Nhân chứng sự kiện 25.4 kể lại: 26 năm trước, tôi đã chứng kiến sự vĩ đại của Pháp Luân Đại Pháp

Một người tàn tật cấp độ bốn, phải chống nạng để đi lại, sau khi tu luyện Pháp Luân Công vào cuối năm 1998 đã hồi phục sức khỏe. Từ đó, ông kiên định với niềm tin tu luyện Đại Pháp.
Không lâu sau đó, vào ngày 25 tháng 4 năm 1999, ông đã trực tiếp trải qua cuộc thỉnh nguyện hòa bình 25/4 chấn động trong và ngoài nước. Nhớ lại cảnh tượng 26 năm trước, ông nói: "Ngày hôm đó, tôi đã chứng kiến uy đức của Pháp Luân Đại Pháp, chứng kiến sự hòa bình, lý tính của những người tu luyện Đại Pháp, cũng như phẩm chất đạo đức cao thượng dám đứng lên vì chân lý."
Tu Đại Pháp, người tàn tật cấp bốn vứt bỏ đôi nạng
Trương Tuấn Tân là một công nhân bình thường tại một nhà máy xi măng ở huyện Hoài Nhu, Bắc Kinh. Vào một ngày năm 1998, trên đường đi làm, ông gặp một tai nạn giao thông nghiêm trọng, dẫn đến gãy xương đùi, vỡ xương chậu, không thể tự đi lại được và bị bác sĩ xác định là tàn tật cấp độ bốn. Ông không thể đi làm, chỉ có thể trở về quê dưỡng bệnh.
Lúc đó, Trương Tuấn Tân đang ở độ tuổi tráng niên, cả ngày ở nhà dưỡng bệnh, tương lai mờ mịt, ông vô cùng chán nản. Vốn tính nóng nảy, giờ ông càng trở nên cáu kỉnh hơn, hễ có chuyện không vừa ý là nổi giận.
Tháng 12 cùng năm, một người thân của Trương Tuấn Tân đã giới thiệu Pháp Luân Công cho ông, hy vọng có thể giúp ông thoát khỏi cảnh khốn khó. Nhưng Trương Tuấn Tân đã từ chối, ông là một người vô thần, hoàn toàn không tin vào khí công.
Người thân đó nói: "Đến thử anh còn không muốn thử, vậy thì chỉ có thể tàn phế cả đời thôi." Nghe những lời này, Trương Tuấn Tân động trong lòng. Lúc bấy giờ không có bất kỳ phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi căn bệnh của anh, anh muốn thử vận may, "coi như ngựa chết chữa thành ngựa sống vậy."
Thế là, Trương Tuấn Tân được vợ dìu, chống nạng đến điểm học Pháp địa phương, học tĩnh tọa, luyện công. Anh còn tham gia lớp chín ngày xem băng giảng Pháp của Đại Pháp sư phụ.
Sau chín ngày học Pháp, Trương Tuấn Tân có nhận thức sâu sắc hơn về Đại Pháp, các giá trị quan và nhân sinh quan của anh đã thay đổi hoàn toàn, anh nhận ra rằng "vô thần luận là không đúng," "tu luyện Đại Pháp cần đề cao tâm tính và tiêu chuẩn đạo đức của bản thân." Anh bắt đầu từ từ thay đổi tính nóng nảy, cũng dần buông bỏ tâm danh lợi. Trước đây anh nghiện thuốc lá và rượu bia lâu năm, sau khi tu luyện đã nhanh chóng bỏ được cả hai thứ.
Không lâu sau, anh phát hiện chân mình không còn đau nhiều nữa, đi lại cũng có lực hơn, thế là anh bỏ một chiếc nạng. Sau này, hai chân anh hoàn toàn có thể tự đứng vững và đi lại, vì vậy anh đã vứt bỏ cả hai chiếc nạng. Quá trình này diễn ra chưa đầy một tháng.
Trương Tuấn Tân vô cùng vui mừng, anh xúc động nói: "Pháp Luân Công thật thần kỳ!" "Đại Pháp đã cho tôi một cuộc đời mới."
