Mỹ xây lại đường băng từng là chiến trường ‘ác mộng’ trong Thế chiến thứ hai

Mỹ xây lại đường băng từng là chiến trường ‘ác mộng’ trong Thế chiến thứ hai
Máy bay vận tải C-130 của Mỹ hạ cánh xuống sân bay tại đảo Peleliu ngày 22.6

Một máy bay của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã hạ cánh trên đường băng được xây dựng lại tại sân bay cũ của Nhật Bản thời Thế chiến thứ hai trên Đảo Peleliu ở Thái Bình Dương, nơi diễn ra một trong những trận chiến ác liệt nhất của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ mà các cựu chiến binh gọi là chiến trường "ác mộng". Hiện đây là một lựa chọn khả thi của Washington trong chiến lược đối trọng với Trung Quốc.

Peleliu là một hòn đảo thuộc một đảo quốc Palau ở Tây Thái Bình Dương -  bao gồm gần 250 hòn đảo tạo thành dãy đảo phía tây của quần đảo Caroline thuộc vùng Micronesia, có diện tích 466 kilômét vuông.


CNN News ngày 30/6 đưa tin, về việc máy bay vận tải KC-130 Hercules đã hạ cánh trên đường băng dài 6.000 feet (gần 2km) đã được xây dựng lại. Đây là lần đầu tiên một máy bay vận tải như vậy hạ cánh xuống cơ sở này kể từ khi Thủy quân lục chiến tái thừa nhận sân bay vào đầu tháng 6.

Thông cáo báo chí của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho biết đây là "sự trở lại quan trọng và đầy ý nghĩa đối với địa điểm mang tính biểu tượng của Thế chiến thứ hai này."

Thiếu tá Christopher Romero, chỉ huy Đội Kỹ sư Thủy quân lục chiến Palau nói: "Hôm nay là một thời điểm lịch sử khi chúng tôi hạ cánh một máy bay của Thủy quân lục chiến trên đường băng Sledge”. "Thành tích phi thường này thể hiện tầm quan trọng chiến lược trong sứ mệnh của chúng tôi và sự cống hiến của chúng tôi cho sự ổn định và an ninh khu vực”.

Việc mở lại đường băng này sẽ cho phép máy bay quân sự Mỹ được triển khai trong phạm vi 1.000 dặm quanh Manila, Philippines. 

Đảo Peleliu cách Okinawa, Nhật Bản khoảng 2.400 dặm, là nơi đóng quân của Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3 và hầu hết Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.

Guam cách Philippines khoảng 1.500 dặm. Mỹ đang đầu tư đầu tư quân sự và đẩy mạnh xây dựng, lên kế hoạch biến Guam thành nơi đóng quân của Trung đoàn Thủy quân lục chiến mới trong vài năm tới. Lực lượng thủy quân lục chiến lớn tiếp theo là ở Hawaii, cách đảo Peleliu và Okinawa hơn 4.600 dặm.

Kết nối “quá khứ” và “vị lai”

Theo Bộ Tư lệnh Di sản và Lịch sử Hải quân Hoa Kỳ, có hơn 1.500 lính Mỹ và gần 11.000 lính Nhật đã tử trận trên đảo Peleliu trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1944. Và một đơn vị của Mỹ, Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 1, đã phải chịu tỷ lệ thương vong là 70% trong sáu ngày chiến đấu trên đảo.

Gần 80 năm sau, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đặt tên cho bãi đáp mới được xây dựng lại là "Sledge" để vinh danh binh nhì Eugene Sledge, một cựu chiến binh đã tham gia Trận chiến đảo Peleliu (Eugene Sledge), người từng là lính súng cối trong chiến dịch. 

Sledge từng mô tả đảo Peleliu là "một cơn ác mộng siêu thực, ngoài hành tinh, giống như bề mặt của một hành tinh khác".

