Những điểm chính của Tây Du Ký không thể bỏ qua: Tôn Ngộ Không thật và giả có ý nghĩa sâu xa gì?

Vài ngày trước, tôi xem "Tây Du Ký" và trò chuyện với cậu con trai 11 tuổi của mình. Cậu bé chia sẻ cảm nhận về một số nhân vật và tình tiết trong tác phẩm, bày tỏ không hài lòng khi tới lúc thầy trò Đường Tăng gặp Lục Nhĩ Hầu. Cả hai đều là hầu tinh sinh ra từ âm dương của trời đất, dựa vào điều gì mà Tôn Ngộ Không có cơ hội theo Đường Tăng đi thỉnh kinh, tu hành, còn Lục Nhĩ Hầu kia lại không có tư cách?
Đế Thính đã nghe được nguồn gốc lai lịch của nó, nhưng không dám nói ra có phải vì sợ bị hầu tinh đánh? Tại sao Quán Thế Âm và các vị thần khác không thể phân biệt được Tôn Ngộ Không thật và giả? Đường Tăng là người trần mắt thịt không có năng lực đặc biệt, dựa vào điều gì lại là sư phụ của Ngộ Không và những người khác, thỉnh thoảng còn niệm chú kim cô để khống chế Ngộ Không là tại sao?
Những nghi ngờ này cùng những nghi ngờ khác nảy sinh từ việc đọc các bình luận có liên quan trên Internet và có tính đại diện ở một mức độ nào đó. Ngoài ra, một ý nghĩ khác chợt nảy ra trong đầu cậu bé: tại sao chúng ta phải bận rộn học tập và làm việc suốt ngày? Tôi bừng tỉnh như được tái sinh và đột nhiên nhìn thấu cõi hồng trần và nhân tình thế thái!
Những suy nghĩ có vẻ xa viển vông không thiết thực này thực ra đều tồn tại ở mỗi người theo một cách nào đó. Đây hẳn là sự đánh thức thỉnh thoảng bản năng của một người, dẫn đến một tia sáng cảm hứng! Đúng vậy, mỗi ngày chúng ta giống như một con lừa bịt mắt kéo một chiếc cối xay, đi vòng quanh một cách máy móc và vô minh, bận rộn và bận rộn là tại sao? Có phải chỉ vì một miếng cỏ thôi không?
Trong cuộc sống, ngoài việc ăn, ngủ và mặc sức hưởng thụ, lẽ nào không còn mục đích, ý nghĩa gì khác để ta theo đuổi nữa hay sao? Tôi không thể gật bừa, tôi luôn cảm thấy những năm tháng ngắn ngủi của cuộc đời, chẳng qua chỉ là một điểm dừng chân trong dòng sông vĩnh cửu của sinh mệnh, giống như việc ở trong khách sạn tá túc vài ngày rồi vội vã rời đi. Chắc chắn đó không phải là đích đến cuối cùng của cuộc đời chúng ta, cũng tuyệt đối không cần lăn lộn một cách vô tri vô giác không có mục đích lãng phí.
Cũng giống như thầy trò Đường Tăng, việc an bài luân hồi chuyển thế vạn cổ đến nay đều là lợi dụng sự mê ảo nơi trần gian mấy chục năm mà thỉnh kinh tu luyện, mục đích là trong cõi ảo ảnh nơi thế gian tu bỏ đi những nhân tố không tốt đẹp của sinh mệnh như danh lợi tình thù, sân si, thất tình lục dục, từ đó phản bổn quy chân, quay về với bản tính thiện lương ban đầu, trở về với gia viên tốt đẹp tiên thiên của mình.
Mấy chục năm tại nơi thế gian, chẳng qua chỉ là một đoạn đường chịu đựng gian khổ trong hành trình của sinh mệnh mà thôi. Chỉ một chút tham luyến với cỏ cây hoa lá, nhân tình thế thái nơi đây đều sẽ dẫn tới sự thất bại trong tu luyện, trong chặng đường đã được an bài của sinh mệnh, khiến cho sinh mệnh chỉ có đi mà không thể trở về, vĩnh viễn mê mờ lạc lối giữa đường và không bao giờ có thể quay về ngôi nhà thực sự của mình.
