Huyền cơ đằng sau sự nhảy vọt của nghệ thuật tạo hình Liêu - Kim

Huyền cơ đằng sau sự nhảy vọt của nghệ thuật tạo hình Liêu - Kim
Huyền cơ đằng sau sự nhảy vọt của nghệ thuật tạo hình Liêu - Kim. (Phù điêu trên tháp chùa Thiên Ninh, Bắc Kinh, có niên đại thời Liêu - Ảnh Public Doamain)

Nghệ thuật tạo hình, điêu khắc thời kỳ Liêu - Kim đã giành được cho mình chỗ đứng riêng trang trọng trong lịch sử nghệ thuật Trung Hoa. Sự tinh mỹ và tính tả thực của những bức tượng thời kỳ này dường như là bước đột phá chưa từng có. Liệu có điều gì ẩn giấu đằng sau sự nhảy vọt đó không?

1. Khái quát lịch sử

Triều Liêu (916-1125) do người Khiết Đan thành lập và triều Kim (1115-1234) do người Nữ Chân thành lập, đã thống trị vùng lãnh thổ rộng lớn phía Bắc Trung Quốc trong hơn 300 năm. Trong quá trình này, họ đã hấp thu tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật của Trung Nguyên, đồng thời thu nạp lượng lớn thợ thủ công trình độ cao người Hán, từ đó tạo ra một thời kỳ rực rỡ cho nghệ thuật điêu khắc tạo hình, đặc biệt là về chủ đề Phật, Đạo.

2. Đặc trưng nghệ thuật

Sau khi tiếp xúc với Trung Nguyên, người Khiết Đan dần từ bỏ tín ngưỡng bản địa cổ xưa (Shaman giáo) để chuyển sang Phật giáo. Hoàng gia và quý tộc triều Liêu hết sức sùng kính Phật giáo. Năm kinh đô đồng thời là năm trung tâm văn hóa của triều Liêu là Thượng kinh, Trung kinh, Tây kinh, Nam kinh, Đông kinh đã khởi công xây dựng rất nhiều chùa tháp to lớn. Đến nay chùa Hoa Nghiêm, chùa Thiện Hóa ở Đại Đồng, Sơn Tây, cùng với chùa Độc Lạc ở Kế Huyện, Hà Bắc vẫn còn lưu giữ tượng màu thời Liêu; ngoài ra tháp Vạn Bộ Hoa Nghiêm Kinh ở Hồi Hột, tháp trắng ở Ba Lâm Tả Kỳ, tháp chùa Thiên Ninh ở Bắc Kinh từ thời Liêu đều có rất nhiều phù điêu tinh mỹ, từ đó có thể thấy được phong cách nghệ thuật tạo hình thời kỳ này.

Quần thể tượng trong điện Bạc Già Giáo, chùa Hoa Nghiêm, Đại Đồng. (Ảnh: Picryl, Public Domain)

Nghệ thuật điêu khắc tạo hình thời Liêu có thể nói là kế thừa phong vận thời Đường, chất liệu rất đa dạng từ gỗ, đất nung, điêu khắc đá, đồng mạ vàng… thêm vào đó là sự gia tăng tính tả thực, chính xác về giải phẫu và tỉ lệ, đồng thời mang nhiều đặc điểm người Á Đông hơn. Ví như trong điện Bạc Già Giáo (Bhagavat) của chùa Hoa Nghiêm, Đại Đồng có tượng màu của Phật, Bồ Tát, Lực Sĩ bằng chất liệu gỗ và đất nung, với tạo hình hết sức chuẩn xác sinh động, biểu hiện đoan trang thanh tịnh, dung nhan tươi tỉnh, có thể nói là một trong những tuyệt tác thời Liêu.

Tượng Phật thời Liêu thường có búi tóc (nhục kế, ushnisha) tương đối bình phẳng, không bó tròn hay nhô quá cao; phần trung tâm mặt trước mái tóc có viên châu (phát châu). Khuôn mặt đầy đặn vừa phải, không béo không gầy; thân trên dài, ngực dày rộng. Bề mặt nơi Phật ngồi thông thường có hình vuông, hình tròn, lục giác, bát giác hoặc đài sen có cánh hướng lên trên, cánh hoa lớn, đầy đặn.

Tượng Bồ Tát Quán Âm gỗ thời Liêu. (Ảnh: Public Doamain)

Trang phục Bồ Tát thời Liêu so với thời Đường dường như có đôi chút đơn giản hơn, đầu đội mũ ngọc cao, hai bên mũ có dải vải buông xuống vai, ngực đeo trang sức, cánh tay quấn lụa, bên dưới mặc váy dài, nhiều nếp gấp uốn lượn tạo cảm giác mềm mại sống động.

Tượng Bồ Tát Quán Âm bằng đồng mạ vàng thời Liêu. (Ảnh: Public Doamain)

Tượng La Hán gốm tráng men ba màu (tam thải) thời Liêu cũng có những tuyệt tác, ví như nhóm tượng được phát hiện ở Bát Phật Oa, Dịch Huyện, Hà Bắc. Đây có lẽ là minh chứng rõ nét cho việc nghệ thuật thời Liêu đã hấp thụ và kế thừa nghệ thuật thời Đường.

