Gia đình ngày càng thịnh vượng nhờ 3 bí quyết này, chỉ cần có một cũng trân quý

Gia đình ngày càng thịnh vượng nhờ 3 bí quyết này, chỉ cần có một cũng trân quý
Nuôi dưỡng tầm nhìn cho con, hưng thịnh nhờ con cháu. (Ảnh: Public Domain)

Trong thời buổi xã hội luôn có kẻ phất lên nhanh chóng, cũng có người sa cơ lỡ vận. Bước vào tuổi trung niên, là trụ cột gia đình, không chỉ phải đối mặt với những thăng trầm của bản thân mà còn phải lo nghĩ cho đường hướng phát triển tương lai cho con cháu.

Ai cũng mong muốn gia đình ngày càng hưng thịnh, nhưng lực bất tòng tâm, chỉ biết nói yêu mà không giúp được gì. Thực ra, làm người đừng nên bi quan, rất nhiều việc đều là không có mà có, chỉ cần bạn khéo vun trồng, hạt giống sẽ thành cây to, tay trắng cũng gây dựng được sự nghiệp.

Học được ba bí quyết nuôi dưỡng sau đây, gia đình sẽ tích lũy dần dần rồi bộc phát; nếu bạn đang nuôi dưỡng rồi thì hãy kiên trì giữ vững, lặng lẽ chờ ngày xuân về hoa nở.

1. Nuôi dưỡng tầm nhìn cho con, hưng thịnh nhờ con cháu

Một đời người hưng thịnh, chưa được tính là thịnh; hưng thịnh qua nhiều thế hệ mới thực sự là thịnh. Người trung niên cần tận dụng tốt vai trò cha mẹ, dành công sức nuôi dưỡng tầm nhìn cho con cái. Không thể chỉ đơn thuần thúc đẩy thành tích học tập của con, mà còn phải xem xét đến vấn đề con cái tự bước đi trong tương lai.

Con cái có thể kiếm tiền hay không, có gia đình nhỏ hạnh phúc hay không, có tam quan đúng đắn hay không, lựa chọn nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt, đều là những vấn đề cha mẹ cần quan tâm. Cả EQ, IQ và FQ (trí thông minh tài chính) đều cần được phát triển.

Ở Ấn Độ, có một người tên là Azim Premji, từ nhỏ đã được cha dạy: "Nếu không muốn mắc phải sai lầm tương tự, con hãy thu thập những sai lầm của người khác, ghi nhớ chúng và luôn dùng đó để nhắc nhở bản thân."

Trẻ con phạm lỗi là chuyện thường tình, nhưng người cha này lại dùng cách khác biệt để tránh con cái tiếp tục mắc lỗi và dần dần giảm thiểu sai lầm.

Khi Azim đến Đại học Stanford, anh dùng một cuốn sổ để ghi lại tất cả những lỗi sai của bạn bè và giáo viên, đồng thời phân tích chi tiết. Hành động này đã khiến các bạn học khó chịu và cô lập anh. Mọi người cho rằng cách làm của anh ta rất xấu xa.

Vì cha anh đột ngột qua đời, anh buộc phải rời khỏi trường đại học. Tuy nhiên, anh không hề nhàn rỗi, anh đã sắp xếp lại cuốn sổ ghi chép của mình thành "Cẩm nang sinh tồn tại Đại học Stanford", để lại trong trường và nó nhanh chóng trở thành tài liệu được thầy cô và sinh viên yêu thích. Cuộc đời anh cũng từ đó bước sang trang mới.

Bản thân không phạm sai lầm, nói cách khác, làm gì cũng đúng. Cách hành xử này đã giúp Azim nhanh chóng vươn lên trong ngành công nghiệp máy tính, trở thành tỷ phú Ấn Độ.

Nhiều bậc cha mẹ, vừa mở miệng đã trách móc con cái: "Con xem, con lại sai rồi." Cũng có những bậc cha mẹ, sẵn sàng nổi giận, dạy dỗ con cái một cách nghiêm khắc, vô tình làm mất đi tình cảm giữa hai thế hệ, khiến con cái sống trong sợ hãi, không thể phát triển bình thường.

Dẫn đường cho con cái chính là tạo ra con đường tài lộc cho gia đình. Nếu con cái "xanh lam hơn màu lam", điều đó chứng tỏ cha mẹ đã thành công, không còn phải lo lắng gì nữa.

2. Rèn luyện thói quen bản thân, vun vén gia đình

Vào thời Trung cổ, điều kiện sống của con người không tốt lắm, ngay cả tầng lớp thượng lưu cũng có thể phải lo lắng về kế sinh nhai. Phần lớn mọi người đều không có thói quen vệ sinh. Ví dụ, Nữ hoàng Isabella của Castile thừa nhận rằng bà chỉ tắm hai lần trong đời, một lần khi kết hôn và một lần khi sinh ra.