Nhìn tổng quát toàn bộ tác phẩm "Tây Du Ký", toàn bộ quá trình Đường Tăng và năm đồ đệ (bao gồm cả bạch long mã) từ khi đầu thai hạ phàm tới thế gian đến khi tu hành rồi trở về vị trí của mình, tổng quát những biến đổi xã hội và tám mươi mốt khó nạn bao quanh sự tu hành của năm thầy trò họ, chúng ta có thể thấy đầy đủ mọi tin tức về hình thức, mục đích và ý nghĩa của vũ trụ, thời gian, không gian và sinh mệnh. Chúng ta có thể thấy rằng sự vận hành, phát triển và tiến hóa của mọi thứ trong vũ trụ đều có mối quan hệ nhân quả, có trật tự và được sắp xếp theo từng tầng từng tầng, và không hề mù quáng, ngẫu nhiên, vô tổ chức hay hỗn loạn.
Lục Nhĩ Mỹ Hầu là ai?
Trong Tây Du Ký, khi Lục Nhĩ Mỹ Hầu biến thành Tôn Ngộ Không, khiến ngay cả sư phụ Đường Tăng, hai sư đệ là Trư Bát Giới và Sa Tăng cũng không tài nào phân biệt được đâu là thật đâu là giả.
Chuyện là Tề Thiên Đại Thánh năm ấy bản lĩnh đầy mình, thần thông quảng đại, từ Linh Tiêu Bảo Điện đến Diêm La Địa Ngục, không nơi nào là không dám đến, không chốn nào là không dám quậy. Nói đến độ ngông cuồng khi không ai dám vượt mặt Tôn Ngộ Không. Trải qua bao phen khốn đốn mới đưa Tôn Ngộ Không vào con đường chính đạo, phò tá sư phụ Đường Tăng tới Tây Thiên thỉnh kinh.
Thế nhưng một ngày nọ xuất hiện thêm một Lục Nhĩ Mỹ Hầu, bản lĩnh không hề thua kém Tề Thiên Đại Thánh. Lục Nhĩ Mỹ Hầu tính tình hung ác, nó đã mạo danh Tôn Ngộ Không rồi làm chuyện ác. Vì hiểu nhầm rằng đồ đệ chưa hết dã tâm nên đã xua đuổi Tôn Ngộ Không.
Vì bị oan ức, Tôn Ngộ Không quyết đi tìm Lục Nhĩ Mỹ Hầu, quyết một phen sống mái. Hai bên đánh nhau long trời lở đất vẫn bất phân thắng bại. Ngay cả sư phụ cùng hai sư đệ thân thiết cũng không phân biệt được đâu là Tôn Ngộ Không thật, đâu là giả. Vì thế, Tôn Ngộ Không chỉ còn nước mời các chư vị thần tiên trên trời giúp phân biệt thật giả, trả lại sự trong sạch cho mình.
Tuy nhiên, phép biến hóa của Lục Nhĩ Mỹ Hầu lợi hại đến mức pháp nhãn của Quan Âm Bồ Tát, gương chiếu yêu của Ngọc Đế cũng không nhìn ra đây là thật, đâu là giả. Cuối cùng, hai con khỉ lại lao vào đánh nhau, kiện lên đến Phật Tổ nhờ phân giải.
Phật Tổ nói: “Các ngài pháp lực to lớn thật nhưng chỉ biết được mọi việc trong vòng trời, mà không biết hết các giống vật trong đó, và càng không biết rộng khắp các giống loài trong vòng trời”. Ý chỉ rằng chư Thần nơi Thiên Cung Địa Phủ cùng đại chúng nơi Linh Sơn pháp hội chỉ lo chú tâm tu luyện, hoàn toàn không biết rằng Lục Nhĩ Mỹ Hầu có tới tận 6 cái tai, mọi việc trong thiên hạ nó vốn chỉ cần đứng một chỗ là biết được tường tận.
Hơn nữa, Lục Nhĩ Mỹ Hầu và Tôn Ngộ Không vốn có đường sinh mệnh tương thông nhau nên thần thánh tứ phương không thể trừ diệt tận gốc con khỉ đá ấy, việc giam hãm Lục Nhĩ với thần thánh chỉ là tạm thời.
Lục Nhĩ Mỹ Hầu dám cả gan mạo danh Tôn Ngộ Không, đánh nhau bất phân thắng bại chứng tỏ con khỉ này cũng muôn phần lợi hại. Trong Tây Du Ký, Ngô Thừa Ân miêu tả về Lục Nhĩ Mỹ Hầu là loài "nghe trộm ngoài nghìn dặm". Vì vậy, rất nhiều kế hoạch bí mật và pháp thuật tu luyện đều bị Lục Nhĩ Mỹ Hầu nghe trộm và rèn luyện thành thục.
