Gia đình có ba thứ càng không động càng có phúc

Gia đình có ba thứ càng không động càng có phúc
Gia đình có ba thứ càng không động càng có phúc. (Ảnh: Public Domain)

Tục ngữ có câu "Nhà có ba thứ bất động, càng bất động càng có phúc". Vậy ba thứ bất động này là gì?

1. Tình cảm vợ chồng bất động

Bất động ở đây không có nghĩa là vợ chồng không có mâu thuẫn, không có cãi vã, mà là nói giữa vợ chồng có một sự tin tưởng vững chắc, một tình cảm sâu đậm, bởi vì tất cả các gia đình đều dựa vào sức mạnh hợp lực và sự hỗ trợ lẫn nhau của vợ chồng, cho nên mối quan hệ vợ chồng hòa thuận là vô cùng quan trọng.

Sự bất động này được xây dựng trên cơ sở hiểu biết, tôn trọng, bao dung và giao tiếp lẫn nhau, vừa phải chịu được thử thách của thời gian, vừa phải chịu được cám dỗ từ bên ngoài, đồng thời có thể cùng nhau đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống.

Trên thực tế, bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng sẽ có lúc cãi vã, nhưng người xưa có câu "Cãi nhau đầu giường, làm lành cuối giường". Thông qua những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, hai vợ chồng mài giũa lẫn nhau, thì cuộc sống gia đình mới ngày càng hòa thuận, có lẽ đây mới là tình yêu đích thực, cũng là chân lý của hạnh phúc.

2. Gia quy truyền thừa bất động

Gia quy ở đây là chỉ những phẩm chất tốt đẹp và gia phong, gia huấn được truyền từ đời này sang đời khác, đây cũng là giá trị quan và quy tắc ứng xử của gia đình truyền thống Trung Quốc, ví dụ như hiếu thảo, yêu thương anh em, tu thân, lập chí, cần kiệm, chăm sóc cửa nhà v.v.

Mỗi gia đình đều có quy tắc và truyền thống riêng, ví dụ như "Gia huấn họ Chu" và "Gia huấn họ Nhan" nổi tiếng trong lịch sử, mặc dù nội dung của những gia huấn này không hoàn toàn giống nhau, nhưng chúng đều có một điểm chung, đó là có thể giúp mỗi thành viên trong gia đình trở thành người có đạo đức, có phẩm chất, có trách nhiệm, có thể phụ trách.

Trong lịch sử có rất nhiều gia tộc tồn tại vững chắc hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm, ví dụ như gia tộc họ Tăng của Tăng Quốc Phiên, hưng thịnh mấy trăm năm mà không suy tàn, chính là dựa vào sức mạnh truyền thừa này.

Khổng Tử có câu nói nổi tiếng rằng "Ba năm không thay đổi đạo của cha, có thể gọi là hiếu". Nghĩa là, sau khi cha mất, những quy tắc do ông đặt ra ít nhất phải tiếp tục duy trì 3 năm không thay đổi, tất nhiên những quy tắc này có thể có tốt có xấu, sau 3 năm có thể điều chỉnh tối ưu hóa theo tình hình thực tế. Vì vậy, gia quy, gia huấn của gia đình truyền thống Trung Quốc chúng ta, trên thực tế là tinh hoa được lưu giữ và tối ưu hóa qua nhiều thế hệ, đáng để truyền từ đời này sang đời khác, càng nên phát huy và quảng bá.

3. Không lay chuyển niềm tin

Mỗi gia đình đều theo đuổi một cuộc sống lý tưởng riêng, mỗi cá nhân đều có những mục tiêu phấn đấu, và gia đình chính là nơi chở che những giấc mơ của các thành viên. Lý tưởng cá nhân không thể nào thực hiện được nếu thiếu sự hậu thuẫn vững chắc từ gia đình. Một gia đình hạnh phúc chính là động lực để mỗi người phấn đấu và kiên trì, là nguồn gốc của sự dũng cảm và niềm tin.

Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, mỗi gia đình đều phải trải qua những thử thách và khó khăn. Nhưng chỉ cần chúng ta giữ vững niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn, cùng nhau đoàn kết và vững bước, thì cuộc sống lý tưởng ấy nhất định sẽ đạt được.

Đáng tiếc là, trong cuộc sống, chúng ta thường chứng kiến nhiều gia đình tan vỡ. Khi đối mặt với áp lực và khó khăn, có người chọn cách phản bội, có người chọn cách trốn tránh, lại có người buông xuôi phó mặc số phận. Nếu không có niềm tin kiên định, thì dù là cá nhân hay gia đình, cuối cùng cũng sẽ đi đến thất bại.

Theo Secretchina
Minh Nguyệt

Đọc tiếp