Nhưng luôn có những gia đình nổi bật giữa môi trường bẩn thỉu. Vua John của Anh thường xuyên tắm rửa, khi đi du lịch cũng mang theo bồn tắm; hậu duệ của ông là Edward III đã lắp đặt phòng tắm trong nhà, với cả vòi nước nóng và nước lạnh.

Có câu tục ngữ nói rất hay: "Của cải không vào cửa bẩn". Nếu gia đình bạn bừa bộn, bẩn thỉu thì sẽ không ai thích, ngay cả người thân trong gia đình cũng sẽ chê bai, từ đó không thể nghỉ ngơi thoải mái. Lâu dần, gia đình sẽ mất đi hy vọng.

Bước vào tuổi trung niên, bạn là trụ cột gia đình, dù có mệt mỏi đến đâu cũng phải gương mẫu tạo dựng những thói quen tốt. Yêu sạch sẽ là thói quen tối thiểu.

Thường ngày, hãy chủ động làm việc nhà, dọn dẹp phòng ốc, dạy con cách sắp xếp đồ đạc, cách lựa chọn và bỏ đi những thứ không cần thiết; cùng người yêu nấu ăn, bàn bạc cách sống tiết kiệm; quan tâm nhiều hơn đến cha mẹ già, không chỉ là hiếu thảo mà còn là dạy dỗ cha mẹ.

Người trung niên trong gia đình, nếu biết tiết kiệm, sẽ để dành được tiền, dù là để phát triển sự nghiệp của bản thân hay giúp con cái khởi nghiệp đều rất hữu ích; hình thành thói quen ngăn nắp, gia đình sẽ có sự ấm áp, ai cũng thoải mái, từ đó nuôi dưỡng tinh thần. Thói quen hiếu thảo, hòa thuận thể hiện tấm lòng của một người.

Cụ thể hơn, đó là kiềm chế hút thuốc, uống rượu, chủ động nhún nhường khi tranh cãi, nói nhiều lời ấm áp, làm việc thiện hàng ngày và giao tiếp với gia đình. Bạn quen với điều gì, nó sẽ mang lại điều đó. Rèn luyện bản thân, then chốt nằm ở thói quen.

3. Nuôi dưỡng sở thích của mọi người, tụ tài mạnh mẽ

Từng thấy một bao bì sản phẩm, trên đó viết: mở bao bì, cho thực phẩm vào nước sôi, sau đó cho thêm gia vị A, nấu năm phút, cho thêm gia vị B... Chắc hẳn bạn cũng giống như tôi, thường xuyên nhìn thấy những bao bì tương tự.

Và bạn có thể học được cách nấu mì, làm món ngon từ bao bì đó. Thực tế, đó là một "tờ hướng dẫn", mang đến cho bạn sự thông thái. Nếu bạn chia sẻ sự thông thái đó cho những người xung quanh, mọi người sẽ làm theo hướng dẫn của bạn, và yêu thích một điều gì đó. Từ đó, bạn có thể tìm ra bí mật làm giàu.

Ví dụ, bạn làm bánh dày ở một khu phố nào đó. Theo yêu cầu của khách hàng, bạn làm một số sản phẩm bán thành phẩm, để khách hàng mang về nhà chiên, kho, luộc, đồng thời trao đổi, chỉnh sửa cách làm với họ.

Không lâu sau, số người thích bánh dày sẽ ngày càng nhiều, bạn sẽ mở rộng được thị trường, đồng thời trở thành bạn bè của mọi người.

Một gia đình không thể sống đơn độc ở một góc nào đó, mà cần phải kết nối với những người xung quanh. Nếu có thể nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh, sự thịnh vượng sẽ đến trong nay mai.

Thực sự đừng dạy người nhà lúc nào cũng đề phòng hàng xóm, coi những người trong khu phố như kẻ trộm. Hãy xây dựng một mạng lưới quan hệ vô hình, bạn chính là "chủ mạng", như vậy bạn sẽ là người dẫn đầu làm giàu, người nhà cũng được nhờ.

Sức mạnh của tập thể là vô cùng lớn. Bạn nuôi dưỡng sở thích của mọi người, chính là tập hợp sức mạnh.

4. Người xưa trồng cây, người nay hưởng bóng mát; nửa đời đầu phấn đấu, nửa đời sau hưởng phúc

Những đạo lý này đều nói với chúng ta rằng, một tương lai tốt đẹp cần phải vun đắp, chứ không phải ngồi mát ăn bát vàng.

Gia đình thịnh vượng không phải là hôm nay có vô vàn của cải và địa vị, mà là tiếp tục đi lên, ngày mai sẽ tốt đẹp hơn. Mùa xuân gieo một hạt giống, mùa thu gặt vạn hạt.

Theo Abluowang
Minh Nguyệt

Đọc tiếp