ Vương hỏi quan Nội Sử Qua: "Đây là vì sao? Trước đây đã từng có chuyện như vậy chưa?" Nội Sử Qua đáp: "Đã từng. Nếu một quốc gia sắp hưng thịnh, vị vua của họ sẽ sáng suốt, công chính, liêm khiết, nhân từ và khiêm nhường. Đức chính của ông ta đủ để thông đến thần linh, ân huệ của ông ta đủ để đoàn kết dân chúng. Khiến thần linh chấp nhận tế lễ và dân chúng tuân theo. Lúc này, những vị thần anh minh sẽ giáng xuống quốc gia của ông ta, quan sát đức chính của ông ta và ban phước lành."
"Nếu một quốc gia sắp suy vong, thì vị vua của nó chắc chắn là kẻ tham lam tiền tài, tà ác, hoang dâm vô độ, lười biếng bỏ bê chính sự, ngu dốt và tàn bạo. Triều chính của ông ta sẽ mục nát đến mức không được thần linh chấp nhận; luật pháp của ông ta sẽ trừng phạt người tốt và dung túng kẻ xấu, khiến lòng dân ly tán. Lúc này, thần linh cũng sẽ giáng thế, nhưng chỉ để chứng kiến sự tàn bạo của vị vua và giáng tai họa xuống. Bởi vậy, đôi khi thần linh xuất hiện thì quốc gia hưng thịnh, đôi khi lại suy vong. Trong quá khứ, khi nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu hưng thịnh rồi suy tàn, đều có ghi chép về sự xuất hiện của thần linh."
Vua Huệ hỏi: "Lần này thần linh hiện thế, ai sẽ là người gánh chịu tất cả?" Nội sử Quá đáp: "Ở trên đất nước Quắc." Vua Huệ hỏi: "Đó rốt cuộc là họa hay là phúc?" Nội sử Quá đáp: "Tôi nghe nói: Giữ lòng ngay thẳng nhân đạo mà gặp thần, gọi là nghênh phúc; làm điều dâm tà mà gặp thần, gọi là gặp họa. Nay việc triều chính nước Quắc bê trễ, e rằng sắp diệt vong rồi chăng?" Vua Huệ hỏi: "Vậy ta nên làm gì?" Nội sử Quá đáp: "Người có thể phái Thái chúc, Thái sử chờ đến dâng lễ vật cho thần linh, nhưng đừng cầu xin gì cả." Thế là vua Huệ làm theo.
Nội sử Quá đi theo đến nước Quắc, phát hiện Quắc quân cũng phái Thái chúc, Thái sử đi tế lễ, hơn nữa là muốn cầu xin thần linh ban cho ông ta đất đai. Nội sử Quá trở về sau đem chuyện này nói với Huệ vương rằng: "Nước Quắc nhất định sẽ diệt vong, bọn họ không thành tâm tế lễ mà lại cầu xin thần ban phước, thần nhất định sẽ giáng họa; giống như không yêu thương nhân dân lại quá mức sử dụng sức dân, bách tính nhất định sẽ rời bỏ ông ta. Thành tâm tế thần là tế lễ chân thành; nhân từ che chở nhân dân là yêu thương. Nay Quắc quân quá mức sử dụng sức dân để thỏa mãn tư dục của mình, như vậy trái lòng dân, chọc giận thần linh lại muốn cầu phước, cầu lợi, chẳng phải quá khó hay sao!" Quả nhiên, năm thứ 19 đời Chu Huệ Vương, Bắc Quắc bị nước Tấn tiêu diệt.
Đức hạnh là vật tế dâng lên thần linh
《Tả Truyện》 ghi lại, vào năm thứ 5 đời vua Lỗ Hi Công (năm 655 TCN), Tấn Hiến Công muốn đánh Nam Quắc, lần thứ hai mượn đường nước Ngu. Đại phu nước Ngu là Cung Chi Kỳ lấy đạo lý "Ngu và Quắc môi hở răng lạnh" để can ngăn.
Nhưng Ngu Công thiển cận, tham của cải của Tấn, cho rằng Tấn là đồng tộc, sẽ không hại mình. Và nói: "Đồ tế lễ của ta phong phú tinh khiết, thần linh nhất định sẽ phù hộ ta." Cung Chi Kỳ đáp: "Thần nghe rằng, thần linh không thân sơ ai, mà theo đức hạnh mà đối đãi. Cho nên 《Chu thư》 nói: 'Trời không có thân sơ với người, người có đức trời mới phù hộ.' Lại nói: 'Ngũ cốc tế lễ không có mùi thơm, đức hạnh mới có mùi thơm được thần tiếp nhận.' Lại nói: 'Đồ người ta đem tế lễ, thần đều xem là như nhau, chỉ có đồ tế của người có đức hạnh, mới là đồ tế thật sự.'
Như vậy xem ra, không có đức chính, dân không hòa thuận, thần cũng không đến hưởng đồ tế. Thần sở dĩ theo, chỉ có đức hạnh. Nếu Tấn lấy Ngu, mà lấy thịnh đức làm đồ tế thơm dâng thần, thần há lại không nhận sao?"
Vua Ngu không nghe lời can gián của Cung Chi Kỳ, đồng ý yêu cầu của sứ giả nước Tấn. Cung Chi Kỳ liền dẫn tộc nhân bỏ đi và nói: "Nước Ngu không qua được lễ tế cuối năm nay, ngay sau lần cho mượn đường này, nước Tấn sẽ không cần phải điều binh nữa". Mùa đông năm đó, nước Tấn diệt nước Nam Quắc. Trên đường về nước, quân đội Tấn đã tiêu diệt nước Ngu và bắt sống vua Ngu.
Lời kết
Khác với người hiện đại, coi việc kính trọng thần linh là mê tín, hoặc cúng bái thần linh để cầu xin tài lộc, người xưa tin rằng thần linh ban phước cũng giáng họa, và tiêu chuẩn không nằm ở việc lễ vật có phong phú hay không, mà là ở phẩm hạnh có cao thượng hay không.
Theo Minh Huệ Net
Minh Nguyệt