Tượng La Hán tam thải thời Liêu. (Ảnh: Pu

Thời Kim kế thừa kỹ thuật tạo hình truyền thống của thời Liêu, không có sai biệt gì lớn, nhưng tượng điêu khắc thời Kim có thân thể cường tráng hơn, phần ngực phô bày nhiều hơn, tỷ lệ giải phẫu chính xác hơn, tăng thêm tính tả thực, trang sức của tượng đa dạng, màu sắc tượng hoa lệ.

Tượng Phật thời Kim. (Ảnh: Public Domain)

Đặc biệt, một hiện tượng nổi lên rõ nét vào thời Kim là sự cạnh tranh của Phật giáo và Đạo giáo. Triều Kim tuy cũng tích cực cổ xúy Phật giáo, nhưng không nhiệt tình như triều Liêu, hơn nữa xét thấy thời Liêu tôn sùng Phật giáo đưa đến tệ nạn, thời Kim đã đưa ra một số quy định hạn chế. Tuy nhiên, tương tự như các triều đại trước, mỗi vị hoàng đế của Liêu và Kim lại đóng vai trò điều tiết riêng, khiến cho Phật giáo và Đạo giáo phát triển song hành, không thiên lệch quá vào một gia, một phái nào. Đọc biên niên sử các triều đại, chúng ta có thể thấy, vào lúc Phật giáo thịnh thì lại xuất hiện vị hoàng đế cổ xúy Đạo gia, vào lúc Đạo gia thịnh, lại xuất hiện vị hoàng đế cổ xúy Thiền tông, Mật tông. Đây có thể nói là sự phối hợp với thiên tượng. Vậy là, với nền tảng cơ sở sâu sắc từ thời Liêu, cộng với việc Phật giáo và Đạo giáo cạnh tranh, đề tài đa dạng, đã góp phần thúc đẩy nghệ thuật điêu khắc tạo hình thời Kim phát triển rực rỡ.

Tượng Bồ Tát Đại Thế Chí thời Kim. (Ảnh: Public Domain)

Tượng và Đạo quán thời Kim có thể tìm thấy tại Sơn Tây. Miếu Đông Nhạc ở Tấn Thành có thờ Đông Nhạc Thiên Tề Nhân Thánh Đại Đế. Trong miếu có điện Đại Tề được xây từ năm Đại Định 18 đến năm Đại Định 29 thời Kim Thế Tông (tức từ năm 1178 đến năm 1189), trong điện có 3 bức tượng chủ tôn, chính giữa là tượng Đông Nhạc Đại Đế ngồi, cao gần 3m, mặc triều phục, tay cầm thẻ ngọc chắp trước ngực, hình dáng tướng mạo anh tuấn, có khí chất vương giả, phía Đông điện là tượng Đông Nhạc Thánh Mẫu, phía Tây điện là tượng Thái tử. Hai bên có hơn 10 pho tượng thị thần và cung nữ. Tất cả đều sử dụng kỹ thuật tả thực mạnh mẽ.

Tượng sư tử sắt ở Bắc Kinh. (Ảnh: Public Domain)

Ngoài ra, bên ngoài lăng mộ, tự miếu thời Kim có các tượng sắt sư tử canh giữ cũng rất đáng chú ý. Tượng sư tử sắt ở Quốc tử giám Bắc Kinh ngày nay vốn được chế tác vào năm Thái Hòa 8 thời Kim Chương Tông (tức năm 1208), ban đầu đặt ở miếu Thiết Sư Tử bên ngoài Phụ Thành Môn (là cổng phía Tây Bắc Kinh).

Sư tử sắt thời Kim, hiện được lưu giữ tại Thạch Gia Trang, Hà Bắc. (Ảnh: Public Domain)

3. Huyền cơ và di sản

Các triều đại Trung Hoa nối tiếp nhau theo ngũ hành, Liêu (mang nghĩa “sắt rèn”) và Kim là hai triều đại thuộc hành Kim, khắc chế Tống thuộc Mộc. Tuy vậy, tên của hai triều đại này còn ẩn chứa huyền cơ - đó là sự nhập thế của Đạo gia, cùng với đó là sự phát tiết tinh hoa của hai gia Phật, Đạo.

Phật gia và Đạo gia là hai gia lớn trong giới tu luyện. Phật gia với một bộ phận là Phật giáo, chú trọng tu Thiện, phổ độ chúng sinh, nên được truyền bá rộng rãi, người dân thấy quen thuộc. Đạo gia thực ra không hề kém cạnh về lai lịch, nhưng vì họ chú trọng tu Chân, thanh tĩnh, nên ít quen thuộc với quảng đại quần chúng hơn. Vậy vì sao Đạo gia lại quyết định nhập thế?

Tương truyền, khi Chuyển Luân Thánh Vương, hay vị Phật tương lai đến cứu độ thế gian, có thể cần chọn dùng một dạng thức nào đó để truyền Pháp. Phật gia và Đạo gia đều mong dạng thức của gia phái mình được chọn, nên quyết định phô bày hết những tinh hoa của bản thân.

