New York Times: Liên minh quân sự Nga - Triều mang lại kim tiền cho Kim Jong-un nhưng khiến Bắc Kinh đau đầu

New York Times: Liên minh quân sự Nga - Triều mang lại kim tiền cho Kim Jong-un nhưng khiến Bắc Kinh đau đầu
Sáng sớm ngày 19/6/2024, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) đã tổ chức lễ đón Tổng thống Putin đến sân bay Bình Nhưỡng và đứng đợi Tổng thống Nga Vladimir Putin trên đường băng. (Nguồn ảnh: VLADIMIR SMIRNOV/POOL/AFP qua Getty Images)

Nga và Triều Tiên gần đây đã ký "Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện", điều này làm tăng nguy cơ đối đầu quân sự ở Đông Bắc Á. Theo thời báo New York Times, các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên đang lộng hành mối quan hệ quyền lực này, điều đó khiến Trung Quốc có thể là bên thua cuộc lớn nhất trong việc phát triển liên minh quân sự giữa Nga và Triều Tiên.

Liên quan đến việc ký kết "Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện" giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, New York Times đưa tin tình trạng này đã khiến Trung Quốc đau đầu, bị kẹt ở giữa. Bởi vì Bắc Kinh luôn tự hào về việc là người kiến ​​tạo hòa bình, họ rất lo ngại về việc các nước phương Tây định vị Trung Quốc, Nga, Triều Tiên và Iran là “trục ác quỷ” và cáo buộc Mỹ đang dẫn dắt thế giới vào một cuộc Chiến tranh lạnh mới bằng cách chia rẽ các mối quan hệ liên minh.

Hiệp ước đối tác chiến lược giữa Nga và Triều Tiên giống như một hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và các nước khác. Khi chiến tranh nổ ra ở bất kỳ quốc gia nào có mối quan hệ này, các bên ký kết hiệp ước sẽ hỗ trợ. Điều này càng làm nổi bật cuộc khủng hoảng xung đột chiến tranh lạnh ở Đông Bắc Á.

Thời báo New York Times cho rằng: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể không muốn thấy Tổng thống Putin và ông Kim Jong-un xích lại gần nhau hơn.  Mặc dù ông Tập Cận Bình tuyên bố rằng không có ranh giới trong quan hệ với ông Putin và kiên quyết ủng hộ Triều Tiên, đồng thời họ cùng nhau đối mặt với áp lực của phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu, nhưng hầu hết các nhà phân tích đều tin rằng hiệp ước này sẽ hạn chế con bài thương lượng của Bắc Kinh với Triều Tiên và Nga.

Bắc Kinh đã nói rõ rằng đây là vấn đề giữa Nga và Triều Tiên và lập trường của họ rõ ràng là không can thiệp. Thời Ân Hoằng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng hiệp ước phòng thủ hiện tại giữa Triều Tiên và Nga, cùng với liên minh giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã làm gia tăng đáng kể nguy cơ đối đầu và xung đột ở Đông Bắc Á. Hơn nữa, Triều Tiên hòa bình có thể nói là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, và sự gia tăng căng thẳng quân sự trong khu vực sẽ là mối quan tâm sống còn đối với Trung Quốc.

Ông Daniel Russel, cựu trợ lý ngoại trưởng về châu Á và Thái Bình Dương tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và phó chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Xã hội Châu Á, nói rằng gì ông Putin biểu hiện trước ông Kim Jong-un đã tạo cho Bắc Kinh thêm một đối thủ cạnh tranh về ảnh hưởng ở Triều Tiên, Nga cho phép Kim Jong-un kiếm tiền nhưng lại khiến ông Tập Cận Bình đau đầu. Điều này rất quan trọng đối với chính quyền Bình Nhưỡng. Ngay cả khi mối quan hệ giữa Kim Jong-un và Tống thống Putin thực sự có thể kiềm chế được Bắc Kinh.

Trên thực tế, Triều Tiên trong lịch sử đã từng giỏi chơi đùa trong mối quan hệ quyền lực. Hiện tại, Kim Jong-un đang mong muốn giảm bớt những tài sản tiêu cực mà Triều Tiên đã phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Xét về tình hình hiện tại, Triều Tiên là kẻ lớn, là người chiến thắng, và Trung Quốc có thể xem như là kẻ thua cuộc.

