Cuộc đời có 3 báu vật lớn, bạn có bao nhiêu?

Cuộc đời có 3 báu vật lớn, bạn có bao nhiêu?
Cuộc đời có 3 báu vật lớn, bạn có bao nhiêu? (Ảnh: Pixabay)

Trong cuộc sống, mọi thước đo đều là khập khiễng, những tiêu chuẩn cũng chỉ là tương đối. Tuy nhiên, có 3 điều sau được xem như báu vật mà mỗi người đều nên sở hữu:

Báu vật thứ nhất : Biết liêm sỉ

Có câu: “ Người vô liêm điều gì cũng dám tranh, kẻ vô sỉ điều gì cũng dám làm". Người biết liêm sỉ họ sẽ cư xử có chừng mực và không hành động trái với lương tâm; nhưng người không biết liêm sỉ thì họ có thể làm bất cứ điều xấu nào. Vô liêm sỉ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người không biết xấu hổ, có thái độ, hành vi trái với đạo đức, lương tâm con người. 

Điều đáng sợ nhất là những người này không bao giờ cảm thấy xấu hổ vì hành vi xấu xa của mình.  Họ đã làm điều trái với đạo đức, đồng thời còn dùng những lời lẽ mạnh mẽ để bào chữa cho hành vi xấu xa của mình.

Khổng Tử đã nói: "Biết hổ thẹn là đã gần với dũng cảm". Một người biết hổ thẹn thì khi đứng trước tiền tài sẽ không tham, khi ở cảnh khốn cùng sẽ không khuất phục. Người có liêm sỉ sẽ biết khiêm tốn, nhượng bộ, hiểu được lựa chọn hay buông bỏ.

Làm người, cần biết liêm sỉ thì mới đứng vững được ngoài xã hội, trong tâm biết xấu hổ sẽ biết phân biệt đúng sai, biết thiện ác tại thế gian mới có thể chọn cho mình một con đường. Người như vậy mới có lòng tự trọng, và có thể tìm ra được điểm mấu chốt của cuộc sống,  mới biết được khi nào sự tiến lùi đúng lúc.

Báu vật thứ hai: Biết kính sợ

Người xưa cho rằng, làm người phải biết kính sợ. Chỉ những người biết kính sợ họ mới không tùy tiện phóng túng bản thân. Chỉ khi bạn luôn có một tấm lòng kính sợ thì bạn mới có thể ngừng làm việc xấu.

Những người có tâm kính sợ, họ sẽ thận trọng khi làm mọi việc và sẽ không dễ dàng đánh mất tiêu chuẩn đạo đức làm người. Bởi họ không chỉ nhìn thấy được lợi ích của sự cám dỗ mà còn thấy trước được những nguy cơ tiềm ẩn, biết cân nhắc lợi hại và đưa ra những lựa chọn sáng suốt.

Trong“Kinh thi” viết: “Con người không biết sợ tai họa thì trời sẽ giáng tai nạn xuống cho con người”.

Một khi con người không còn cảm giác kính sợ, họ sẽ trở thành người không có đạo đức ước thúc và hành động tùy tiện, điều này thực sự nguy hiểm. Những người như vậy có thể nói bất cứ điều gì họ muốn và làm bất cứ điều gì họ thấy cần làm, thậm chí không chấp hành luật pháp coi thường đạo đức, và cuối họ nhận kết quả trái đắng do chính mình tạo ra.

Trong cuộc sống, bạn luôn phải tu dưỡng sự kính sợ ở trong tâm. Kiên quyết không nên chạm vào vạch ranh giới màu đỏ không được phép, kiên quyết không vượt qua những bãi mìn đã có cảnh báo không được vượt qua.

Chỉ bằng cách tôn trọng cuộc sống, chúng ta mới có thể trân quý thời gian trôi qua mỗi ngày, làm những việc cần làm một cách nghiêm túc và chỉ làm những điều đúng đắn.

Chỉ khi có tâm biết kính sợ thì mỗi người mới có cảm giác khủng hoảng, biết cách tuân thủ các quy tắc, làm mọi việc một cách chân thực, cư xử trong sạch và giữ vững đạo đức của mình.

Báu vật thứ ba: Tự giác

Những người sống tự giác kỷ luật có thể thay đổi cuộc sống. Tất cả những người thành công đều hiểu được sức mạnh của người có kỷ luật. Tự ước thúc bản thân sống có kỷ luật, tức là tập cho mình những thói quen sống tốt đẹp, ăn nói hành xử có chừng mực

Hãy từ bỏ sự rong chơi tầm thường và bắt đầu sống với thái độ tự giác kỷ luật. Tất cả chúng ta đều là những người đang trên con đường rèn luyện tính kỷ luật, phải duy trì quy tắc làm người của mình. Giới hạn đạo đức và hành vi làm nên chính con người bạn, nhất định không được để mất.

Tự giác sống có kỷ luật không phải là một hình thức khổ hạnh tự hành hạ bản thân mà là tình yêu cuộc sống và sức mạnh hành động từ đó. Nó cho phép bạn thành thạo nhiều kỹ năng hơn và tận hưởng thành tựu của các lĩnh vực khác nhau; nó cũng cho phép bạn có nhiều thời gian hơn để khám phá vẻ đẹp về những điều bạn chưa biết. Bạn có thể tận hưởng chất lượng cuộc sống cao hơn nhờ có tính tự giác kỷ luật!

Cũng giống như việc rèn luyện thói quen sống kỷ luật, rèn luyện kỷ luật cho tâm hồn cũng cần rất nhiều kiên trì và cố gắng. Làm sao để tập, để tu, để ngộ, và quá trình đó là như thế nào, sau rồi sẽ chỉ có mình bạn biết. Nhưng khi nhìn những điều được nhận lại, nhất định bạn sẽ thấy đáng giá.

Biết liêm sỉ, biết kính sợ và biết sống tự giác kỷ luật chính là ba báu vật lớn của cuộc đời. Biết liêm sỉ là điểm khởi đầu của sự tôn kính, sự tôn kính là sự bảo đảm của việc tự giác kỷ luật, và tự giác kỷ luật là gốc rễ của một cuộc đời tự do. 

Thực ra sống kỷ luật, cũng có nghĩa là rèn luyện và khắc chế bản thân, bạn kiên trì được bao nhiêu, tức là bạn có bấy nhiêu khả năng khống chế cuộc đời mình. Cầu mong chúng ta luôn có 3 điều báu vật  này và sống một cuộc đời thản đãng an nhiên!

Theo Secretchina
Minh Nguyệt biên dịch

Đọc tiếp