Ông Kim Jong-un ra lệnh các nhà ngoại giao của mình không được rời bỏ Bắc Kinh​​

Ông Kim Jong-un ra lệnh các nhà ngoại giao của mình không được rời bỏ Bắc Kinh​​
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đến VostochnyСosmodrome để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, ở vùng Amur, viễn đông, Nga, ngày 13 tháng 9 năm 2023. (Ảnh: kremlin.ru)

Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc hôm nay cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gần đây đã ra lệnh cho các nhà ngoại giao Triều Tiên tại Trung Quốc: "Đừng né tránh xung đột với Trung Quốc Đại Lục" khi thực hiện nhiệm vụ, cho thấy tình hình đang diễn biến phức tạp.

Các học giả phân tích rằng Triều Tiên có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế do Trung Quốc gây áp lực thông qua thương mại.

Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc cho biết thêm rằng, họ đang đặc biệt chú ý đến lý do và những diễn biến liên quan khiến ông Kim Jong-un ban hành chỉ thị như vậy đối với các nhà ngoại giao Triều Tiên ở Trung Quốc.

Hãng thông tấn Yonhap phân tích dù Cơ quan Tình báo Quốc gia không giải thích những chỉ thị ngoại giao cụ thể nào mà ông Kim Jong-un đưa ra nhưng mối quan hệ giữa Triều Tiên và đại lục có thể sẽ gặp rắc rối trong tương lai.

Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn được tổ chức vào tháng 5 năm nay sau 4 năm gián đoạn. Sau hội nghị, một tuyên bố chung được đưa ra đề cập đến vấn đề phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên đã gây ra sự bất mãn. Bất chấp mối quan hệ với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên đã chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố này, mặc dù Thủ tướng Trung Quốc cũng tham gia hội nghị.

Đồng thời, Bắc Triều Tiên thường xuyên tương tác với Nga. Vào tháng 6, nhân chuyến thăm Bình Nhưỡng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nước đã ký kết hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện, tích cực tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quân sự và kinh tế.

"Đại Lục không đưa ra bình luận về việc này. Một số ý kiến cho rằng, gần đây Đại Lục đã có thái độ tiêu cực trong việc hỗ trợ kinh tế cho Bắc Hàn, cũng như dè dặt trong hợp tác song phương, rất có thể là do bất mãn với việc Bắc Hàn và Nga xích lại gần nhau hơn."

Theo NK News, một trang web chuyên theo dõi các hoạt động của Triều Tiên, tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng được tổ chức tại Bình Nhưỡng vào tối ngày 27, hầu hết các đại sứ nước ngoài tại Triều Tiên đều có mặt, ngoại trừ Đại sứ Trung Quốc, điều này đã làm dấy lên nhiều nghi vấn.

Viện Chiến lược An ninh Quốc gia Hàn Quốc gần đây đã công bố một báo cáo cho biết Triều Tiên có thể đã phóng đại quá mức tác động của việc hợp tác với Nga, điều này sẽ khiến đại lục khó chịu hơn nữa. Một số học giả cũng chỉ ra trong Tạp chí Kinh tế Triều Tiên do Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI) công bố hôm nay rằng sự lựa chọn của Triều Tiên có thể gây ra áp lực thương mại từ Trung Quốc.

Đối với Bắc Triều Tiên, Nga nhiều nhất chỉ là một đối tác có thể cung cấp thêm năng lượng và lương thực. Xét về quy mô thương mại, Nga khó có thể hỗ trợ Bắc Triều Tiên phát triển kinh tế thực sự. Trung Quốc đại lục mới là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Bắc Triều Tiên. Khi Bắc Triều Tiên và Nga tăng cường hợp tác, Trung Quốc có thể bị hạn chế hơn do cân nhắc mối quan hệ với phương Tây, và do đó càng bất mãn với sự hợp tác Nga-Triều.

Nếu sự hợp tác giữa Nga và Triều Tiên tiếp tục đi sâu và đạt đến một mức độ nhất định, không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ gây áp lực kinh tế lên Triều Tiên vì điều này. Là đối tác thương mại duy nhất của Triều Tiên kể từ năm 2010, việc Trung Quốc gây áp lực chắc chắn sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế Triều Tiên.

Theo Aboluowang
Minh Nguyệt