Sau khi bị Phật Như Lai phát hiện ra chân tướng, “Con di hầu sợ quá lông tóc dựng đứng, biết chừng khó thoát, vội vàng lắc mình một cái, biến thành một con ong mật, bay vút lên không, bị Như Lai tung ngay chính chiếc bát bằng vàng lên úp chụp, con ong rơi xuống. Mọi người không biết, cứ ngỡ con ong chạy thoát“. Chính ngay cả Quan Âm Bồ Tát thần thông quảng đại, hiểu tận chân tơ kẽ tóc cũng không phát hiện ra. Có thể thấy được rằng, Lục Nhĩ Mỹ Hầu không phải là công phu hạng thường.
Nguyên nhân sự xuất hiện của Lục Nhĩ Mỹ Hầu
Lục Nhĩ Mỹ Hầu và Tôn Ngộ Không 500 năm trước là cùng thuộc một họ. Tôn Ngộ Không 500 năm trước cũng là một yêu tinh đại náo thiên cung, không nơi nào là không dám đến. Dù đã theo Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh nhưng vẫn ngông cuồng, “ma tâm” bên trong vẫn chưa trừ bỏ dứt, chỉ đợi có dịp là lại nổi lên. Lục Nhĩ Mỹ Hầu là "ma tâm" của Tôn Ngộ Không nên chỉ có Phật Tổ Như Lai mới phát hiện được đâu là thật đâu là giả
Theo đó, ẩn ý của Ngô Thừa Ân thì Lục Nhĩ Mỹ Hầu chính là "ma tâm" của Ngộ Không. Vậy nên cuộc chiến giữa Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu bất phân thắng bại chính là cuộc chiến giằng xé của nội tâm. Một bên là Phật tâm - sang Tây thiên thỉnh kinh, tu thành chính quả và một bên là Ma tâm - quay về Hoa Quả Sơn làm hầu vương.
Ngay cả sư phụ và các vị Bồ Tát, thần tiên cũng không phân biệt được Lục Nhĩ Mỹ Hầu và Tôn Ngộ Không là bởi vì ma từ trong tâm Tôn Ngộ Không. Đến cuối cùng, chỉ có Phật Tổ mới nhìn thấy được tâm của Ngộ Không và đưa con khỉ này đi về con đường chính đạo.
Nói đến chuyện Mỹ Hầu Vương thật và giả, đây thực sự không phải là điều mà người bình thường có thể hiểu được. Mối quan hệ giữa Lục Nhĩ Mỹ Hầu và Thạch Hầu là gì? Tại sao các vị thần không thể nhìn thấy nguồn gốc của nó? Cuối cùng, sau khi được Đức Phật Như Lai khai sáng, họ mới nhận ra rằng hai con khỉ có cùng nguồn gốc và đều được sinh ra từ năng lượng âm dương của vũ trụ. Vậy tại sao Phật Tổ không đối xử với cả hai một cách bình đẳng như nhau? Tại sao lại ưu ái khỉ đá và chỉ cho nó cơ hội để tu luyện và trở về bản chất ban đầu, phản bổn quy chân?
Lục Nhĩ Mỹ Hầu xuất hiện khi nào? Nó xuất hiện khi giữa hai thầy trò xảy ra mâu thuẫn, Ngộ Không tức giận quay về Hoa Quả Sơn. Nói cách khác, chính vì Tôn Ngộ Không tu hành được nửa đường và muốn xuất đạo, không muốn có mối liên hệ nào với Đường Tăng và các đệ tử khác nên mới dẫn đến sự xuất hiện của Lục Nhĩ.
Không có vị thần nào sắp đặt Lục Nhĩ Mỹ Hầu tu luyện và bảo vệ Đường Tăng đi thỉnh kinh. Vậy làm sao Lục Nhĩ Mỹ Hầu có thể đủ tư cách thay thế Ngộ Không đi Tây Thiên? Đấy không phải là cướp thành quả của người khác sao? Từ khi Tôn Ngộ Không ra đời và học được cách hàng phục yêu ma, đến lúc đại náo thiên cung và bị đè dưới núi Ngũ Hành, đến lúc trèo đèo lội suối hàng phục yêu ma, kẻ gian ác và bảo vệ Đường Tăng thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không đã kết bao nhiêu duyên phận với các vị Thần Phật và với Đường Tăng, cũng đã phải chịu đựng bao nhiêu khổ cực, gian nan vất vả và đã lập được nhiều công lao to lớn. Làm sao có thể dễ dàng tước đoạt đi quả vị và để người khác thay thế? Cho nên, giới tu luyện luôn nhấn mạnh vào hai chữ duyên phận. Không có duyên phận thì thật sự rất khó có cơ duyên tu luyện.
