Dạy con làm việc thiện, tích đức, gia đình tự nhiên hưng vượng

Người xưa có câu: "Để lại cho con đầy rẫy vàng, không bằng dạy con một cuốn kinh". Nhìn lại lịch sử, ta thấy rất nhiều gia tộc giàu sang phú quý lên rất nhanh, nhưng cũng suy tàn rất nhanh.
Có những gia tộc cũng duy trì được một thời gian, nhưng rồi sau đó, vì nhiều nguyên nhân mà lụi tàn, những hiện tượng này rất phổ biến, từ xưa đến nay đều như vậy.
Vậy nguyên nhân đằng sau những hiện tượng này là gì?
Đây là vấn đề về phúc đức. Nếu chúng ta có phúc đức, trải qua một nỗ lực nhất định, sức mạnh của phúc đức này sẽ thể hiện ra, chúng ta tự nhiên sẽ có thể hưng thịnh phát đạt. Nếu không có phúc đức, dù có cố gắng thế nào, e rằng chúng ta cũng không đạt được như ý muốn.
Có câu tục ngữ "Phú bất quá tam đại" (Giàu không quá ba đời), tại sao? Bởi vì thế hệ thứ nhất thường rất vất vả, nỗ lực tạo dựng sự nghiệp, đến thế hệ thứ hai thì đã không còn mục tiêu phấn đấu, không còn động lực phấn đấu, đã bắt đầu hưởng thụ, hưởng thụ rồi, dần dần sẽ nuôi dưỡng ra đủ loại tư tưởng, hành vi kiêu xa, dâm dật.
Nếu còn dư lực, phúc phần còn đủ, kéo dài đến đời thứ ba, ắt sẽ chiêu cảm những đứa con cháu càng quá phận, càng hoang phí, càng lãng phí hơn. Thường đến đời thứ hai, thứ ba cơ bản là hỏng rồi. Chính vì không hiểu đạo lý này, người ta thường coi trọng tiền tài, coi trọng sự nghiệp, không coi trọng giáo dục.
Không hiểu rõ nguyên lý nhân quả của sự hưng thịnh phát đạt của gia đình, luôn dùng những thứ thế tục này để đối đãi với con cái, giáo dục con cái, thường chiêu mời những hậu quả xấu.
Người xưa nói dạy con phải nghiêm khắc, vừa phải biết giúp con vun trồng phúc đức, vừa phải ra sức dạy dỗ con cái bằng đạo lý này. Thực sự yêu thương con cháu mình, đây mới là phương pháp đúng đắn.
Chúng ta đem vật chất tiền bạc cho con cái phung phí lãng phí, bản thân chúng lại không có khả năng kiểm soát, kết giao với một đám bạn xấu, làm ra đủ thứ... Nên dạy dỗ con cái nghiêm khắc từ nhỏ, vừa dạy đạo đức, vừa dạy kiến thức xã hội.
Kết hợp giáo dục cả hai mặt này, đứa trẻ lớn lên sẽ không có vấn đề gì, hơn nữa còn có thể kế thừa sự nghiệp của tổ tiên, phát triển hơn nữa. Là cha mẹ, chúng ta phải hiểu một đạo lý, đừng để lại tiền bạc như thứ duy nhất cho con cái.
Mà nên bồi dưỡng cho con cái quan niệm này: để con cái hiểu được làm thế nào để giữ gìn sự thịnh vượng lâu dài, giữ phúc đức không suy giảm. Đó chính là tu thân, tu tâm, làm nhiều việc thiện, để con cái có thể tự mình giữ vững tinh thần cần cù phấn đấu, vươn lên.
Chỉ cần có phúc báo, chỉ cần có tinh thần cầu tiến, con cái tự khắc có thể phát triển. Cho con cái phương pháp lập thân này, tốt hơn gấp vô số lần so với cho con cái tiền bạc. Để con cái đi đúng đường, dùng chính đôi tay của mình để sáng tạo, làm những việc có ích cho xã hội.
Như vậy mới có thể làm cho con cháu của mình mãi mãi thịnh vượng, gia tộc mãi mãi hưng thịnh phát triển, mới thực sự có lợi cho con cái, có lợi cho con cháu đời sau.
Là cha mẹ, chúng ta phải vun trồng phúc đức cho con cái, chúng ta phải làm nhiều việc thiện, giúp đỡ người khác, làm những việc có ích cho xã hội. Con cái dần dần được cha mẹ hun đúc, bản thân lại hiểu được đạo lý này, như vậy con cái cũng có thể dùng đạo lý này để sống cả đời.
Đồng thời, sau này chúng dùng đạo lý này để dạy dỗ con cái của mình, như vậy gia đình chúng ta sẽ không xuất hiện sự sa sút, xuất hiện những chuyện làm tổn hại đến trời đất, bại hoại gia phong.
Có phẩm chất cao, có phúc đức, có trí tuệ, con cái tự nhiên sẽ hướng thiện, hướng tới hạnh phúc an lạc, cát tường như ý.
Theo Soundofhope
Minh Nguyệt