Trực tiếp trải nghiệm cuộc thỉnh nguyện hòa bình ngày 25 tháng 4, chứng kiến sự vĩ đại của Pháp Luân Đại Pháp
Tối ngày 24 tháng 4 năm 1999, Trương Tuấn Tân đến nhà một học viên Pháp Luân Công địa phương để cùng học Pháp như thường lệ. Trong lúc đó, một học viên Pháp Luân Công nhận được điện thoại, nói rằng một tạp chí ở Thiên Tân đã đăng bài phỉ báng Pháp Luân Công, các học viên địa phương đã đến tòa soạn để làm rõ sự thật, nhưng Công an Thiên Tân đã điều động hàng trăm cảnh sát và cảnh sát vũ trang, đánh đập các học viên Pháp Luân Công, còn bắt giữ 45 học viên, và nói rằng Thiên Tân không giải quyết được, phải lên Bắc Kinh mới được.
Sau khi nghe điện thoại, học viên Pháp Luân Công đó hỏi mọi người, có ai nguyện ý đến Cục Khiếu nại Bắc Kinh để thỉnh nguyện, yêu cầu Thiên Tân thả người không?
"Công pháp tốt như vậy, tại sao lại không cho luyện?" Trương Tuấn Tân nói, Pháp Luân Đại Pháp không tốn một xu của nhà nước, lại giúp mọi người có được sức khỏe tốt, đạo đức được nâng cao, gia đình hòa thuận, thúc đẩy văn minh tinh thần xã hội, tiết kiệm chi phí tài chính cho đất nước, công pháp tốt như vậy, sao nhà nước lại ngăn cản chứ?
Trương Tuấn Tân biết về sự kiện thảm sát Quảng trường Thiên An Môn "ngày 4 tháng 6", cũng biết rằng việc thỉnh nguyện có thể gặp nguy hiểm. Nhưng là một người được thụ ích trực tiếp, anh không hề do dự, lập tức bày tỏ ý muốn đến Bắc Kinh thỉnh nguyện.
Sáng sớm ngày 25 tháng 4 năm 1999, Trương Tuấn Tân và 2 học viên Pháp Luân Công khác đi ô tô một tiếng đến huyện Hoài Nhu, rồi từ huyện lại đi ô tô một tiếng đến Đông Trực Môn, Bắc Kinh. Cả ba người họ chưa từng đến Bắc Kinh, cũng không biết Cục Khiếu nại ở đâu. Thế là họ thuê một chiếc xe ba bánh, nhờ người lái xe chở họ đến Cục Khiếu nại.
Khoảng hơn 8 giờ sáng, đoàn người đến nơi. Chỉ thấy hai bên đường đứng rất nhiều người, xếp thành hàng dài, hỏi ra đều là học viên Pháp Luân Công, thế là họ đứng vào cuối hàng. Sau đó liên tục có người đến, mọi người đều rất trật tự xếp hàng theo dòng người.

Lúc đó, Trương Tuấn Tân đứng ở hàng đầu gần lòng đường, phía sau còn mấy hàng nữa. Anh nhớ lại, đường phố rất đông người, có đến mấy vạn người. Mọi người đều rất yên tĩnh, không có khẩu hiệu, không có tiếng ồn ào. Tất cả đều im lặng đứng đó chờ đợi. Bên cạnh có cảnh sát đứng gác, cảnh sát cũng rất thoải mái, họ hút thuốc, trò chuyện.
Đoàn người của Trương Tuấn Tân không mang theo gì cả, đến trưa, họ chưa ăn uống gì, cứ đứng yên tại chỗ chờ đợi, mọi người đều hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết trong ngày.
Đến chiều, Trương Tuấn Tân nghe người bên cạnh nói, có đại diện đã vào bên trong để đối thoại. Mọi người đều vui mừng: "Sự việc có tiến triển rồi."
Đến tận tối mịt, trời dần tối hẳn, thấy những người bên cạnh lục tục rời đi. Trương Tuấn Tân nghĩ rằng sự việc chắc đã được giải quyết, thế là cũng đi theo dòng người rời đi.
Anh nói: "Lúc đi, mọi người rất trật tự, rất yên tĩnh, đều nhường nhịn nhau, có người đi bộ thì nhường người đi bộ đi trước, rời đi rất yên tĩnh, ngay cả rác trên mặt đất cũng tiện tay nhặt đi."
