Giải đọc Tây Du: Hướng thiện mới là chính đạo của kiếp nhân sinh

Giải đọc Tây Du: Hướng thiện mới là chính đạo của kiếp nhân sinh
Giải đọc Tây Du: Hướng thiện mới là chính đạo của kiếp nhân sinh. (Ảnh: Public Domain)

"Tây Du Ký" có thể nói là một bộ sách giác ngộ, kể lại câu chuyện thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên bái Phật thỉnh kinh truyền bá tại Đông Thổ. Từ lâu, nó đã trở thành một cái tên quen thuộc và được nhiều thế hệ biết đến trong suốt chiều dài lịch sử.

Nhân vật chính là Tôn Ngộ Không chính nghĩa, thiện lương, thông minh, dũng cảm, trung thành bảo vệ sư phụ từ đầu đến cuối; diệt trừ điều ác hồng dương cái thiện, phân biệt rõ đúng sai; kiên trì một lòng hướng đạo, quyết trí không rời, một người anh hùng thực sự trong tâm trí mọi người.

Tôn Ngộ Không vốn là tảng đá tiên trên núi Hoa Quả Sơn, hấp thụ tinh hoa của trời đất mà được sinh ra, vừa chào đời đã "biết vái lạy bốn phương, mắt rọi hào quang chiếu sáng tận thiên phủ.", ở Hoa Qủa Sơn được gọi là Mỹ Hầu Vương,  tìm ăn cỏ cây, uống nước suối trong, hái hoa rừng, tìm quả núi, làm bạn với lang trùng, kết đàn với hổ báo, thân mật với hươu nai, chan hòa với khỉ vượn, đêm ngủ vách núi non, ngày chơi trong hang động. 

Ngộ Không nhất tâm tìm thầy học đạo trường sinh bất tử, học phép cân đẩu vân có thể bay xa mười vạn tám ngàn dặm, bay hai phép biến hóa của Bồ Đề Tổ Sơ, có được cây gậy như ý nặng 13.500kg có thể biến lớn thu nhỏ từ long cung. 

Ngộ Không đại náo long cung, âm phủ, thiên giới cuối cùng bị Phật Tổ giam dưới núi Ngũ Hành. Trong lòng Ngộ Không mặc dù hướng tới Thiên cung và các vị thần trên thiên giới, nhưng lại không ngộ được rằng chỉ có tu tâm và tích lũy công đức mới là chính đạo, không thể làm đảo lộn phá vỡ phép tắc và cương thường của thiên giới. 

Đúng như trong tác phẩm đề cập: 
"Phú quý công danh,
Số duyên đã định
Chính đại quang minh
Lọc lừa nên tránh
Phúc quả dành cho người lương thiện,
Hành vi cuồng vọng trời tha đâu,
Nhãn tiền chưa gặp, gặp mai sau,
Hỏi Đông quán vì sao,
Mà nay nhiều tai ách?
Chỉ tại kiêu căng khinh trời đất,
Dưới trên bất kể loạn cương thường"

Bị đày dưới núi Ngũ Hành, Tôn Ngộ Không suy nghĩ lại chuyện đã qua, hối hận, tỉnh ngộ, khát vọng tu hành, hướng thiện, tu thành chính quả. Vì vậy, khi Bồ Tát Quán Thế Âm khuyên thiện, Ngộ Không lập tức nói: "- Tôi biết hối lỗi rồi. Mong Bồ tát mở lòng từ bi, mở đường đi, tôi xin dốc lòng tu hành."

Thật đúng là: 

Đại thánh sáng lòng, theo Phật giáo
Bồ tát quyết chí, cầu thần tăng.

Đường Tăng là một thánh tăng từ bi và chính trực, quyết tâm muốn bái Phật cầu kinh để phổ độ chúng sinh, ý chí kiên định, kiên trì bền bỉ. Sau khi Tôn Ngộ Không trở thành đệ tử của Đường Tăng đã trung thành bảo vệ Đường Tăng trên hành trình tới Tây Phương bái Phật thỉnh kinh, trên đường trừ yêu diệt quái.

Khi đi qua Bạch Hồ Lĩnh, Bạch Cốt Yêu xảo quyệt giảo hoạt đã biến thành hình người ba lần để hãm hại Đường Tăng, nhưng bị Tôn Ngộ Không phát hiện và giết chết. Đường Tăng người trần mắt thịt không thể nhận ra được yêu ma, lầm tưởng rằng Ngộ Không đang giết người vô tội, nên đã niệm chú kim cô chú. Tôn Ngộ Không nhất tâm thà bản thân chịu đau đầu vì bị niệm kim cô chú chứ nhất quyết không cho yêu quái làm hại sư phụ nên đã giết chết yêu quái không chút do dự.