Các vị thần không thể phân biệt được Tôn Ngộ Không thật và giả vì cấp độ và sức mạnh pháp lực của họ không đủ cao. Chúng ta biết rằng hai con khỉ có cùng nguồn gốc và được sinh ra từ linh khí của đất trời. Vũ trụ được tạo ra và tồn tại bởi vật chất, nhưng mọi vật chất đều có hai mặt, tức là âm và dương, thiện và ác, tốt và xấu, và chúng tồn tại trong trạng thái tương sinh và tương khắc. Tầng thứ của sinh mệnh càng cao thì các hạt tạo nên vật chất của sinh mệnh càng nhỏ bé.
Bất kỳ sinh mệnh nào cũng có thể nhìn thấy rõ những thứ ở tầng dưới của mình, nhưng không thể nhìn thấy hình thức tồn tại của sinh mệnh ở tầng thứ cao hơn, vì vậy cũng không tiin. Giống như nhân loại chúng ta, không khó để nhận ra những gì đang diễn ra trong thế giới của những chú kiến nhỏ, chúng tranh đấu chỉ vì nửa hạt gạo. Nhưng không thể thấy gì về thế giới của Thần trên thiên quốc, thậm chí còn không tin vào điều đó.
Ngoài ra, còn một lý do nữa khiến chúng thần không thể hiểu được, đó là hai con khỉ thực chất là hai mặt của một sinh mệnh, giống như bất kỳ vật chất nào và sự sống đều có tính chất âm và dương. Thép cứng nhưng dễ gỉ, trong khi gốm sứ không gỉ nhưng rất giòn và sẽ vỡ nếu bị va đập. Con người có một mặt là "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, nhu, nhu, tiết, khiêm", nhưng cũng có một mặt là "giả ác đấu, tham sắc dục, lười biếng và cuồng ngạo". Nói cách khác, Phật tính và ma tính đồng thời tồn tại.
Như bạn có thể thấy, khi hai con khỉ cãi nhau, chúng có vẻ hơi bối rối không biết chúng là loài khỉ gì. Về cơ bản, khỉ đá (Ngộ Không) là nguồn gốc của sự sống và là sự sống nguyên thủy nhất, Về cơ bản, khỉ đá (Ngộ Không) là nguồn gốc của sự sống và là sự sống nguyên thủy nhất. Di hầu là một dạng khỉ hình thành từ hậu thiên, không phải là vật chất và sinh mệnh có bản tính thuần chất từ bẩm sinh.
Giống như con người chúng ta, khi mới sinh ra rất ngây thơ và trong sáng, không có lòng tham hay suy nghĩ vẩn vơ. Chúng ta cười khi vui và khóc khi buồn, không hề che giấu điều gì. Nhưng khi lớn lên và tiếp xúc với xã hội, dần hình thành nhiều khái niệm, thói quen, v.v. và bắt đầu học cách suy nghĩ và che giấu suy nghĩ thực sự bên trong mình. Điều này thực sự hình thành nên một "cái tôi giả tạo", không phải là con người thật của ta. Bởi vì những suy nghĩ của bản ngã giả tạo chỉ là sự ngụy trang cho những âm mưu, để phô bày với người khác và không phải là mong muốn thực sự của một người.
Bề ngoài thì tôi nói không quan trọng, nhưng trong lòng rất quan tâm, tôi rất lo lắng và cảm thấy rất khó chịu. Giống như Lục Nhĩ Mỹ Hầu, nói rằng sẽ bảo vệ Đường Tăng trên đường đi thỉnh kinh, nhưng khi gặp phải khó khăn thực sự, nó sẽ trốn thoát hoặc thậm chí dùng gậy đánh sư phụ. Nhưng với Tôn Ngộ Không thì khác. Mặc dù nhất thời giận dỗi, bất đồng, khó chịu nhưng khi nghe tin sư phụ thực sự gặp nạn, lập tức tìm mọi cách cứu giúp, bảo vệ.
Hơn nữa, vì Ngộ Không quyết tâm và kiên định nên cuối cùng chính sư phụ của Đường Tăng là Phật Tổ đã ra tay đối phó với Lục Nhĩ Mỹ Hầu. Quán Thế Âm và các vị thần khác không có năng lực đối phó với nó. Điều này cũng cho thấy, tầng thứ của sư phụ càng cao, năng lực càng lớn, thì trình độ tu luyện mà đồ đệ có thể đạt tới càng cao. Cho nên khi tu hành phải bước vào cánh cửa chính pháp và đại đạo, không nên đi theo tiểu đạo thế gian, càng không nên nghe tin theo tà đạo.
Theo Secretchina
Bình Nhi