Triều Tiên có chung đường biên giới với Trung Quốc, khiến Bắc Kinh vô tình chứng kiến ​​căng thẳng sự gia tăng vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Khi ông Tập Cận Bình nhậm chức, ông ta không hề có ý định phát triển quan hệ với ông Kim Jong-un, phải đến khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tích cực tìm cách giải quyết bế tắc ở Đông Bắc Á, ông Tập mới gặp ông Kim Jong-un trước cuộc gặp giữa cựu Tổng thống Trump và ông Kim Jong-un

Ngoài ra, sự tương tác chặt chẽ giữa Nga và Triều Tiên cũng khiến Trung Quốc có xu hướng sửa chữa và ổn định quan hệ với Hàn Quốc. Cùng thời điểm với cuộc gặp giữa ông Putin và ông Kim, các quan chức quân sự và ngoại giao Trung Quốc đã gặp các quan chức Hàn Quốc tại Seoul. Trung Quốc cũng muốn tăng cường hợp tác quân sự giữa Hàn Quốc và Mỹ.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Nga Putin có mâu thuẫn nhau ở “đẳng cấp liên minh” giữa Trung Quốc và Nga ?

Vào ngày 20, Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên đã công bố toàn văn hiệp ước, trong đó cũng đề cập đến hợp tác về năng lượng hạt nhân, thám hiểm không gian, an ninh lương thực và năng lượng.

Theo hãng thông tấn Yonhap, hiệp ước nêu rõ nếu một trong hai nước rơi vào tình trạng chiến tranh do sự xâm lược vũ trang của một cá nhân hoặc một số quốc gia thì bên kia phải tuân thủ Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc và phù hợp với các quy định của Hiệp ước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (CHDCND Triều Tiên) và luật pháp của Liên bang Nga, ngay lập tức sử dụng mọi phương tiện có sẵn để cung cấp hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác.

Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc quy định rằng tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc có quyền tự nhiên thực hiện quyền tự vệ cá nhân và tập thể nếu bị tấn công bằng vũ lực.

Sau hội nghị thượng đỉnh, ông Kim Jong-un tuyên bố rằng quan hệ giữa Triều Tiên và Nga đã được nâng cấp lên "liên minh đẳng cấp". Tuy nhiên, ông Putin không trực tiếp xác định mối quan hệ này là một liên minh.

Các ý kiến ​​vẫn còn bị chia rẽ về việc liệu một hiệp ước như vậy có thể được coi là một hiệp ước phòng thủ chung hay không.

Nga và Triều Tiên cùng nhau tự vệ, Hàn Quốc lên kế hoạch viện trợ quân sự cho Ukraine để phản công

Vào ngày 19, ông Kim Jong-un và ông Putin đã ký "Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện", trong đó tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ hỗ trợ lẫn nhau nếu bị "xâm lược". Về vấn đề này, Ukraine chỉ ra rằng Triều Tiên đang hỗ trợ Nga giết hại dân thường và cộng đồng quốc tế nên tăng cường cô lập; NATO cho rằng các nước độc tài ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau nên phe dân chủ cũng cần có một mặt trận thống nhất; tuyên bố sẽ xem xét lại viện trợ quân sự cho Ukraine và thậm chí có thể thay đổi quan điểm trước đây là không cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine.

Ngày 20, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc bày tỏ sự lên án mạnh mẽ, đồng thời nhấn mạnh động thái của Nga và Triều Tiên đe dọa an ninh quốc gia của Hàn Quốc và có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Nga sẽ hợp tác với cộng đồng quốc tế để ứng phó và giải quyết. Tăng cường liên minh Hàn Quốc - Mỹ, hệ thống hợp tác an ninh Hàn Quốc - Mỹ cũng sẽ xem xét lại kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine. Theo phân tích của hãng thông tấn Yonhap, Hàn Quốc có thể thay đổi quan điểm trước đây là không cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine.

Chánh văn phòng Nội các của Nhật Bản Hayashima Hayashi cũng tuyên bố vào ngày 20 rằng: Nhật Bản thực sự quan ngại về thỏa thuận được ký kết giữa Nga và Triều Tiên,  nhấn mạnh rằng điều này có thể vi phạm trực tiếp các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và thậm chí ảnh hưởng đến Nhật Bản và an ninh khu vực.

Tuyên bố của chính quyền Hàn Quốc cũng gây ra phản ứng từ phía Nga. Ông Putin đáp trả ngay ngày hôm đó khi đang có chuyến thăm Việt Nam. Ông Putin đặc biệt nhấn mạnh trong một cuộc họp báo địa phương rằng việc Hàn Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.

Đồng thời ông Putin cảnh báo rằng nếu Hàn Quốc thực sự làm điều này, Nga sẽ có biện pháp đối phó tương ứng, đây sẽ không phải là điều chính phủ Hàn Quốc muốn thấy.

Theo Secretchina
Minh Nguyệt biên dịch

Đọc tiếp