Khi bị Đường Tăng đuổi đi, Ngộ Không không nỡ rời đi, " Đại Thánh thấy Đường Tăng không thèm nhìn, bèn dùng phép “ngoại thân”, nhổ ba sợi lông gáy hà hơi, hô “biến”, tức thì biến thành ba Tôn Hành Giả, cùng với bản thân là bốn, đứng bốn phía quanh sư phụ lạy tạ. Đường Tăng không thể lẩn tránh được, đành nhận một lễ"

...

"Đại Thánh thấy Đường Tăng ba bốn phen không thay lòng đổi ý, chẳng biết làm thế nào, đành bỏ đi. Thật là:

Nuốt nước mắt giã từ sư phụ,
Nén đau thương nhắn nhủ Sa Tăng"

"Hành Giả đành lòng từ biệt Đường Tăng, dùng phép cân đẩu vân, bay thẳng về động Thủy Liêm núi Hoa Quả. Đương một mình buồn da diết, bỗng nghe tiếng nước reo ào ào bên tai, Đại Thánh bèn từ trên không trung nhìn xuống, thì ra là tiếng nước triều dâng ở Đông Dương đại hải, bất giác lại nhớ tới Đường Tăng, không ngăn được hai hàng lệ nhỏ, phải dừng lại hồi lâu trên mây rồi mới đi được.

Sau khi Ngộ Không bị đuổi đi, Đường Tăng lại gặp phải Hoàng Bào lão quái, Trư Bát Giới phải đến Hoa Quả Sơn để thỉnh mời Ngộ Không quay về.

Khi hai người trở về, lại đi qua Đông Hải, Tôn Ngộ Không nói: "Hành Giả nói:

- Chú không biết, từ lúc tôi trở về, thân thể cũng nhiễm chút ít tà khí. Sư phụ là người sạch sẽ thanh tịnh, sợ người chê bẩn.

Lúc này Bát Giới mới nhận ra Hành Giả có một tấm lòng chân thật không có ý gì khác".

Chỉ bằng chi tiết nhỏ cũng có thể nhận thấy, Ngộ Không rất tôn trọng và chân thành với sư phụ, luôn quan tâm đến sự an nguy của sư phụ cũng như sự thành bại của sự nghiệp thỉnh kinh.

Mặc dù trên đường đi gặp vô vàn khó khăn và nguy hiểm, nhưng Tôn Ngộ Không không bao giờ sợ hãi hay lùi bước, trước sau luôn tràn đầy tín niệm, dũng cảm tiến về phía trước. Ông thường nói với Đường Tăng: "Sư phụ hãy yên tâm! Không sao đâu, có đồ đệ ở đây!", "Chuyến này con đi, ngay cả Đông Hải cũng sẽ mở đường, ngay cả gặp núi sắt núi bạc cũng sẽ liều mở cửa vào!"

Đối với những ma nạn gặp phải trên đường, vừa không sợ hãi lại cũng không xem nhẹ. Chiến đấu với Độc giác tự đại vương suốt một ngày một đêm, càng chiến đấu càng mạnh mẽ. Chiến đấu với Lục Nhĩ Mỹ Hầu đánh tới thiên đường, địa phủ, Tây Phương Cực Lạc, cho đến khi "đánh chết nó chỉ bằng một gậy".

Cho dù bị yêu quái bắt cõng ba ngọn núi cũng không bao giờ nản lòng và vẫn giữ "tinh thần hiên ngang và giọng nói vững vàng", tìm mọi cách để trừ yêu diệt quái.

Trư Bát Giới ca ngợi Ngộ Không là "người anh hùng lên trời xuống đất, đánh lôi đốt hỏa, thậm chí đun trong chảo dầu cũng không sợ".

Ngộ Không còn có Hỏa nhãn kim tim có thể nhận biết được thiện ác, yêu ma, tay cầm gậy như ý. "Đều dựa vào cây gậy để bảo vệ Đường Tăng, có thể đánh bại hết thảy yêu ma trên thế gian." Thấy ác tất sẽ diệt trừ cho hết .

Tôn Ngộ Không có thể phân biệt được thiện ác, tiêu diệt hết thảy yêu ma làm hại dân chúng, không để lại bất kỳ tai họa nào về sau; cứu kẻ lâm nguy, trợ giúp bách tính dân chúng. 

Ở nước Ô Kê, Ngộ Không không những quét sạch yêu ma còn giúp dân chúng ở đây phân biệt được tốt xấu, thiện ác;

Tại Xa Trì quốc, đã giải cứu các nhà sư bị yêu tinh vu khống, hãm hại và khuyên nhà vua "Chớ tin vào ma quỷ và tà ác, sau này hãy tôn kính Thần Phật Đạo". Các nhà sư đều cảm động và nói: "Tề Thiên Đại Thánh thần thông quảng đại, có tấm lòng trung nghĩa thiện lương, hàng yêu diệt quái, cứu người trong cơn nguy nan."

Khi đi qua Hỏa Diệm sơn, Ngộ Không không chỉ quạt lửa để bảo đảm cho Đường Tăng có thể đi Tây Thiên mà còn quạt núi bảy bảy bốn mươi chín lần để dập tắt lửa, bảo đảm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mang lại lợi ích cho người dân.