"Một đám đông lớn như vậy, mà không gây ra chen lấn, không ảnh hưởng đến xã hội địa phương." Trương Tuấn Tân chưa từng thấy tình huống như vậy, anh rất chấn động. Anh nói: "Tố chất của đệ tử Đại Pháp quá cao, đệ tử Đại Pháp tu luyện có lợi cho văn minh tinh thần của toàn xã hội."
Lúc đó, Trương Tuấn Tân tu luyện Pháp Luân Công chưa đầy nửa năm, ngày hôm đó không chỉ là một ngày quan trọng trong hành trình cuộc đời anh, mà còn là một cột mốc quan trọng trên con đường tu luyện của anh. Anh tận mắt "chứng kiến uy đức của Đại Pháp, sự vĩ đại của những người tu luyện Đại Pháp."
Anh nói: "Sau ngày hôm đó, tôi càng kiên định và càng tin tưởng hơn vào Pháp Luân Công."
Trải qua bức hại, kiên định Đại Pháp không lay chuyển
Tuy nhiên, cuộc thỉnh nguyện hòa bình chấn động thế giới, được thế nhân ca ngợi là cuộc thỉnh nguyện hòa bình nhất trong lịch sử Trung Quốc, đã không làm cảm động những người cầm quyền. Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, đương kim lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phát động một cuộc đàn áp quy mô lớn trên toàn quốc, bắt giữ và đàn áp dã man các học viên Pháp Luân Công, gây ra vô số thương vong và cuộc bức hại kéo dài cho đến ngày nay.
Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, các đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới bắt đầu cuộc phản bức hại và giảng chân tướng gian khổ. Trương Tuấn Tân đã ba lần lên Quảng trường Thiên An Môn giương biểu ngữ, nói một lời công đạo cho Đại Pháp sư phụ. Anh tự làm biểu ngữ, trên đó viết: Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo. Mỗi lần anh đều bị cảnh sát bắt giữ và giam giữ tại đồn cảnh sát, bị cảnh sát dùng chân đá, đe dọa, hăm dọa, đánh đập, đưa đến các trung tâm tẩy não để bức hại, bị ép viết cam kết không tu luyện nữa.
Trong những năm tháng sau đó, mỗi khi Trung Cộng có các hội nghị quan trọng (cái gọi là ngày nhạy cảm), Trương Tuấn Tân đều bị giám sát, quấy rối. Có một lần anh còn bị bắt vào đồn cảnh sát giam giữ.
Rạng sáng năm 2004, đồn cảnh sát và ủy ban khu phố địa phương đã gõ cửa bắt giữ anh, may mắn lúc đó anh không bị bắt. Để trốn tránh việc bắt giữ bất hợp pháp, anh đã đào một cái hố trên chiếc giường đất ở nhà, khi cảnh sát đến quấy rối có ý định bắt giữ thì anh trốn xuống đó, toàn bộ quá trình kéo dài 18 tháng. Trong thời gian này, cảnh sát đội bảo an quốc gia huyện Hoài Nhu ngày nào cũng đến quấy rối, cảnh sát mặc thường phục giám sát 24/24. Họ còn mua chuộc hàng xóm của anh để theo dõi động tĩnh của họ ngày đêm.
Rạng sáng tháng 9 năm 2005, 15 người thuộc đội bảo an quốc gia, công an và ủy ban khu phố đã bao vây nhà Trương Tuấn Tân, cưỡng chế khám xét nhà trái phép, Trương Tuấn Tân bị phát hiện, bị đội bảo an quốc gia đưa đi giam giữ trái phép 28 ngày, ban đêm không cho ngủ, cưỡng bức lao động, đánh đập bằng tay chân.
Bốn ngày sau khi về nhà vào tháng 10 năm 2005, Trương Tuấn Tân lại bị bắt cóc và đưa đến trung tâm tẩy não hơn 20 ngày.
Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công đã 26 năm, vô số gia đình ly tán, tan cửa nát nhà, thậm chí nhiều học viên Pháp Luân Công còn bị mổ cướp nội tạng.
Khoảng nửa năm trước, Trương Tuấn Tân đã di cư đến Canada. Ở đất nước tự do, anh càng nỗ lực tu luyện và giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho thế nhân. Trương Tuấn Tân nói: "Dù đã trải qua bao nhiêu bức hại, tôi cũng không hối hận, bởi vì Pháp Luân Công là chính Pháp, những gì tôi làm là đúng. Tà không thắng chính!"
Theo Soundofhope
Minh Nguyệt