Julian Assange người sáng lập Wikileaks được trả tự do

Julian Assange người sáng lập Wikileaks được trả tự do
Julian Assange đang trên đường tới đảo Saipan ở Nam Thái Bình Dương, nơi ông sẽ ký thỏa thuận nhận tội với Mỹ trước khi trở về Úc. (Ảnh: AP/Nikkei Asia).

Người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange, đã được trả tự do khỏi nhà tù ở Vương quốc Anh sau khi đồng ý vi phạm luật pháp Hoa Kỳ. Ông Assange đã nhận một tội danh gián điệp và được trở về Úc sau nhiều thập kỷ đấu tranh chống dẫn độ.

Assange, 52 tuổi, sẽ nhận tội âm mưu lấy và tiết lộ các tài liệu quốc phòng mật của Hoa Kỳ, theo hồ sơ gửi lên Tòa án quận Quần đảo Bắc Mariana của Hoa Kỳ. Ông Julian Assange đã được trả tự do khỏi nhà tù Belmarsh của Vương quốc Anh vào thứ Hai (24/5) và được đưa đến sân bay để rời khỏi đất nước này. 

Ông Assange sẽ xuất hiện tại tòa án ở Saipan, lãnh thổ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vào lúc 9 giờ sáng thứ Tư (23:00 GMT ngày thứ Ba), và bị kết án 62 tháng tù giam. Wikileaks cho biết trong một tuyên bố đăng trên X: “Julian Assange được tự do,” 

“Anh ta rời nhà tù an ninh tối đa Belmarsh vào sáng ngày 24 tháng 6, sau khi trải qua 1901 ngày ở đó. Anh ta đã được Tòa án Tối cao ở London cho phép tại ngoại và được thả tại sân bay Stanstead vào buổi chiều, nơi anh ta lên máy bay và rời Vương quốc Anh.”

Người vợ Stella của người sáng lập WikiLeaks đã viết trên X: “Julian được tự do!!!!”. “Không từ ngữ nào có thể diễn tả được lòng biết ơn to lớn của chúng tôi đối với BẠN - vâng, BẠN, những người đã huy động tất cả trong nhiều năm để biến điều này thành hiện thực. CẢM ƠN. CÁM ƠN, CÁM ƠN."

Assange trở nên nổi tiếng khi Wikileaks ra mắt vào năm 2006,  đây là một nền tảng tố giác trực tuyến cho phép mọi người gửi tài liệu mật như tài liệu và video một cách ẩn danh.

Một đoạn phim về cuộc tấn công bằng trực thăng Apache của Hoa Kỳ ở Baghdad, khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có hai nhà báo, đã góp phần nâng cao danh tiếng của nền tảng này. Việc công bố hàng trăm nghìn tài liệu mật của Hoa Kỳ về các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq vào năm 2010 cũng như một kho tài liệu cáp ngoại giao đã càng làm người ta quan tâm nhiều hơn đến Wikileaks.

'Quyền lực của người có quyền lực'

Wikileaks đăng tải tài liệu về nhiều quốc gia, nhưng chính nước Mỹ đã quyết định buộc tội ông vào năm 2019 với 17 tội danh vi phạm Đạo luật Gián điệp.

Các luật sư Hoa Kỳ lập luận rằng Assange đã âm mưu với Chelsea Manning, một cựu nhà phân tích tình báo quân đội, người đã phải ngồi tù bảy năm vì làm rò rỉ tài liệu cho WikiLeaks. Người này được trả tự do khi Tổng thống Mỹ Barack Obama giảm án vào năm 2017.

Những người ủng hộ đã vận động không ngừng để đòi trả tự do cho Assange (Ảnh:: Alberto Pezzali/AP)

Các cáo buộc với Assange cho rằng, trong tư cách là nhà xuất bản và tổng biên tập của Wikileaks, lẽ ra ông không nên phải đối mặt với các cáo buộc vẫn được áp dụng đối với các nhân viên chính phủ về việc ăn cắp hoặc rò rỉ thông tin.

Trong khi đó, những người ủng hộ quyền tự do báo chí cho rằng việc buộc tội Assange là mối đe dọa đối với quyền tự do ngôn luận.

Wikileaks cho biết trong tuyên bố công bố liên quan đến thỏa thuận nhận tội: “WikiLeaks đã xuất bản những câu chuyện mang tính đột phá về tham nhũng của chính phủ và vi phạm nhân quyền, và quy trách nhiệm cho những người có quyền lực về hành động của họ”.

“Với tư cách là tổng biên tập, Julian đã phải trả giá đắt cho những nguyên tắc này và quyền được biết của người dân. Khi anh ấy trở về Úc, chúng tôi cảm ơn tất cả những người đã sát cánh bên chúng tôi, chiến đấu vì chúng tôi và vẫn hết lòng cống hiến hết mình cho cuộc chiến vì tự do của anh ấy.”

Hồ sơ từ Bộ Tư pháp Hoa Kỳ mô tả thỏa thuận nhận tội [Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (Reuters)

Assange lần đầu tiên bị bắt ở London vào năm 2010 theo lệnh truy nã của Thụy Điển với cáo buộc tấn công tình dục. Được phép tại ngoại chờ vụ dẫn độ, Assange đã tị nạn tại Đại sứ quán Ecuador ở London vào năm 2012 sau khi tòa án ra phán quyết rằng ông có thể được đưa đến Thụy Điển để xét xử.

Người sáng lập WikiLeaks ở bảy năm tiếp theo trong đại sứ quán. Và trong thời gian này cảnh sát Thụy Điển đã rút lại cáo buộc hiếp dâm, trước khi cảnh sát Anh bắt giữ anh ta vì tội vi phạm các điều kiện bảo lãnh.

Assange đang bị giam ở Anh khi vụ án dẫn độ sang Mỹ được đưa ra tòa án để xét xử .

Thỏa thuận nhận tội, được công bố hôm thứ Ba, được cho là không hoàn toàn bất ngờ. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phải chịu áp lực ngày càng tăng trong việc hủy bỏ vụ kiện kéo dài chống lại Assange.

Vào tháng 2, chính phủ Úc đã đưa ra yêu cầu chính thức về việc này và ông Biden cho biết ông sẽ xem xét điều đó. Điều này làm dấy lên hy vọng cho những người ủng hộ Assange rằng thử thách của ông đã có thể kết thúc. 

Vào thời điểm đó, chính phủ Úc cho biết vụ án của Assange đã "kéo dài quá lâu và việc tiếp tục giam giữ ông sẽ chẳng mang lại lợi ích gì".

Mẹ của Assange, Christine, trong một tuyên bố với truyền thông Úc, hôm thứ Ba cho biết bà rất biết ơn vì “thử thách cuối cùng của con trai bà cũng sắp kết thúc”. Bà nói trong tuyên bố được đài truyền hình ABC và các phương tiện truyền thông khác đăng tải: “Điều này cho thấy tầm quan trọng và sức mạnh của ngoại giao thầm lặng.”

Bảo Thư biên dịch

Đọc tiếp