Trừ yêu diệt quái ở Tỉ Khâu Quốc, cứu sống hơn một ngàn trẻ em. Mọi người ca ngợi Ngộ Không là "Có nhân có nghĩa, tận tụy cứu người khỏi tai họa".

Khi đi qua quận Phụng Tiên, Tôn Ngộ Không thấy nơi đây hoang vắng vì nhiều năm hạn hán nên liền đến Thiên Cung cầu mưa. Biết được vì quận hầu vùng đó bất kính với trời đất nên bị Ngọc đế trừng phạt dựng lên một núi gạo, một núi bột mì và một chiếc khóa vàng khổng lồ : 

"Khi bốn thiên sư dẫn Hành Giả vào trong điện Phi Hương xem xét, thấy có một tòa núi gạo cao chừng mười trượng, một tòa núi bột cao chừng hai mươi trượng. Bên tòa núi cao có một con gà nhỏ bằng nắm tay đang thủng thẳng mổ gạo ăn. Bên tòa núi bột có một con chó sư tử lông vàng đang thong thả liếm bột. Bên trái kê một chiếc giá sắt, trên giá treo một chiếc khóa vàng dài chừng một thước ba bốn phân. Cần khóa to bằng ngón tay, bên dưới đặt một chiếc đèn đang thắp sáng, ngọn lửa cháy tới cần khóa...

Thiên sư đáp:

- Người ấy xúc phạm Thượng Thiên, Thượng Đế bèn nghĩ ra ba việc này. Chừng nào con gà mổ hết gạo, con chó liếm hết bột, ngọn đèn đốt đứt cần khóa, lúc ấy mới làm mưa"

Nhưng cũng có cách hóa giải khác đó là, "Một ý nghĩ thiện, kinh động cả Thượng Thiên, núi gạo núi bột khi ấy sẽ sụp đổ,

cần khóa cũng sẽ đứt. Đại Thánh cứ về khuyên hắn theo thiện, thì phúc quả tự khắc sẽ đến".

Tôn Ngộ Không trở về nói với Hầu tước: "Hành Giả nói: - Ngài đã hồi tâm hướng thiện thì hãy niệm Phật tụng kinh ngay đi, có gì ta sẽ giúp cho. Còn nếu cứ giữ thói cũ chẳng chịu sửa đổi, thì ta chẳng thể cứu nổi, và chẳng bao lâu nữa, chính ngài cũng bị trừng phạt, tính mạng khó toàn"

"'Sau khi nghe vậy, quận hầu đã ăn năn và sửa đổi bản thân. Quận hầu cúi đầu lạy thề nguyện quy y. Ngay hôm ấy cho mới hết tăng đạo trong vùng, dựng một đạo tràng, mọi người thảo bức sớ tâu với tam thiên. Quận hầu dẫn mọi người tới thắp hương lễ bái, tạ ơn trời đất nhận hết lỗi lầm. Tam Tạng cũng tụng kinh giúp họ. Mặt khác, lại phi báo cho dân chúng khắp thành, bất kể già trẻ gái trai đều phải thắp hương niệm Phật. Từ lúc ấy, tiếng thiện vang khắp nơi". 

Vì vậy núi gạo và núi bột mì sụp đổ, xích bị đứt và trời ban mưa xuống

Đường Tăng vui vẻ nói với Tôn Ngộ Không: "Đệ tử, thành quả tốt đẹp của việc khuyên bảo người khác làm điều tốt này đều là nhờ con cả."

Sa Tăng nói: "Trận mưa lớn này đã cứu giúp bách tính nơi đây! Tôi cũng rất ngưỡng mộ pháp lực thần thông của đại sư huynh, từ bi ân Sa Tăng nói: "Trận mưa lớn này đã cứu giúp bách tính nơi đây! Tôi cũng rất ngưỡng mộ pháp lực thần thông của đại sư huynh, từ bi ân đức cứu giúp mọi người ."

Mọi người vô cùng biết ơn, Tôn Ngộ Không nói với họ: "Phước lành là trời ban. Chỉ cần làm việc thiện, phúc lành sẽ đến với các ngươi! Sau khi chúng ta rời đi, ta đảm bảo rằng người dân trong quận của các ngươi mỗi năm sẽ có mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu."

Sự kiên định tín ngưỡng Phật pháp và tấm lòng từ bi cứu giúp bách tính của thầy trò Đường Tăng đã làm cảm động bách tính nơi họ đi qua. Thầy trò họ đã không hề bị bất cứ vật ngoại thân nào làm mê hoặc cố gắng tận tâm tận sức vượt mọi gian nan vất vả tu thành chính quả. Họ cũng khiến mọi người nhân ra rằng chỉ có hướng thiện mới là con đường chính đạo của kiếp nhân sinh ngắn ngủi nơi thế gian. 

Theo Soundofhope
Bình Nhi

Đọc tiếp