Kiếp nhân sinh, nhất định phải ghi nhớ đạo lý này

Kiếp nhân sinh, nhất định phải ghi nhớ đạo lý này
Hãy luôn tin rằng, nếu một người luôn đặt hy vọng vào người khác, thì kết quả cuối cùng chính là, để lại sự thất vọng cho chính mình. (Ảnh: Public Domain)

Người Hồi giáo có câu nói như sau: "Bản chất của cuộc sống, chính là một người sống, đừng nên kỳ vọng quá nhiều vào người khác. Phần lớn những nỗi đau kinh thiên động địa của bạn, trong mắt người khác, chẳng qua chỉ là hạt bụi bị phủi đi một cách dễ dàng."

Quả thực là như vậy, sự tỉnh táo và tự giác lớn nhất của người trưởng thành, chính là giữ được lý trí, học cách hạ thấp kỳ vọng. Sau đó, mới có thể chừa cho mình một chút đường lui, cũng mới có thể thực sự chừa cho mình một chút không gian, để tiếp nhận, để chịu đựng.

Hãy luôn tin rằng, nếu một người luôn đặt hy vọng vào người khác, thì kết quả cuối cùng chính là, để lại sự thất vọng cho chính mình.

Học cách hạ thấp kỳ vọng, giữ gìn sự độc lập, một người trong cuộc sống thực tại, hãy tự chăm sóc bản thân thật tốt, vun vén cuộc sống thật tốt, kiến tạo cuộc đời thật tốt.

Những người thật sự mạnh mẽ nội tâm, đều đang hạ thấp kỳ vọng

Tôi thấy có người trên mạng hỏi: Bạn hiểu được sự đời từ khi nào? Có một câu trả lời được nhiều người tán đồng là: Từ khi tôi nhận ra rằng ai cũng có lòng riêng, không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ ai.

Quả thật, bản chất con người là ích kỷ, lòng người cũng rất phức tạp. Chỉ khi một người trải qua một số chuyện từ kỳ vọng đến thất vọng, cả thân và tâm trở nên đau buồn, cuối cùng sẽ dần dần không còn kỳ vọng nữa. Có thể nói, không kỳ vọng, sẽ giảm bớt tổn thương.

Cảm giác hạnh phúc trong cuộc sống, nhất định phải bắt nguồn từ nội tâm bình yên của mỗi người, trong sự bình yên nội tâm ấy, cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc.

Người có kỳ vọng quá cao, cuộc sống nhất định sẽ rất mệt mỏi, sống rất khổ sở. Bởi vì người có kỳ vọng quá cao, luôn nghĩ rằng mình có thể có một cái kết hoàn hảo, hy vọng mọi việc đều có thể diễn ra, phát triển theo kỳ vọng của mình.

Vào những lúc như vậy, chỉ cần có một chút chuyện không như ý, có một số việc không thuận lòng, bản thân họ có thể trở nên đầy thất vọng.

Sau đó, thất vọng biến thành thành kiến, thành kiến biến thành oán trách, oán trách biến thành thói quen xấu, cuối cùng tự kéo mình xuống nước, thậm chí rơi xuống vực sâu vạn trượng.

Học cách hạ thấp kỳ vọng, giữ một tâm thế bình thường, thật sự trân trọng cuộc sống hiện tại của mình. Cứ như vậy, dù trong hiện thực, chỉ là làm một việc nhỏ, nhưng cũng có thể trở thành niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống, mang đến cho bản thân nhiều cảm động và ấm áp hơn.

Cuối cùng, bạn mới có thể sống ngày càng tự tin, ngày càng mạnh mẽ.

Đừng bao giờ cố gắng thay đổi người khác, hay đánh thức họ

Trên mạng từng có một câu hỏi: Khi giao tiếp với người khác, làm thế nào để tránh cảm giác thất vọng? Câu trả lời được nhiều người ủng hộ nhất là: Cách tốt nhất để tránh thất vọng là đừng kỳ vọng gì cả.

Quả thật, khi một người có thể buông bỏ những kỳ vọng không thực tế trong lòng, thì mới có thể đối mặt với bất kỳ ai trong cuộc sống thực tại một cách đường hoàng, không hổ thẹn với lòng mình.

