Tại sao bạn không có tiền? Câu trả lời thật đáng kinh ngạc
Tiền bạc, có phải là nguồn gốc của đau khổ? Câu trả lời: 99% vấn đề trong cuộc sống có thể được giải quyết bằng tiền, chỉ có 1% vấn đề không thể giải quyết bằng tiền. Tuy nhiên, chính 1% vấn đề này lại tạo ra 99% vấn đề còn lại.
Điều này có nghĩa là: Chỉ khi giải quyết được 1% vấn đề này, chúng ta mới có thể giải quyết vấn đề về tiền bạc. Tuy nhiên, mọi người thường đổ lỗi trực tiếp cho việc không có tiền về nhiều nỗi đau khổ của họ, và hai từ này thực sự đã phải chịu quá nhiều trách nhiệm.
Không có tiền là một kết quả, thường là do thiếu giá trị và nhận thức. Vấn đề của hầu hết mọi người là: họ chỉ muốn có tiền trực tiếp, nhưng không bao giờ muốn giải quyết những trở ngại của chính họ, điều này dẫn đến một vòng luẩn quẩn là càng muốn kiếm tiền thì càng không kiếm được tiền.
Hỏi: Tại sao bạn không có tiền?
Đáp: Không có tiền là vì bạn giúp đỡ quá ít người. Cứ mỗi người bạn giúp, bạn sẽ kiếm được một khoản tiền; nếu bạn có thể giúp một vạn người, bạn sẽ kiếm được một vạn khoản tiền.
Hỏi: Làm thế nào để giúp đỡ nhiều người hơn?
Trả lời: Để giúp đỡ nhiều người hơn, trước hết bạn phải có khả năng lớn để có thể giúp đỡ người khác. Nếu bản thân bạn chưa đủ mạnh mẽ, làm sao có thể giúp đỡ nhiều người hơn?
Hỏi: Làm thế nào để bản thân trở nên mạnh mẽ?
Trả lời: Thay đổi bản thân là bước đầu tiên để trở nên mạnh mẽ. Phần lớn thời gian, chúng ta đều nghĩ đến việc thay đổi người khác, để người khác làm theo ý mình, nhưng lại không bao giờ nghĩ đến việc thay đổi chính mình. Chúng ta luôn lấy khuyết điểm của người khác làm lý do để trốn tránh sự trưởng thành và thay đổi của bản thân.
Hỏi: Làm thế nào để thay đổi bản thân?
Trả lời: Xem người khác như một tấm gương để phản chiếu những khuyết điểm của bản thân là cách tốt nhất để nhận ra vấn đề của chính mình. Can đảm thừa nhận những vấn đề của bản thân không chỉ là một sự dũng cảm mà còn là một đức tính tốt và sự khôn ngoan. Đây chính là sự nội quan, một khi một người bắt đầu nội quan, họ sẽ không còn xa cách sự giác ngộ nữa.
Hỏi: Giác ngộ là gì?
Trả lời: Đằng sau tiền bạc là sản phẩm và dịch vụ. Khi sản phẩm và dịch vụ đạt đến đỉnh cao, tiền tự nhiên sẽ đến. Đằng sau sản phẩm và dịch vụ là tâm tính, làm sản phẩm thực chất là tu dưỡng tâm tính của chính mình.
Đằng sau tâm tính là Đạo. Một khi con người giác ngộ, nhìn thấy bản chất và quy luật, họ sẽ đắc Đạo. Vì vậy, sau khi giác ngộ, giúp đỡ người khác và kiếm tiền sẽ trở nên thuận buồm xuôi gió.
Giác ngộ, nói một cách đơn giản, là nhìn thấy sự thật, nhìn thấy chân tướng, không còn bị mê hoặc bởi bề ngoài.
Hãy ghi nhớ năm câu sau:
Khi không có tiền, hãy cho đi sự siêng năng, cơ hội sẽ đến, đó gọi là "Thiên đạo thù cần";
Khi cơ hội đến, hãy đặt chữ tín lên hàng đầu, tiền bạc sẽ theo sau, đó gọi là "Lấy chữ tín làm gốc";
Khi đã có tiền, hãy rộng rãi chia sẻ, mọi người sẽ tụ hội về, đó gọi là "Tiền rải người tụ";
Khi có người ủng hộ, hãy trao đi tình yêu thương, sự nghiệp sẽ đến, đó gọi là "Đức dày nâng vạn vật";
Khi sự nghiệp đã có, hãy chia sẻ trí tuệ, hạnh phúc sẽ đến, đó gọi là "Đức hạnh khắp thiên hạ".
Hỏi: Tại sao đại đa số mọi người không thể giàu có?
Trả lời: Mặc dù tiền mang lại nhiều lợi ích, nhưng sức mạnh phản tác dụng của nó còn lớn hơn. Nếu một người không có đủ đức hạnh, sự đóng góp và trí tuệ cao, họ sẽ khó có thể chống đỡ được sức mạnh phản tác dụng này.
Hãy nhìn xung quanh chúng ta, nhiều người khi kiếm được một số tiền nhất định thì bắt đầu tự cao tự đại. Họ lạm dụng quyền lực, sống xa hoa, phớt lờ các quy tắc và đạo đức, ngoại tình, ăn chơi sa đọa, phá hoại trật tự xã hội.
Của cải cả đời một người có một ngưỡng giới hạn, khi bản chất xấu của một người bị phơi bày bởi tiền bạc, đó chính là giới hạn tài sản của bạn.
Hỏi: Sau khi kiếm được nhiều tiền, tôi nên làm gì?
Trả lời: Kiếm tiền là một quá trình rèn luyện, nhưng tiền chỉ là công cụ, không phải mục đích. Tiền là một cây cầu, kiếm tiền là đi qua cầu. Sau khi qua cầu, bạn sẽ đi đâu? Đến bờ bên kia của cuộc đời.
Trong Kinh Kim Cương, Đức Phật nói rằng: Công đức lớn nhất trên thế giới không phải là phân phát hết tài sản để làm từ thiện, mà là giúp nhiều người hơn giác ngộ, giúp họ đến được bờ bên kia. Sau khi giác ngộ, hãy đi độ người khác, công đức này lớn hơn nhiều so với việc trực tiếp bố thí tiền bạc cho người khác.
Theo Secretchina
Minh Nguyệt