Đừng bao giờ là cọng rơm làm gãy lưng lạc đà

Đừng bao giờ là cọng rơm làm gãy lưng lạc đà
Đừng bao giờ là cọng rơm làm gãy lưng lạc đà

Khi gặp phải tranh chấp, hãy khoan dung và nhẫn nại hơn. Có thể cách bạn thoát ra bây giờ sẽ mang đến cho bạn một tương lai tươi sáng. Nhượng bộ với nụ cười không phải hèn nhát mà là mở ra con đường đi đến hạnh phúc.

Có một câu chuyện về dê trắng và dê đen cùng đi qua cây cầu, nếu không nhường nhau thì cả hai sẽ đối đầu và rơi xuống vách đá. Trong hoàn cảnh như vậy tất nhiên cần sự nhượng bộ cho nhau, vậy ai là người nên nhượng bộ nhiều hơn?

Điều đó rất đơn giản, người hạnh phúc sẽ làm được.

Nếu con dê trắng có điều kiện thuận lợi và cuộc sống đặc biệt hạnh phúc thì con dê đen sẽ mang trọng bệnh và bần cùng cơ cực. Như vậy, người nhường đường nhất định là dê trắng. Vì nếu bị rơi khỏi vách đá thì dê trắng sẽ chịu tổn thất nặng nề hơn.Xung quanh chúng ta có rất nhiều người có hôn nhân đang gặp nguy hiểm, sống trong cảnh nghèo khó và chán nản suốt ngày. Họ giống như một con lạc đà sắp chết, và một số lời nói và hành động của bạn có thể là cọng rơm cuối cùng đối với họ.

Đối với người như vậy mà nói, họ tự nhận mình là nạn nhân, vận mệnh vô nghĩa, thời gian của họ không có giá trị, nên họ nghĩ việc tìm bạn quấy rầy là một niềm vui, thậm chí kéo bạn vào rắc rối.

Khi gặp những người như vậy, hãy chú ý đừng dễ dàng chạm vào vết thương của họ, cũng đừng làm tổn thương họ họ bằng lời nói. Ngay cả khi gặp phải vấn đề gây tranh cãi, bạn cũng phải biết im lặng đúng lúc và tránh xung đột trực tiếp. Nếu không, bạn sẽ là người thua cuộc nhiều nhất.

01

Có một câu ngạn ngữ Mỹ nói rằng: “Hãy coi chừng những người không có gì”.

Nhà tâm lý học xã hội hiện đại Maslow cũng đề xuất: “Bất kể khi nào và ở đâu, bạn phải tránh xung đột với những người gặp nguy khốn, vì năng lực tự chủ của họ rất kém và việc phải hoàn trả cho việc làm sai trái là rất thấp. Đối đầu với những người gặp nguy khốn là một trò đùa nguy hiểm và dễ bị họ làm hại”.

Một luật sư nổi tiếng đã kể lại một vụ án kinh điển: Cặp đôi ăn mừng vượt rào thành công ở quán thịt nướng ven đường, cô gái bị gã say rượu bàn bên cạnh trêu chọc vì xinh đẹp.

Bạn trai của cô gái cảm thấy không cần phải lo lắng nên, dù sao ăn xong rồi rời đi, và sẽ không đến đây nữa.

Nhưng bạn gái anh đã nói: "Sao anh hèn nhát thế? Anh có phải là đàn ông không?"

Sau đó cô đứng dậy và tranh cãi với người đàn ông say rượu. Kết quả, người bạn trai cảm thấy không thể giữ được thể diện, anh ta trở nên tức giận vì xấu hổ và đánh nhau với người đàn ông say khi anh ta khi anh ta bước lên.

Trong lúc xô xát, bạn trai của cô gái đã bị một kẻ say rượu đâm ba nhát dao, để bảo vệ bạn gái, anh ta đã chết sau quá trình hồi sức không thành công.

Dùng sinh mệnh của mình để đối đầu với một người trong cơn nguy khốn có đáng hay không? Dùng hạnh phúc của mình đối đầu với kẻ đang trong cơn say? 

