Sau 5 năm, máy bay ném bom B-2 của Mỹ tới Guam tập trận ở sân sau của Trung Quốc

Sau 5 năm, máy bay ném bom B-2 của Mỹ tới Guam tập trận ở sân sau của Trung Quốc
Ngày 13/6/2024, một máy bay ném bom B-2 Phantom từ Căn cứ Không quân Whiteman, Missouri, được triển khai tới Căn cứ Không quân Andersen, Guam để tham gia Cuộc tập trận Valiant Shield 24. (Ảnh của Trung sĩ Tham mưu Kristen Heller Lực lượng Không quân Hoa Kỳ )

Tuần trước, máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Hoa Kỳ đã bay tới Thái Bình Dương để tham gia cuộc tập trận chung quy mô lớn ‘Brave Shield 2024’. Cuộc tập trận được tổ chức gần Guam, Palau và quần đảo Bắc Mariana. Đây là lần đầu tiên sau 5 năm máy bay B-2 hạ cánh xuống Guam để tham gia tập trận ngay sân sau của Trung Quốc.

Trang The aviationist hôm 20/6 đưa tin, hai máy bay ném bom tàng hình B-2A Spirit  đã tới Căn cứ Không quân Andersen ở Guam vào ngày 13/6 (xem video), xuất phát từ Căn cứ Không quân Whiteman ở Missouri, cùng với những chiếc F-22 Raptors và các máy bay F-35B của Thủy quân lục chiến, cùng nhau tham gia cuộc tập trận ‘Brave Shield 2024’.

Những hình ảnh do Không quân Thái Bình Dương của Mỹ (PACAF) công bố đã thể hiện hoạt động của các máy bay ném bom tàng hình, bao gồm cảnh hạ cánh tại Căn cứ Không quân Anderson. Cuộc tập trận Brave Shield 2024 kết thúc vào ngày 18/6 cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ một nền tảng để thể hiện khả năng chiến lược của mình.

Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai máy bay ném bom B-2 Spirit và chỉ ra rằng tốc độ, tính linh hoạt và khả năng sẵn sàng chiến đấu của máy bay ném bom chiến lược này là chìa khóa để ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng và thể hiện sự hỗ trợ vững chắc cho các đồng minh và đối tác.

Trong cuộc tập trận, quân đội Mỹ cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ phản công trên biển: "Nhiệm vụ phản công trên biển cung cấp những cơ hội đào tạo quý báu để nâng cao khả năng tương tác của chúng tôi và chứng minh rằng các lực lượng của chúng tôi có thể hoạt động ở bất kỳ thời gian, địa điểm nào và quyết đoán đối phó với bất kỳ thách thức nào".

Lực lượng Không quân Thái Bình Dương và Căn cứ Không quân Whiteman chưa tiết lộ chi tiết về các nhiệm vụ hoặc hoạt động huấn luyện mà B-2 tham gia trong cuộc tập trận. 

Guam có tầm chiến lược quan ngay sân sau của Trung Quốc

Vào năm 2023, máy bay ném bom B-2 đã thực hiện nhiều nhiệm vụ trên khắp châu Âu và vào năm 2022, các phi hành đoàn được cử đến Australia trong khuôn khổ triển khai lực lượng đặc nhiệm máy bay ném bom. Tuy nhiên, máy bay ném bom B-2 đã không đóng quân ở Guam trong 5 năm qua.

Theo Tạp chí Lực lượng Không quân và Không gian (Air & Space Forces), lần hạ cánh cuối cùng của B-2 được ghi nhận ở Guam là vào năm 2019.

Khoảng cách giữa căn cứ Guam với Nhật Bản và Đài Loan là gần như nhau. Căn cứ này sẽ đóng vai trò là trung tâm cho Thủy quân lục chiến từ khắp đảo Guam và Quần đảo Bắc Mariana để bảo vệ các đảo ở Thái Bình Dương, bao gồm các tuyến đường biển quan trọng, trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược.

Việc Hoa Kỳ triển khai máy bay ném bom B-2 tới Guam đã nhấn mạnh vai trò chiến lược của hòn đảo này trong các hoạt động quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương. Trước những lo ngại ngày càng tăng về các mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc, sự hiện diện của máy bay ném bom B-2 ở Guam nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ trong việc duy trì sự ổn định trong khu vực. 

Theo The Aviationist, Căn cứ Không quân Andersen, cùng với Căn cứ Fairford của Không quân Anh (RAF) và Lãnh thổ hải ngoại của Anh ,Diego Garcia, ở Ấn Độ Dương, là ba căn cứ chiến lược duy nhất có vị trí chiến lược bên ngoài Hoa Kỳ, những căn cứ này có khả năng hỗ trợ đầy đủ cho B-2. Cả Anderson và Fairford đều được trang bị kho chứa máy bay có điều hòa nhiệt độ tương tự như ở căn cứ máy bay ném bom Ghost ở Missouri. Những cơ sở này rất cần thiết để bảo vệ lớp phủ tàng hình trên máy bay.

Đáng chú ý, Mỹ đã tăng cường hiện diện tại căn cứ không quân Andersen, triển khai máy bay ném bom B-1B để hỗ trợ các nhiệm vụ của Lực lượng Đặc nhiệm Máy bay Ném bom ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

C-130J thể hiện sức bền

Không quân Hoa Kỳ đã phát huy vai trò then chốt trong cuộc tập trận này bằng cách triển khai nhiều loại khí tài khác nhau. Ngoài máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, Không quân Mỹ còn cử các máy bay chiến đấu F-22 Raptor đến từ Liên quân Căn cứ Langley-Eustis ở Virginia và Căn cứ Không quân Elmendorf ở Alaska tham gia.

Ngoài ra, các máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon đến từ Căn cứ Không quân Misawa ở Nhật Bản, máy bay vận tải C-17 Globemaster III đến từ Liên quân Căn cứ McGuire-Dix-Lakehurst ở New Jersey, cũng như máy bay vận tải C-130J Super Hercules đến từ Căn cứ Không quân Dyess ở Texas đều tích cực tham gia vào cuộc tập trận.

Máy bay vận tải C-130J còn thể hiện những nỗ lực đáng chú ý về độ bền khi thực hiện những nhiệm vụ bay với phạm vi hoạt động tối đa để đến Thái Bình Dương. Hai chiếc máy bay vận tải C-130J được trang bị bồn nhiên liệu có hình dạng đặc biệt đã bay từ Texas trong 22 giờ để đến Guam, chỉ dừng lại ngắn ở California, trong khi các máy bay vận tải khác đã thực hiện các lần dừng chiến lược khác dọc đường.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Đọc tiếp