NATO có cần phải “chống Trump” không?

NATO có cần phải “chống Trump” không?
NATO có cần phải “chống Trump” không?( Ảnh:thanhnien)

Mặc dù Donald Trump không có mặt tại hội nghị thượng đỉnh NATO, tên ông vẫn xuất hiện ở khắp mọi nơi tại sự kiện này. Và liên minh quân sự vốn được cho là hùng mạnh nhất thế giới đang trong tâm thế chuẩn bị cho khả năng ông Trump có thể trở lại Nhà Trắng vào năm tới.

Ông Trump đã nhiều lần nói rằng Hoa Kỳ không nên bảo vệ các thành viên không đáp ứng được hướng dẫn của NATO về việc chi 2% GDP cho quốc phòng. Đó là một mối đe dọa sẽ vi phạm các nghĩa vụ phòng thủ chung cơ bản nhất của liên minh. Ông cũng đã đặt vấn đề về việc có nên gửi viện trợ quân sự cho Kyiv hay không và ủng hộ mối quan hệ chặt chẽ hơn với Tổng thống Nga Vladimir Putin .

Để bảo vệ liên minh NATO chống lại tất cả những điều đó, một số động thái chống Trump tại NATO đang thực hiện. 

Trước hết, họ đã bổ nhiệm Mark Rutte làm tổng thư ký mới. Phần lớn các nhà lãnh đạo NATO thấy cựu Thủ tướng Hà Lan, một cựu chiến binh chính trị xuyên Đại Tây Dương, đã bày tỏ mong muốn hợp tác với ông Trump khi vận động tranh cử. 

Tiếp đó họ đã chuyển các khoản chính của các khoản viện trợ quân sự cho Ukraine, từ tài trợ sang đào tạo, để tách khỏi sự chỉ huy của Hoa Kỳ chuyển sang sự bảo trợ của NATO.

Tuy nhiên các lãnh đạo NATO cũng đã thực hiện các bước để giải quyết mối quan tâm chính của ông Trump: đó là vấn đề "ăn bám" trong liên minh. Một kỷ lục khi lần đầu tiên 23 trong số 32 quốc gia NATO sẽ đạt được mục tiêu chi tiêu 2% trong năm nay, nhiều hơn gấp đôi so với năm 2021. Theo Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoana , những cảnh báo từ thời ông Trump là lời cảnh tỉnh đối với các đồng minh châu Âu.

Thật trùng hợp, các thành viên NATO gần gũi nhất với "gấu Nga" dường như không hề nao núng trước viễn cảnh Trump 2.0.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda và các bộ trưởng quốc phòng của Estonia, Latvia và Lithuania – tất cả đều có chung đường biên giới nhạy cảm với Nga – đã nói với GZERO trong cuộc họp với các bộ trưởng quốc phòng Baltic trong hội nghị thượng đỉnh NATO rằng dưới thời Trump, Mỹ đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở Ba Lan và các nước Baltic.

Trong khi đó, các bộ trưởng quốc phòng Baltic cho biết Trump đã đúng khi chỉ trích các nước NATO chi tiêu chậm chạp, và tại sao không: Tất cả các quốc gia Baltic đều chi tiêu trên 2%, và Ba Lan dẫn đầu liên minh với 4,1%.

Nói tóm lại: Họ không phải là vấn đề, vì vậy họ không lo lắng – và họ tự tin rằng họ có thể truyền đạt điều đó theo cách mà Trump có thể hiểu.

"Trump là một tay golf và NATO là một câu lạc bộ," Bộ trưởng Quốc phòng Estonia Hanno Pevkur trả lời khi được hỏi liệu các quốc gia Baltic có sợ Trump giành lại quyền lực hay không. "Khi bạn trả phí trong câu lạc bộ golf, bạn có thể chơi."

Theo Gzero
Bảo Thư