Người xưa có câu: Tính nào, mệnh ấy

Người xưa có câu: Tính nào, mệnh ấy
Người xưa có câu: Tính nào, mệnh ấy. (Ảnh: Public Domain)

Cũng như Nam Hoài Cẩn từng nói: "Người thượng đẳng có tài mà không có tật, người trung đẳng có tài mà có tật, người hạ đẳng không có tài mà có tật." Thật vậy, một người có tính khí như thế nào thì sẽ có số phận như thế ấy.

Nói cho cùng, tính khí thế nào thì tính cách cũng thế ấy. Người có tính tốt, có thể bỏ được tính nóng nảy, vứt bỏ tính xấu, tránh xa tính khí bộc phát. Như vậy, làm việc gì, nói năng ra sao cũng có thể giữ được bình tĩnh, phát huy được hiệu quả tốt.

Cuối cùng, một người mới có thể rèn luyện được tính khí ngày càng tốt, cũng đích thực có thể dựa vào chính mình mà sống tốt cuộc đời này.

Tính nóng nảy là điều không nên có

Những người quá nóng nảy thường rất dễ bị hao tổn năng lượng tinh thần. Bởi vì khi một người càng trở nên nóng nảy, điều đó cho thấy độ khó của vấn đề đã vượt quá khả năng xử lý của họ.

Thông thường, một người càng không kiểm soát được tính nóng nảy của mình, thì càng dễ mắc sai lầm, rối loạn trong công việc. Kết quả là, họ càng nóng lòng muốn đạt được kết quả, nhưng hiệu quả lại càng kém, thậm chí còn phản tác dụng.

Tục ngữ có câu: "Dục tốc bất đạt". Trong cuộc sống và công việc, thực sự không cần phải quá vội vàng, đừng để bản thân hình thành tính nóng nảy. Bởi vì một khi đã như vậy, điều đó có nghĩa là dù là trong công việc, trong cuộc sống hay trong giao tiếp, bạn sẽ tự chuốc lấy nhiều rắc rối và khó khăn hơn.

Hơn nữa, một khi đã quen với cách sống và làm việc đó, cuộc sống của bạn sẽ ngày càng bị động. Cuối cùng, khi thấy hiệu quả ngày càng kém, bạn sẽ càng nóng lòng, thấy người khác ngày càng tốt hơn mình, bạn sẽ càng thêm buồn phiền.

Suy đi nghĩ lại, bạn không tìm ra được vấn đề, không tìm ra được mấu chốt của vấn đề, mà chỉ lãng phí thời gian, tâm trạng ngày càng tồi tệ, cuộc sống ngày càng bực bội.

Tính nóng nảy thực sự không nên có, bạn cần phải quan sát bản thân, suy ngẫm về bản thân, đừng để cho cảm xúc, sự nóng giận ràng buộc, áp chế và gây trở ngại cho mình.

Hãy luôn giữ cho mình một nhận thức tỉnh táo, đừng dễ dàng rơi vào cái bẫy của sự nóng giận. Như vậy, không nóng vội, đủ bình tĩnh, bạn mới có thể vững vàng và ổn định hơn trên con đường phía trước.

Không nên giữ tính xấu

Những người có quá nhiều tính xấu, chắc chắn sẽ không sống tốt cuộc đời này. Tính xấu giống như lũ quét, tuy bình thường khó bộc phát, nhưng một khi bộc phát, sẽ có sức tàn phá lớn nhất. Sức tàn phá này sẽ thiêu rụi tất cả những nỗ lực và công sức trước đây.

Rõ ràng, những người đã từng chịu thiệt thòi, đặc biệt là những người đã từng chịu thiệt thòi vì tính xấu, chắc chắn sẽ có những cảm nhận sâu sắc. Thực sự không nên giữ tính xấu, và một khi đã nhận thức được sự tồn tại của tính xấu này và sự thôi thúc sắp bùng nổ, hãy chọn cách kìm nén nó.

Như vậy, một người mới có thể tránh bị tính xấu dẫn dắt, mới có thể thực sự tránh được những bi kịch xảy ra. Lời Phật dạy: "Nộ giả, tâm chi nô dã" (Tức giận là nô lệ của tâm trí).

Sự tồn tại của tính xấu, nói cho cùng, chỉ mang đến những tổn thương không lường trước được cho bản thân và người khác. Và những tổn thương này, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình cảm giữa người với người, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trạng thái công việc của chính mình.

Cuối cùng, càng dễ mất kiểm soát cảm xúc, càng dễ rơi vào tình cảnh khó khăn, làm xáo trộn cuộc sống, hủy hoại cuộc đời mình. Pythagoras từng nói: "Sự tức giận bắt đầu bằng sự ngu xuẩn, và kết thúc bằng sự hối hận."

Như vậy có thể thấy, tính xấu, đặc biệt là tính nóng giận, thực sự không nên có. Chỉ có bằng cách học cách kiểm soát cảm xúc của mình, giữ vững tâm lý của mình, cuộc sống mới có thể đi vào quỹ đạo bình thường, cuộc đời mới có thể có thêm nhiều khả năng tốt đẹp.

Cuối cùng, một người mới có thể từ bỏ tính xấu, tránh sống trong hối hận, đau khổ và tuyệt vọng.

Người nóng tính không đáng tin cậy

Có câu nói rằng: "Nóng giận là ma quỷ". Người nóng tính rất dễ trở nên bốc đồng, cũng rất dễ vì sự bốc đồng mà làm ra những chuyện được không bù mất. Và những chuyện được không bù mất này, một khi càng diễn biến nghiêm trọng, sẽ dẫn đến bi kịch lớn hơn.

Nói cho cùng, tính nóng nảy thật sự không có chút đáng tin cậy nào, có người cho rằng khi mình bộc phát cơn nóng giận, là đang cảnh cáo đối phương, cho đối phương thấy thái độ của mình. Nhưng trên thực tế, chỉ khiến bản thân rơi vào tình cảnh bị động hơn, cũng chỉ khiến tâm trạng của bản thân càng thêm nóng nảy, càng khó kiểm soát.

Francis Bacon từng nói: "Dù bạn biểu lộ sự tức giận như thế nào, cũng đừng làm ra bất cứ chuyện gì không thể cứu vãn." Dù thế nào đi nữa, cảm xúc nóng nảy cũng vậy, tính khí cũng vậy, đều không đáng tin cậy.

Học cách kiềm chế tính khí của mình, giữ vững cảm xúc của mình, quản lý tốt tâm trạng của mình, con người mới có thể dần dần hình thành những thói quen tốt hơn.

Cuối cùng, tâm trạng tốt, hình thành nên thói quen tốt, thói quen tốt, tạo nên hành vi tốt. Và hành vi tốt, nhất định có thể nuôi dưỡng nên một cuộc đời tốt đẹp, gặt hái một số phận tốt đẹp.

Theo 163.com
Minh Nguyệt

Đọc tiếp