Bạn trai của cô gái trong câu chuyện này là một thanh niên vừa tốt nghiệp đại học, cả một tuổi trẻ và tương lai tương sáng đang chờ phía trước, còn một người khốn cùng trong cơn say đầy giận giữ, không có một xu dính túi, đối với họ từ lâu đã sống bi quan và hoài nghi về cuộc đời, họ luôn có những cảm xúc tiêu cực chất chứa đầy rẫy trong tâm…

Đúng như câu nói quen thuộc của người xưa: “Người đi chân đất không sợ người đi giày”. Đây là lý do tại sao chúng ta cần phải lịch sự và bao dung đối với những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống,  những người luôn bi quan và mệt mỏi với mọi sự thế gian.

Bởi vì bạn không biết sự tức giận hoặc bộc lộ cảm xúc của mình sẽ có tác động xấu thế nào đối với một người đã tích lũy năng lượng tiêu cực, và bạn cũng không thể hiểu rồi họ sẽ làm những điều cực đoan gì.

Nếu bạn tranh giành với những người khốn khổ, bạn sẽ không nhận được gì nếu thắng, nhưng bạn khó có thể gánh chịu tổn thất lớn của việc thua cuộc.

02

Nhà tâm lý học tội phạm người Pháp David Miller đã đề cập đến một dữ liệu trong một bài phát biểu:

Trong số tất cả các vụ giết người ở Pháp năm 2019, vụ giết người vì đam mê chiếm 66%. Tội đam mê được coi là tội “bực bội, hung hăng” trong luật pháp phương Tây.

Những tội phạm này có nhiều đặc điểm chung: Hầu hết họ đều ở tầng lớp dưới cùng của xã hội, nơi mà cái giá phải trả cho tội phạm rất thấp và không có gì phải lo lắng.

Về bản chất họ không phải là những "người xấu", nhưng vì họ chứa đầy năng lượng tiêu cực và rất bạo lực, đồng thời có thể dễ dàng mất kiểm soát đối với những vấn đề tầm thường.

Thực ra, những năng lượng tiêu cực này không nhất thiết phải do một người nào đó mang đến cho họ mà là sự chồng chất của nhiều thứ đã tích tụ, nạn nhân chỉ vô tình là người châm lửa đốt mà thôi.

Blogger Zhihu chia sẻ, cô từng bị sếp mắng vì mắc sai lầm trong công việc, điều này khiến cô rất chán nản. Đến trưa, người đến giao hàng bị chặn lại ở tầng dưới vì không có thẻ ra vào. Cậu ấy hy vọng cô ấy có thể xuống lấy đồ.

Vì tâm trạng không tốt, cô ấy nhất quyết yêu cầu người giao hàng phải giao hàng tận nơi, nói gay gắt: "Nếu anh không giao, tôi sẽ gửi thông báo khiếu nại".

Sau khi nghe điều này, cậu bé giao hàng trở nên tức giận và hét lên: "Hoặc là anh xuống lấy đồ ăn mang về, hoặc là tôi lên giết anh."

Cô gái không để ý, nhưng không ngờ một lúc sau, người giao hàng lại đi tới, trên tay cầm một ống thép, rất đáng sợ. May mắn thay, một số đồng nghiệp nam đã cùng nhau ngăn lại và thuyết phục anh ta rời đi.

Nếu không phải tự mình trải qua, cô ấy sẽ không dám tưởng tượng, một câu nói cay nghiệt gần như có thể mang đến cho cô cái chết.

Trên thế giới này có rất nhiều người tức giận, họ giống như những thùng thuốc nổ có thể nổ bất cứ lúc nào. Và có một sự thật không thể chối cãi là cuộc sống của họ ngày càng bất hạnh, càng chẳng có gì thì càng không hề đắn đo.

Vì vậy, khi ra ngoài, đừng bao giờ tranh cãi với một người khốn khổ, sẽ khiến họ càng suy sụp tinh thần. Bởi vì họ không có gì nên họ thường không có gì để sợ phải mất.

Mỗi chúng ta chắc chắn không ai muốn làm cọng rơm làm gãy lưng lạc đà, nhưng không ai có thể đảm bảo mình chắc chắn không là cọng rơm cuối cùng. Những gì bạn có thể làm là tránh xa họ và bảo vệ chính mình.