Tượng Phật bằng đồng mạ vàng thời Nguyên. (Ảnh: Public Domain)

Tuy nhiên muốn làm gì cũng phải có trình tự, đến thời Liêu, Kim, mới là lúc chín muồi để Đạo gia nhập thế, thiên tượng của hai triều đại này là lửa sắt chiến tranh liên miên cũng tức là đắp lò luyện đan - một hình thức tu luyện tầng thấp phổ biến của Đạo gia. Vậy nên, dù nghệ thuật điêu khắc tạo hình thời Đường đã rất phát triển, nhưng suốt thời Ngũ Đại và Tống không có đột phá gì lớn, là bởi vì còn phải đợi đến đúng dịp hai gia Phật, Đạo thi triển.

Vì Phật gia vốn đã có ảnh hưởng sâu rộng từ thời xa xưa, nên đến thời kỳ này, Đạo gia có đôi chút được các vị hoàng đế ưu ái hơn.

Điển hình của Đạo gia nhập thế thời kỳ Liêu - Kim - Nguyên là Toàn Chân Đạo do tổ sư Vương Trùng Dương sáng lập, với 7 đồ đệ gọi là “Toàn Chân Thất Tử”. Trong đó, nổi tiếng nhất là Khưu Xử Cơ, người đã từng được Kim Thế Tông Hoàn Nhan Ung mời đến Trung Đô (nay là Bắc Kinh), biệt đãi và trọng vọng. Ngoài ra Khưu Xử Cơ còn lặn lội đường xá xa xôi đến gặp Thành Cát Tư Hãn theo lời mời của vị đại hãn lừng lẫy này. Có thể nói, thời kỳ Liêu - Kim - Nguyên là thời kỳ Đạo gia tích cực triển hiện những tinh túy ra công chúng.

Có thể nói Liêu - Kim là thời kỳ luyện sắt, luyện vàng, còn Nguyên là hoàn thành, đã “phản bổn hoàn nguyên”. Nên nghệ thuật điêu khắc tạo hình thời Nguyên rất chú trọng tượng mạ vàng, số lượng tác phẩm bằng chất liệu này cũng chiếm đa số.

Tuy nhiên dòng chảy của Đạo gia đến thời Nguyên chưa phải là hết. Cuối Nguyên đầu Minh còn có sự xuất hiện của Trương Tam Phong với tâm pháp Thái Cực. Ngoài ra, chúng ta hẳn đã biết truyền thuyết Bát Tiên. Mô-típ về tám vị Thần Tiên đã có từ xa xưa, nhưng Bát Tiên với tên tuổi, hành trạng như hiện nay mà mọi người quen thuộc, là được định hình vào thời Nguyên, và cố định vào thời Minh với tác phẩm “Bát Tiên xuất ngoại đông du ký” của Ngô Nguyên Thái. Câu chuyện “Bát Tiên vượt biển” bắt đầu được lưu truyền như ngày nay cũng từ khoảng thời kỳ này.

Bát Tiên vượt biển đi về phía Đông, rốt cuộc là đến đâu? Phải chăng là đến Mỹ? Bát Tiên vượt biển đi về phía Đông, rốt cuộc là đến đâu? Phải chăng là đến Mỹ? Nghe qua tưởng chuyện đùa. Nhưng chẳng phải người ta đang tranh cãi rằng Đô đốc Trịnh Hòa thời Minh mới là người đầu tiên thám hiểm đến Châu Mỹ đấy sao?

Hiện nay người ta cũng đã so sánh thấy một số nét tương đồng giữa Hoa Kỳ và nhà Minh.

Nhà Minh có hình luật chặt chẽ, (điển hình là “Đại Minh Luật” do Minh Thái Tổ chỉ đạo biên soạn), giống nền luật pháp của nước Mỹ; thời Minh nổi tiếng về tư tưởng chân nhân Đạo gia, đắp lò luyện đan, và đúc súng thần công - nước Mỹ cũng nổi tiếng với quyền tự do cá nhân và quyền sử dụng súng, Mỹ cũng là siêu cường quân sự không địch thủ trên thế giới; nhà Minh nổi tiếng về hạm đội hàng hải và bảo vệ đồng minh - điển hình như việc tham chiến cùng Triều Tiên chống Nhật Bản xâm lược vào thế kỷ 16, nước Mỹ cũng nổi tiếng là cảnh sát quốc tế, với nhiều tàu sân bay và căn cứ quân sự ở khắp nơi trên thế giới; hoạn quan là mối rắc rối lớn nhất thời Minh, cũng như phong trào chuyển giới đang gây đau đầu nước Mỹ hiện tại.

Văn hóa, nghệ thuật vốn nằm trong mối quan hệ Thiên - Địa - Nhân, với dòng chảy lịch sử kế thừa miên man không dứt, càng đào sâu khám phá càng bất khả tư nghị.


Hữu Đức

 

Đọc tiếp