Sau năm mươi tuổi, dù có tài giỏi đến đâu cũng không nên đắc tội với 3 người này

Sau năm mươi tuổi, dù có tài giỏi đến đâu cũng không nên đắc tội với 3 người này
Cái gọi là tình thân, vốn là sự truyền đạt hiểu biết lẫn nhau giữa hai thế hệ. (Ảnh: Public Domain)

Có người từng nói: "Sau năm mươi tuổi, mới là cuộc sống thực sự." Cách sống tốt những năm tháng cuối đời là một thử thách quan trọng đối với mỗi người.

Khi đã qua tuổi năm mươi, dù có tài giỏi đến đâu cũng không nên đắc tội với 3 người này, hãy cẩn thận để tránh tuổi già cô đơn và buồn tủi!

1. Đừng đắc tội với bạn đời, hãy nhường nhịn khi có vấn đề

Tục ngữ có câu: "Đàn ông không vợ thì tiền bạc không chủ, phụ nữ không chồng thì thân không nơi nương tựa." Vợ chồng khi còn trẻ, về già là bạn, vai trò của bạn đời không ai có thể thay thế được.

Hồ Quát khi còn trẻ từng du học nước ngoài, sau khi về nước trở thành người tiên phong của phong trào Văn hóa mới. Tuy nhiên, ông lại nghe theo lời mẹ, cưới Giang Đông Tú - một người không biết chữ.

Sau khi kết hôn, Hồ Quát cũng đã từng chống đối, có một đoạn tình cảm với em họ Tào Anh và có một con trai. Khi Giang Đông Tú phát hiện ra, bà đã cầm một con dao dí vào cổ mình. Ôm con trai trước mặt Hồ Quát mà làm ầm ĩ, điều này khiến Hồ Quát không dám có ý định khác nữa.

Sau đó, hai người đã trải qua cả cuộc đời với những thăng trầm. Mặc dù trình độ văn hóa không cao, nhưng Giang Đông Tú đã chăm sóc cuộc sống của Hồ Quát một cách chu đáo và tỉ mỉ.

Trong thời chiến loạn, dù khó khăn đến đâu, bà cũng mang theo bên mình hơn 70 thùng sách của Hồ Quát. Về già, Hồ Quát thường viết lách vào lúc nửa đêm, Giang Đông Tú sẽ chuẩn bị cho ông một bàn đầy món ngon của vùng Huy Châu.

Khi người giúp việc chăm sóc ông, Hồ Quát không rõ ràng về tiền bạc, chi tiêu, thậm chí thường xuyên mắc nợ.

Sau khi Giang Đông Tú đến Bắc Kinh, bà đã tiếp quản quyền quản lý tài chính, sắp xếp tiền lương, nhuận bút, tiền bản quyền của Hồ Quát một cách ngăn nắp, mọi chi tiêu trong gia đình đều được sắp xếp ổn thỏa, để Hồ Quát không phải lo lắng về chi phí sinh hoạt.

Cuối cùng, hai người đã sống đến đầu bạc răng long, trở thành hình mẫu hạnh phúc của hôn nhân kiểu cũ.

Người ta chỉ hiểu ra khi đã qua tuổi năm mươi: Cha mẹ sẽ ra đi, con cái sẽ rời xa. Chỉ có bạn đời là người đồng hành bên bạn lâu nhất. Hãy nhường nhịn khi có vấn đề, đừng đắc tội với người duy nhất hiểu rõ bạn bên cạnh.

2. Đừng làm phật lòng con cái, nhân quả có luân hồi

Trong tác phẩm "Mắt Nhìn Theo" của Long Ứng Đài có viết: "Cái gọi là cha mẹ con cái một đời, chỉ có nghĩa là, duyên phận của bạn và con cái chỉ là đời này kiếp này không ngừng nhìn theo bóng lưng của họ dần đi xa. Bạn đứng ở đầu con đường nhỏ này, nhìn họ dần biến mất ở chỗ ngoặt. Họ dùng bóng lưng lặng lẽ nói với bạn: Không cần đuổi theo."

Dương Chấn Ninh là người đoạt giải Nobel Vật lý, có địa vị rất cao trong giới vật lý. Nhưng các con của ông lại không chọn con đường nghiên cứu môn học này.

Con gái là Dương Hựu Lễ thích y học, trở thành một bác sĩ. Nhưng cô đã từ bỏ mức lương hậu hĩnh, đến những vùng nghèo khổ và hỗn loạn nhất châu Phi để làm công tác cứu trợ y tế. Dương Chấn Ninh vẫn tôn trọng sở thích và lựa chọn của con, không áp đặt kỳ vọng của mình lên cô.

Sau này, Dương Chấn Ninh khi đã 82 tuổi, quyết định kết hôn với một người trẻ hơn. Dù khoảng cách tuổi tác giữa hai người khiến dư luận bàn tán nhưng cô con gái vẫn ủng hộ quyết định của bố sau khi biết tin.

Cái gọi là tình thân, vốn là sự truyền đạt hiểu biết lẫn nhau giữa hai thế hệ. Bạn đối xử với con cái như thế nào, về già bạn sẽ có cuộc sống như thế đó. Ít kiểm soát hơn, bao dung hơn, mối quan hệ gia đình cũng sẽ hài hòa hơn.

3. Đừng làm mất lòng hàng xóm, hãy giữ một quân bài tẩy

Tục ngữ có câu: "Hàng xóm gần còn hơn bà con xa". Dù bạn sống ở đâu, bạn không thể tránh khỏi việc phải giao thiệp với hàng xóm.

Hai gia đình Tiền Thư và Lâm Phi từng là hàng xóm trong khu tập thể của Viện Khoa học Xã hội. Ban đầu, Dương Giáng (vợ của Tiền Thư) đã chủ động giúp vợ của Lâm Phi trông con, cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ.

Tuy nhiên, vợ chồng Lâm Phi không chỉ không cảm kích mà còn nói xấu gia đình Tiền Thư sau lưng. Sau đó, mâu thuẫn giữa hai gia đình ngày càng leo thang.

Vào thời điểm đó, Dương Giáng đã thuê một người giúp việc đến nhà giặt quần áo. Vợ của Lâm Phi nhìn thấy và muốn người giúp việc giặt đồ cho nhà mình trước. Hai bên xảy ra tranh cãi, và vợ của Lâm Phi đã tát Tiền Viên (con gái của Tiền Thư).

Dương Giáng thấy con gái bị đánh oan ức nên đã tham gia vào cuộc ẩu đả. Tiền Thư nghe thấy tiếng động, đã cầm một tấm ván đánh Lâm Phi. Sau đó, ủy ban khu phố đã tiến hành hòa giải, nhưng hai gia đình vẫn thường xuyên cãi nhau trong 20 năm tiếp theo.

Hòa thuận với hàng xóm là điều quan trọng, có thể giúp giải quyết những vấn đề lớn vào những thời điểm quan trọng. Một khi xảy ra mâu thuẫn, dù chỉ cách nhau một cánh cửa, khoảng cách giữa lòng người lại xa vời vợi.

Theo 163.com
Minh Nguyệt

Đọc tiếp