Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine kết thúc, 80 nước ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine kết thúc, 80 nước ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine kết thúc, 80 nước ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine.(Ảnh của Dursun Aydemir/Anadolu qua Getty Images)

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine kéo dài hai ngày đã kết thúc ở Thụy Sĩ. Hội nghị này đã ban hành một thông cáo chung, được ký kết bởi 80 quốc gia ủng hộ "toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine.

Hơn 90 quốc gia trên thế giới đã tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất, được tổ chức tại Thụy Sĩ. 80 quốc gia tham gia đã ký thông cáo ban hành sau cuộc họp nhằm hỗ trợ Ukraine bảo vệ "toàn vẹn lãnh thổ". Tuy nhiên, một số nước tham gia như Ấn Độ, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đều không ký thông cáo chung này.

Thông cáo chung tập trung vào các vấn đề như an toàn hạt nhân, an toàn thực phẩm và trao đổi tù binh chiến tranh. Thông cáo nêu rõ Hiến chương Liên hợp quốc và "sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền... có thể và sẽ trở thành cơ sở để đạt được một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài ở Ukraine", "Chúng tôi tin rằng việc đạt được hòa bình cần có sự tham gia và đối thoại của đại diện tất cả các bên."

Tuy nhiên, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời Đài Châu Âu Tự do (RFE) đưa tin rằng sự vắng mặt của Nga và Trung Quốc (ĐCSTQ) khiến hội nghị thượng đỉnh khó đạt được bất kỳ đột phá thực chất nào.

Nga không được mời tham gia hội nghị này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề xuất các điều kiện tiên quyết cho "đàm phán hòa bình" giữa Nga và Ukraine bao gồm: rút quân khỏi toàn bộ nước Nga, quân Ukraine phải rút hoàn toàn khỏi các tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia do Nga chiếm đóng; phải chính thức từ bỏ kế hoạch gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ông Putin cho biết Nga sẵn sàng bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình "với lệnh ngừng bắn vào ngày mai" nếu Ukraine đồng ý với các điều kiện trên.

Về vấn đề này, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết các điều kiện do ông Putin đề xuất "hoàn toàn là dối trá". Ngay cả khi Ukraine đồng ý với các điều kiện của Nga, "họ cũng sẽ không ngừng tấn công". Ông cũng cho rằng ông Putin "không muốn trả giá cho cuộc chiến này" và đang cố gắng tiếp tục cuộc chiến dưới hình thức mới. Ông Zelensky một lần nữa nhấn mạnh rằng hòa bình chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở việc Nga rút quân hoàn toàn và khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nói rằng ông Putin đã chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine và "ông ấy không có thẩm quyền ra lệnh Ukraine phải thực hiện những hành động nào để đạt được hòa bình." Thủ tướng Đức Olaf Scholz chỉ trích kế hoạch này là "hòa bình độc tài".

Tại hội nghị thượng đỉnh hòa bình, Thủ tướng Ý Meloni chỉ trích kế hoạch của ông Putin là "tuyên truyền chính trị". "Theo tôi, với tư cách là một đề xuất đàm phán, việc yêu cầu Nga phải rút khỏi Ukraine không có hiệu quả đặc biệt. Bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ là rất quan trọng để củng cố mọi nỗ lực bảo vệ Ukraine. Nếu Nga không đồng ý với các điều khoản hòa bình, chúng tôi sẽ buộc họ phải đầu hàng”.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Von der Leyen cho biết: "Việc ngăn chặn cuộc xung đột trong khi quân đội nước ngoài vẫn chiếm đóng lãnh thổ Ukraine không phải là một giải pháp khả thi".

ĐCSTQ từ chối tham dự với lý do Nga, một bên tham chiến không tham dự và còn cản trở sự tham dự của các nước khác.

Khi ông Zelensky tham dự Diễn đàn Shangri-La ở Singapore vài ngày trước, ông đã công khai chỉ trích ĐCSTQ vì đã gây áp lực buộc các nước khác tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ . Ông nói: “Nga đang sử dụng ảnh hưởng của Trung Quốc (ĐCSTQ) và các nhà ngoại giao Trung Quốc để làm mọi cách có thể để phá hoại hội nghị thượng đỉnh này”.

Mặc dù nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã bày tỏ sự lên án mạnh mẽ hành động xâm lược của Nga và bác bỏ yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc Ukraine từ bỏ lệnh ngừng bắn và đàm phán hòa bình ở 4 khu vực do Nga chiếm đóng ở miền Đông và miền Nam Ukraine, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều tin rằng đó chỉ là trong ngắn hạn. Hiện vẫn chưa có dấu hiệu ngừng bắn giữa Nga và Ukraine.

Ông Anatol Lieven, Giám đốc chương trình Á-Âu tại Viện Quincy của Mỹ cho biết hội nghị thượng đỉnh khó có thể tạo ra tiến bộ thực chất. Ông nói rằng Ukraine đã ban hành sắc lệnh cấm đàm phán trực tiếp với chính phủ Nga và Mỹ không có ý định bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. 

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Von der Leyen cho biết hội nghị thượng đỉnh có tiêu đề "chính xác" là "con đường dẫn đến hòa bình" vì mục tiêu như vậy không thể đạt được chỉ sau một đêm.

Theo Soundofhope
Trọng Đức biên dịch

Đọc tiếp