03

Trong cộng đồng nơi tôi sống, thang máy được chia làm hai bên, một bên là tầng thấp và một là tầng cao. Thang máy cao tầng chỉ dừng ở tầng 28. Tôi sống ở tầng 34, như thường lệ vào ngày hôm đó tôi vào thang máy và bắt đầu lướt điện thoại. Trong thang máy còn có một anh trai đang giận dữ nói chuyện điện thoại.

Đột nhiên, anh trai bắt đầu chửi tôi: "Anh hủy tầng mà tôi bấm vào à? Sao vượt qua tầng 17 mà không dừng lại?". Tôi bị mắng vô cớ, đang định trả đũa thì chợt ngửi thấy mùi rượu phả vào mặt.

Nhìn đôi mắt đỏ hoe của anh ta, tôi nén cơn tức giận và kiên nhẫn chỉ cho anh ta phải làm gì nếu muốn lên tầng 17. Bây giờ đến lượt anh ta cảm thấy xấu hổ, anh thản nhiên nói: “Xin lỗi anh, nhà tôi xảy ra chuyện, số tiền cho bạn nợ tôi sẽ không lấy lại được…”

Thành thật mà nói, nếu tôi trẻ hơn mười tuổi, có lẽ tôi đã đấm anh ta trong thang máy. Nhưng bây giờ, tôi biết rằng cuộc sống không phải là một đấu trường, không cần phải xếp hạng mọi thứ và thắng thua.

Có một điều quan trọng hơn là thắng hay thua. Như việc tôi có người vợ đức hạnh và đứa con trai đáng yêu. Vây nên, bất kể bạn có mâu thuẫn với ai, hãy trả lời chỉ 3 đến 5 câu. Nếu mọi chuyện vẫn chưa được làm rõ và đối phương ngày càng mất kiên nhẫn thì tốt nhất bạn nên nhượng bộ. Đôi khi cách bạn giải quyết vấn đề sẽ quyết định hướng đi của mọi việc.

Khi gặp phải tranh chấp, hãy khoan dung và nhẫn nại hơn. Có thể cách bạn thoát ra bây giờ sẽ hình thành tương lai của bạn. Nhượng bộ với nụ cười không phải là hèn nhát mà là mở ra con đường đi đến hạnh phúc.

Hơn 2.000 năm trước, Hàn Tín là một công thần khai quốc thời Tây Hán, tuy nhiên ông đã bị một kẻ côn đồ công khai khiêu khích, yêu cầu Hàn Tín dùng kiếm đâm chết người đó hoặc chui xuống háng anh ta. Hàn Tín không thèm lên tiếng với kẻ côn đồ và đã chui qua háng anh ta.

Mười năm sau, Hàn Tín tùy tùng Lưu Bang, được chia đất phong ấn lên làm vua.

Hàn Tín coi trọng thiên hạ, hy vọng một ngày nào đó có thể lập nên thành tựu to lớn. Ông khổ học binh thư, luyện tập võ nghệ, không phải để tranh đấu trên đường, càng không phải dùng sinh mệnh của mình đối đầu với một kẻ côn đồ.

Đúng như Tô Thức từng viết trong tác phẩm Lưu Hầu Luận rằng: Kẻ thất phu chịu nhục liền rút kiếm ra chiến đấu với người khác, nhưng điều này không được cho là dũng cảm. (Nguyên văn: “Thất phu kiến nhục, bạt kiếm nhi khởi, đĩnh thân nhi đấu, thử bất túc vi dũng dã”).

Một người khi gặp vấn đề về lợi ích của bản thân hay bị người khác làm nhục, nghe phải những lời nói kịch liệt công kích mà có thể thản nhiên nhẫn chịu, không động tâm oán giận thì đó là một loại đại trí tuệ. Người như vậy, họ có thể dùng tâm thái bình thản, khoan dung đại lượng để đối đãi với ý kiến và sự phê bình của người khác đối với mình.

Điều chúng ta cần làm là không thể tranh cãi với kẻ khốn cùng, tránh những cạnh tranh gay gắt, chúng ta không nên làm cọng rơm cuối cùng làm gãy lưng lạc đà.

Người xưa thường nói: “Tướng quân đi đường, không đuổi theo thỏ nhỏ, không dây với kẻ khốn cùng, học cách tìm kiếm hạnh phúc là một loại trí tuệ sinh tồn”.

Theo Aboluowang
Minh Nguyệt biên dịch

Đọc tiếp