Sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa
Mặt trời, mặt trăng, các vì sao, trời đất và vạn vật, từ xưa đến nay đều tồn tại độc lập bên ngoài ý thức của con người, người ta gọi đó là tự nhiên. Về nguyên nhân hình thành, có hai trường phái lớn là thuyết thần tạo và thuyết tiến hóa.
Thuyết thần tạo cho rằng: Tất cả đều là ý chí của Thượng đế, ngay cả những người đang tranh luận về thuyết sáng thế của Thượng đế ở đây cũng là kiệt tác của Thượng đế hay còn gọi là tạo hóa.
Thuyết tiến hóa cho rằng: Mọi vật chất đều được hình thành từ sự va chạm ngẫu nhiên của các phân tử lớn nhỏ, vũ trụ sinh ra từ vụ nổ lớn (Big Bang), từ một điểm vô cùng nhỏ bé hình thành nên như ngày nay, và vẫn đang tiếp tục giãn nở. Nhiều thí nghiệm khoa học và nhiều nhà khoa học nổi tiếng cũng ủng hộ quan điểm này. Đây là nhận thức tương đối phổ biến hiện nay. Nguồn gốc của loài người là từ loài vượn tiến hóa mà đến, cái gọi là cơ sở lý luận, chính là thuyết tiến hóa của Darwin.
Trong nhiều năm qua, hai trường phái này vẫn giữ vững quan điểm của mình, cho đến nay vẫn chưa đi đến kết luận thống nhất.
Rốt cuộc bên nào đúng bên nào sai, hãy xem những phân tích sau đây về sự tồn tại của Đấng Tạo Hóa.
Sự sắp xếp của các thiên thể trong vũ trụ ngầm chứa đựng lý do của sự sáng tạo
Bầu trời bao la vô tận mà chúng ta nhìn thấy chứa đựng vô số ngôi sao và thiên hà. Thoạt nhìn, chúng dường như nằm rải rác ngẫu nhiên, giống như một đám cỏ hỗn độn, không có trật tự hay quy luật. Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn, ta sẽ thấy không phải vậy. Lấy Hệ Mặt Trời của chúng ta làm ví dụ. Hệ Mặt Trời có chín hành tinh, mỗi hành tinh đều có quỹ đạo và tốc độ quay ổn định, không can thiệp lẫn nhau, cứ thế lặp đi lặp lại. Mỗi hành tinh lại có các vệ tinh riêng, cũng quay quanh hành tinh chủ của nó một cách độc lập, vệ tinh của Trái Đất sẽ không bao giờ chạy đến Sao Hỏa, hay vệ tinh của Sao Mộc chạy đến Sao Thủy.
Hệ Mặt Trời chỉ là một hệ hành tinh bình thường trong Dải Ngân Hà, và còn vô số hệ hành tinh khác tương tự tồn tại. Hàng triệu năm qua, những ngôi sao gần xa mà con người quan sát được dường như rất quy củ, không giống như con người, luôn tranh chấp, hôm nay thân với ai thì lại gần người đó, không ưa ai thì xa lánh, thậm chí còn đánh nhau. Các thiên hà khác nhau giống như những ngôi làng của con người, nằm rải rác ở các khu vực khác nhau, tồn tại trong phạm vi của riêng mình.
Cụ thể hơn, tất cả các hành tinh mà con người biết đều có hình cầu, và hầu hết đều là hình cầu hoàn hảo. Quỹ đạo của các hành tinh cũng là hình tròn hoặc gần tròn. Hình dạng của các thiên hà được tạo thành từ vô số ngôi sao cũng là hình tròn. Tại sao đều là hình tròn? Nếu chúng được hình thành một cách ngẫu nhiên, đáng lẽ ra phải có đủ loại hình dạng, chứ không phải chỉ có một dạng duy nhất. Chúng ta không thể đoán được ý định của Đấng Tạo Hóa khi tạo ra trời đất vạn vật, nhưng chúng ta biết rằng, trong tất cả các hình dạng mà con người biết đến, ngoại trừ hình tròn, bất kỳ hình dạng hình học nào khác đều có giới hạn, đều có điểm kết thúc, chỉ có hình tròn là vô hạn, tuần hoàn, không có điểm đầu và điểm cuối. Liệu đây có phải là trạng thái tồn tại tốt nhất của vũ trụ?
Đó là hình thức ở cấp độ vĩ mô
Ở cấp độ vi mô, vật chất tồn tại dưới dạng phân tử, nguyên tử, proton, quark, neutrino, v.v. Nguyên tử quay quanh hạt nhân, electron quay quanh nguyên tử, v.v. Do khả năng nhận thức của khoa học con người còn hạn chế, chúng ta mới chỉ hiểu được đến mức độ này. Chắc chắn còn nhiều trạng thái cao hơn nữa mà chúng ta chưa thể nhận thức được.
Chỉ cần nhìn vào những hiện tượng hoặc trạng thái mà con người đã nhận thức được, chúng ta cũng có thể cảm nhận rõ ràng rằng, sự tồn tại của vạn vật phải là sự sắp xếp có trật tự, chứ không phải là sự cấu thành ngẫu nhiên. Bởi vì chúng đều tuân theo những quy luật và nguyên tắc nội tại, chứ không phải là một tập hợp lộn xộn.
Vũ trụ rộng lớn vô cùng, vượt quá khả năng của con người. Chúng ta khó có thể biết được khối cầu khổng lồ này và vô số ngôi sao của nó tồn tại vì lý do gì. Tuy nhiên, chúng ta có thể so sánh với sự tồn tại của chính con người để tìm kiếm lý do tồn tại của nó, xác định ý nghĩa tồn tại của nó. Ở cấp độ vi mô, cơ thể con người cũng là một hệ thống khổng lồ, được tạo thành từ vô số tế bào, vô số phân tử. Nếu chỉ nhìn vào một tế bào hoặc một phân tử, chúng ta không thể xác định được ý nghĩa của nó, nhưng khi dần dần mở rộng tầm nhìn, chúng ta sẽ thấy rằng, các phân tử và tế bào lân cận có mối liên hệ với nhau, giống như khi chúng ta nhìn vào Trái Đất, nó chỉ là một hành tinh đơn độc, nhưng khi nhìn từ góc độ cao hơn, nó là một phần của Hệ Mặt Trời, Hệ Mặt Trời lại là một phần của Dải Ngân Hà, và Dải Ngân Hà lại là một phần của vũ trụ.
Nhìn xa hơn nữa, bên ngoài vũ trụ là gì? Liệu có tồn tại một vũ trụ khác bên ngoài vũ trụ này không? Nếu có, liệu có mối liên hệ nào giữa vũ trụ này và vũ trụ kia không? Chúng cùng là một phần của thiên thể nào lớn hơn? Rõ ràng điều này đã vượt quá khả năng tư duy của chúng ta.
Còn đối với cơ thể con người, chúng ta biết rằng, các phân tử tạo thành tế bào, tế bào tạo thành tứ chi, da, cơ bắp, ngũ tạng, dây thần kinh, xương, v.v. Tất cả những điều này đều có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cơ thể con người, thiếu một thứ cũng không được. Con người là một thành viên của gia đình, gia đình tạo thành xã hội, xã hội loài người phồn vinh tạo nên nền văn minh nhân loại. Do đó, liệu chúng ta có thể nói rằng, những ngôi sao và hành tinh mà chúng ta biết cũng có ý nghĩa và lý do tồn tại của riêng chúng? Chỉ là lý do đó quá lớn, vượt quá phạm vi nhận thức của con người.
Theo The Epoch Times
Minh Nguyệt