'Định luật cây tre' đơn giản nhưng tại sao 90% người không làm được
“Định luật cây tre” đơn giản dễ hiểu, nhưng có bao nhiêu người chưa vượt qua được giai đoạn cắm rễ mấy năm đầu. Phải chăng tất cả đều vội vàng thể hiện thật nhanh, thành công chớp nhoáng, rồi mất sức trên chặng đường dài do thiếu chuẩn bị, chỉ còn biết cuốn cờ rút lui?
Định luật cây tre
Điểm quan trọng mấu chốt của “Định luật cây tre” đó là: Cây tre non phát triển từ mầm, khi mới mọc thì tốc độ sinh trưởng rất chậm. Sau một khoảng thời gian, nó sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh, mỗi ngày 30 cm. Chỉ trong thời gian 6 tuần, nó có thể cao đến 15 m.
Theo kinh nghiệm thực tế của nhà nông, nếu giai đoạn này, vào ban đêm lúc canh khuya thanh vắng mà đến rặng tre, thậm chí còn có thể nghe thấy tiếng tiếng tre mọc đốt trưởng thành, tốc độ sinh trưởng của nó tăng nhanh đến mức như vậy.
Nhưng tại sao ban đầu tre mọc chậm, và sau đó lại lớn nhanh như thổi? Nguyên do là nó dồn hết tinh lực vào mọc rễ ăn sâu xuống đất. Chính vì rễ cắm sâu và rộng, nên khi đến thời kỳ thì nó sinh trưởng với tốc độ nhanh hơn bất kỳ loài thực vật nào.
Ẩn mình lâu ắt bay cao
Lão Tử nói: “Tài năng lớn thành công muộn, âm thanh lớn thì ít kêu”, ý nghĩa là người càng có tài năng lớn thì thông thường càng thành công muộn. Bởi vì đời người cần tích trữ. Khi bạn nỗ lực, gánh vác trách nhiệm, tiếp nhận tôi luyện, thế thì trong mắt người khác vẫn chưa đủ, thế nên để thể hiện rõ tài năng xuất chúng thì còn phải tiếp tục tích trữ, tích tụ năng lực, nên tài năng lớn thì sẽ thành công muộn. Trưởng thành vốn xưa nay không phải là một cái là thành, mà đều là tích lũy tích tụ nhiều mà thành.
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, sau khi tiêu diệt nước Thục, nước Ngụy phái đại tướng Dương Hỗ trấn thủ Tương Dương để đề phòng nước Ngô xâm phạm.
Tuy tình thế nguy hiểm nhưng Dương Hỗ sau khi nhậm chức vẫn thực hiện các chính sách mềm mỏng như:
Giảm binh sĩ tuần tra biên giới, để họ canh tác trồng trọt. Cứ như thế, ban đầu quân lương chỉ đủ sử dụng trong 3 tháng, đến cuối năm đã tích trữ được số lượng lớn đủ sử dụng trong 10 năm.
Nếu hàng binh nước Ngô muốn về nước, Dương Hỗ đều đáp ứng.
Ở doanh trại, Dương Hỗ đều ăn mặc trang phục đơn giản nhẹ nhàng cưỡi ngựa, thị vệ đi theo cũng chỉ khoảng gần chục người.
Tướng trấn thủ Đông Ngô là Lục Kháng dù có hư trương thanh thế, hoặc khiêu khích, Dương Hỗ vẫn bình tĩnh ổn định như Thái Sơn, quyết không chủ động xuất kích.
Khi đi săn, luôn căn dặn thuộc hạ quyết không được xâm phạm biên giới Đông Ngô. Khi săn bắn đồng thời với Lục Kháng, Dương Hỗ còn sai người đem những con thú trúng tên Đông Ngô chạy sang đất Ngụy đem trả lại Lục Kháng.
Hàng loạt những biện pháp và hành động của Dương Hỗ không chỉ được bách tính Tương Dương kính trọng, ái mộ, mà còn khiến Lục Kháng cũng e dè, từ đó không còn xâm phạm Tương Dương nữa.
Những điều Dương Hỗ vận dụng chính là điều được đề cập trong Đạo Đức Kinh rằng: “Người ôn nhu nhất thiên hạ sẽ tiến bước thành người kiên cường nhất thiên hạ”.
Bởi vì cây tre khi gặp cuồng phong mưa bão nó sẽ vận dụng tính mềm mại của nó, nghiêng theo chiều gió, mượn gió gỡ bỏ cứng cáp, đến khi trời quang mây tạnh, tre lại vươn thẳng cứng cáp.
Dương Hỗ trước tình hình địch mạnh ta yếu, ông cũng đã lựa chọn phương thức mềm mại, ôn hòa này. Điều này là hợp với lễ nghi để kéo dài thời gian, tăng cường binh lực tài lực, đợi đến khi đối phương sĩ khí tiêu tan, giành thắng lợi kỳ diệu dễ như trở bàn tay.
Hiểu được định luật cây tre sẽ biết tích nhiều dùng ít, lấy nhu khắc cương, dùng sự mềm mại để khắc chế sức mạnh, đạt được khí lực của chính mình, thành tựu bản thân.
Minh Nguyệt biên dịch
Theo Secretchina