Một bản tin của Thủy quân lục chiến cho biết đường băng được xây dựng lại hiện "kết nối quá khứ và “vị lai”, tưởng nhớ những hy sinh trong Thế chiến thứ hai đồng thời tăng cường “an ninh và hợp tác khu vực".

Trong những năm gần đây, an ninh ở khu vực Thái Bình Dương chủ yếu tập trung vào ĐCSTQ, mà Lầu Năm Góc gọi là “mối đe dọa thường xuyên”.

Một phần của việc giảm thiểu mối đe dọa là xây dựng các cơ sở quân sự để Mỹ có thể phân tán các tài sản như máy bay trong trường hợp xảy ra chiến sự, bao gồm cả việc xây dựng ở chuỗi đảo thứ hai, cách Trung Quốc đại lục đủ xa để vũ khí Trung Quốc khó tiếp cận.

Trung tá Không quân Hoa Kỳ Grant Georgulis đã viết trong một bài bình luận năm 2022 đăng trên trang web của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ rằng, các căn cứ của Hoa Kỳ ở chuỗi đảo thứ nhất, như Okinawa, Nhật Bản và Philippines “ngày càng trở nên dễ bị tổn thương do khả năng Quân sự của Trung Quốc với máy bay ném bom tầm xa, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo …”.

Georgelis viết: “Do đó, Hoa Kỳ nên ưu tiên Midway, Quần đảo Mariana, Palau và Quần đảo Marshall để bổ sung cho đảo Guam vốn đã được củng cố”.

Việc khôi phục các sân bay được sử dụng bởi máy bay ném bom vũ trang hạt nhân của Hoa Kỳ khiên không chỉ Thủy quân lục chiến phải tích cực triển khai ở khu vực Thái Bình Dương mà Lực lượng Không quân Mỹ cũng không “nhàn rỗi”.

Lực lượng Không quân Mỹ đã yêu cầu 400 triệu USD trong ngân sách năm 2025 để mở rộng đường băng tại sân bay quốc tế của hòn đảo trên đảo Yap của Liên bang Micronesia, nằm giữa Guam và Palau. Sân bay này trước đây là sân bay quân sự của Nhật Bản nên có thể sử dụng cho máy bay quân sự Mỹ.

Hoa Kỳ hiện đang làm việc tại các địa điểm khác trong chuỗi đảo thứ hai, bao gồm khôi phục North Field trên đảo Tinian thuộc Quần đảo Bắc Mariana, nơi các máy bay ném bom Mỹ thả bom nguyên tử vào tháng 8 năm 1945 cất cánh.

Georgelis nhấn mạnh: “Hoa Kỳ phải tập trung như tia laser vào nhu cầu chiếm ưu thế trên không của mình ở Thái Bình Dương. Hoa Kỳ phải tái sử dụng các hòn đảo có được trong Thế chiến thứ hai để tạo thành điểm thám hiểm chiến lược chuỗi đảo thứ hai”.

Đối với Mỹ, việc xây dựng mối quan hệ bền chặt với các quốc đảo Thái Bình Dương được coi là cách ngăn cản Trung Quốc giành được chỗ đứng trong khu vực. Chính quyền ông Biden đã ký thỏa thuận quốc phòng song phương với Papua New Guinea và sẽ mở lại đại sứ quán tại Quần đảo Solomon vào đầu năm 2023.

Palau đã ký một thỏa thuận thực thi pháp luật song phương với Hoa Kỳ vào năm ngoái, cho phép Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ thực thi luật pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của mình mà không cần có sự hiện diện của các sĩ quan Palau.

Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ Carlos Del Toro đã đến thăm thủ đô Koror của Palau vào tháng 3 năm nay và nói rằng quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Palau “trực tiếp hỗ trợ một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Tổng thống Palau Surangel Whipps Jr. đã chỉ trích hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm cả thái độ của nước này đối với Đài Loan. Palau là một trong số ít quốc gia công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao thay vì Bắc Kinh.

Theo Epochtimes
Bảo Thư biên dịch

Đọc tiếp