Giấc mộng lớn của Tô Đông Pha

Giấc mộng lớn của Tô Đông Pha
Người trẻ tuổi nào cũng mong muốn tạo dựng sự nghiệp, công thành danh toại, rồi trở về quê hương trong vinh quang. Thời nhà Tống, cả Vương An Thạch và Tô Đông Pha đều mang trong mình khát vọng ấy. (Ảnh: Public Domain)

Người trẻ tuổi ai cũng mong muốn làm nên nghiệp lớn, công thành danh toại, áo gấm về làng. Vương An Thạch thời nhà Tống là vậy, Tô Đông Pha cũng vậy. Nhưng cuối cùng thường là công dã tràng, giống như một giấc mộng lớn.

Bài thơ Tây Giang Nguyệt - Thế sự nhất trường đại mộng của Tô Đông Pha chính là một sự cảm ngộ về điều này.

"Thế sự nhất trường đại mộng, Nhân sinh kỷ độ thu lương? Khán thủ mi đầu tấn thượng. Tửu tiện thường sầu khách thiểu, nguyệt minh đa bị vân phương. Trung thu thùy dữ cộng cô quang. Bả trản thê nhiên bắc vọng"

"Thế sự nhất trường đại mộng, nhân sinh kỷ độ thu lương? Dạ lai phong diệp dĩ minh lang. Khán thủ mi đầu tấn thượng."

Tạm diễn nghĩa:

Thế sự như một giấc mộng lớn, đời người trải qua bao nhiêu lần thu lạnh lẽo?
Đêm đến, gió thổi lá rụng đã vang lên ngoài hành lang.
Hãy nhìn xem, trên lông mày và tóc mai đã điểm sương.
Rượu rẻ thường lo ít khách, trăng sáng lại nhiều lần bị mây che khuất.
Tết Trung thu, ai cùng ta chia sẻ ánh trăng lẻ loi?
Cầm chén rượu, ngước nhìn về phương Bắc mà lòng tràn đầy nỗi buồn.

Bài thơ thể hiện sự ngậm ngùi, xót xa của tác giả trước dòng đời ngắn ngủi, vô thường. Nhà thơ cho rằng vạn sự đều là một giấc mộng lớn, cuộc đời cứ thế trôi qua trong những nỗi buồn man mác qua mấy chục mùa thu.

Buổi tối, gió thổi khiến lá cây xào xạc bên hành lang, bản thân đã ngoài ba mươi tuổi, hai bên thái dương bắt đầu điểm bạc. "Đại mộng" ở đây là chỉ đại sự quốc gia, chứ không phải được mất cá nhân. Nhà thơ được coi là người thuộc phái hào phóng, tự nhiên là nhìn đại cục. "Kỷ độ" là ý chỉ mấy năm, ở đây là chỉ sự ngắn ngủi của cuộc đời. Trong mắt nhà thơ, dường như chưa làm được việc gì thì cuộc đời đã sắp về già.

Câu "Đêm đến gió thổi lá rụng đầy hành lang" mang hàm ý kinh tâm động phách, rất giống với câu "Hận chia ly chim cũng giật mình" của Đỗ Phủ.

Rượu rẻ thường lo khách ít,
Trăng sáng thường bị mây che.
Trung thu ai cùng chia sẻ ánh trăng lẻ loi.
Cầm chén rượu, ngậm ngùi nhìn về phương Bắc.


Tác giả dùng hình ảnh "Rượu rẻ thường lo khách ít, trăng sáng thường bị mây che" để ví von rằng những điều không như ý trong cuộc sống chiếm đến tám chín phần. Vào dịp Tết Trung thu, lẽ ra là thời điểm đoàn viên, sum họp, vậy mà nhà thơ lại phải trải qua trong cô đơn. Bởi vì bị giáng chức, đày đi xa nên chỉ có thể nâng chén rượu, hướng về phương Bắc nơi có người thân mà bày tỏ nỗi lòng.

Cải cách của Vương An Thạch năm xưa cuối cùng đã thất bại, Tô Đông Pha cũng có hoài bão trị quốc của riêng mình, cuối cùng cũng đành bất lực. Tại sao lại như vậy? Theo quan điểm tu luyện, phần lớn con người đều do làm việc xấu mà bị giáng xuống trần gian. Chính là để họ ở trần gian chịu khổ trả nghiệp, cuối cùng mới được trở về trời. Chứ không phải để con người sống sung sướng ở trần gian. Tất cả mọi thứ ở đây vốn dĩ chỉ như một giấc mộng mà thôi.

Câu nói "Đời người như một giấc mộng lớn" của Tô Đông Pha quả thực rất chính xác. Có những người dù giàu sang phú quý, làm quan to, cuối cùng chẳng phải cũng mấy chục năm sau là nằm xuống đất vàng sao? Vạn tuế của Tần Thủy Hoàng rồi cũng kết thúc sau vài thập kỷ. Sao con người cứ mãi không buông bỏ được?

Theo Soundofhope
Minh Nguyệt

Đọc tiếp