Những người ngu ngốc thường thích đánh thức người khác, thay đổi người khác, cứ nghĩ mình tốt bụng, có thiện ý. Nhưng trong mắt người khác, những hành vi này rất có thể là một sự quấy rầy, là một sự thiếu tôn trọng đối với họ.

Thực tế là, cho dù đối phương có quan trọng hay không, tình cảm có then chốt hay không, thì cũng đừng cố gắng nâng cao kỳ vọng, càng đừng mong muốn kiểm soát đối phương. Mà hãy biết giữ bình tĩnh, có phẩm chất, có lễ độ, có cá tính để làm tốt bản thân mình. Như vậy, sẽ không bao giờ xen vào chuyện của người khác, cũng không cần bỏ thời gian và công sức quý báu của mình để can thiệp vào cuộc sống của họ.

Trong cuốn "Kẻ trộm bóng" có viết: Dù là vì muốn tốt cho người ta, cũng không được can thiệp vào cuộc đời của họ. Đừng bao giờ cố gắng thay đổi một người, bởi vì rất có thể thay đổi tới thay đổi lui, cuối cùng chỉ khiến tâm trạng của bản thân bị phá vỡ, làm hỏng mối quan hệ của cả hai. Tránh để đến cuối cùng, vừa đắc tội với đối phương, vừa lãng phí tâm lực, sức lực vốn thuộc về mình.

Làm người, làm việc, nhất định phải có ranh giới, giữ quy tắc, không vượt quá giới hạn, càng không nên nghĩ rằng chỉ bằng sức lực của mình mà có thể khiến người ta thay đổi hoàn toàn.

Đối với nhân tính, đối với mối quan hệ của bản thân và người khác, chúng ta phải học cách hạ thấp kỳ vọng, làm tốt việc của mình, sống tốt cuộc sống của mình, như vậy là đủ rồi.

Sống ở đời, hãy bớt đi kỳ vọng

Thực ra, nguồn gốc nỗi đau của một người chính là kỳ vọng quá nhiều, quá cao, trong khi năng lực lại kém xa. Hãy tin rằng, chỉ khi bản thân trở nên đủ mạnh mẽ, đủ năng lực, thì thế giới này mới đối xử tử tế với bạn.

Nếu không, một mặt, dù bạn có cố gắng lấy lòng người khác đến đâu cũng là vô ích, mặt khác, nếu bản thân không cố gắng, lại cứ mong thế giới này cứu rỗi mình, thì cuối cùng chỉ khiến bạn thêm thất vọng, thêm đau khổ.

Giáo sư Trần Quả của Đại học Phục Đán đã nói: "Con người với nhau giống như hai vương quốc, mỗi người nên giữ một khoảng cách rộng rãi, tự nhiên và thoải mái, phải có một vùng trung lập. Sống ở đời, làm việc gì cũng nên bớt kỳ vọng, bởi vì như vậy mới có thể khiến bản thân bước đi nhẹ nhàng hơn, sống tự tại hơn."

Giữa người với người, dù thế nào cũng phải học cách giảm bớt kỳ vọng, buông bỏ kỳ vọng, để nội tâm mình được tự do, để tâm hồn mình trở nên nhẹ nhàng. Cuối cùng, bớt kỳ vọng, thêm hành động, để bản thân bình thản, an nhiên mà bước tiếp.

Như vậy, sẽ không có niềm vui quá mức, cũng sẽ không có nỗi buồn quá sâu, mà là vừa giảm bớt kỳ vọng, vừa âm thầm mài giũa bản thân, từng bước nâng cao chính mình.

Mặt khác, khi bản thân vượt qua bóng tối, chiến thắng khó khăn, nội tâm sẽ cảm thấy vô cùng tự do, tự tại, và trong khoảnh khắc ấy, bạn sẽ thấy con đường phía trước trở nên rực rỡ, chói lọi, ấm áp và tràn đầy hy vọng hơn.

Theo 163.com
Minh Nguyệt

Đọc tiếp