Tại sao người Phần Lan lại thích "phơi bày thất bại"?
Giáo dục về thất bại của Phần Lan nổi tiếng toàn cầu. Người Phần Lan tin rằng những đứa trẻ sẵn sàng chấp nhận thất bại sẽ dễ dàng thành công hơn. Phương pháp của họ cũng rất đơn giản, đó là dùng một thái cực để phá vỡ một thái cực khác.
Bởi vì khi mọi người chỉ tôn sùng thành công của những người thành đạt, họ lại bỏ qua việc cho trẻ nếm trải thất bại một cách vừa phải, để trẻ có thể bước ra khỏi vùng an toàn của mình.
Trong tiếng Trung cũng có câu tục ngữ tương tự: "Thất bại là mẹ thành công". Chỉ có dũng cảm đối mặt với sai lầm, mới có thể có không gian phát triển rộng lớn hơn. Đáng tiếc là cho đến ngày nay, chúng ta đã trở thành một quốc gia thiếu giáo dục về thất bại.
Mặc dù Phần Lan có nhiều người, sự việc và sự vật thành công, nhưng họ không tự mãn vì điều đó. Ngược lại, vào ngày 13 tháng 10 năm 2010, họ đã tiên phong thành lập "Ngày Quốc tế Thất bại". Vào ngày này, người Phần Lan cũng khuyến khích mọi người trên toàn cầu cùng nhau "tự phơi bày điểm yếu của mình" thông qua cuộc sống, cộng đồng, mua sắm... và tất cả các kênh khác mà bạn có thể nghĩ đến và không thể tưởng tượng được, hãy thử nếm trải thất bại theo cách của riêng bạn, từ đó giải phóng áp lực trong lòng, không sợ thất bại.
"Ngày Quốc tế Thất bại" ban đầu được thành lập bởi câu lạc bộ khởi nghiệp của trường đại học Aalto danh tiếng với lịch sử trăm năm của Phần Lan, và chỉ phổ biến trong trường đại học. Nhưng những cách giải thích thú vị về "thất bại" của sinh viên đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cư dân mạng, và "phơi bày thất bại" cũng trở thành một trào lưu. Có người tự chế giễu việc ăn uống không điều độ, có người đăng ảnh hài hước của mình hoặc con cái, cũng có người tổng kết ra một bộ kinh nghiệm từ những thất bại khác nhau của mình.
Paasi Sahlberg, Giám đốc Trung tâm Trao đổi Quốc tế của Bộ Văn hóa và Giáo dục Phần Lan, cho rằng hầu hết các trường học và gia đình chỉ biết dạy trẻ em phải thành công, không được thất bại. Nhưng họ chưa bao giờ suy nghĩ sâu hơn rằng thành công và thất bại không bao giờ đối lập mà là phụ thuộc lẫn nhau.
Và giáo sư tâm lý học người Thụy Điển Samuel West cũng đã thành lập một "Bảo tàng Thất bại" cách đây không lâu, trưng bày nhiều sản phẩm thất bại của các công ty nổi tiếng toàn cầu, như mì Ý thịt bò của Colgate, nước hoa của Harley-Davidson và cà phê cola của Coca-Cola...
Elina Uutela, Chủ tịch câu lạc bộ khởi nghiệp của Đại học Aalto, cho biết điều thú vị của một sự việc thường không nằm ở bản thân thành công, mà là sự trưởng thành và thay đổi gian khổ trong quá trình. Loại rèn luyện hấp thụ năng lượng tích cực từ thất bại này chính là điều mà nhiều trẻ em hiện nay còn thiếu.
Nhưng trẻ em Phần Lan đã học cách thất bại thông qua quá trình trượt tuyết từ khi 4, 5 tuổi. Tư duy của người Phần Lan trái ngược với nhiều người, họ cho rằng điều đầu tiên cần học trong lớp trượt tuyết là tập ngã, bởi vì ngã là điều bình thường nhất. Vì vậy, giáo viên sẽ làm mẫu ngã trước mặt học sinh, sau đó đứng dậy từ tuyết, rồi để học sinh tự ngã theo cách của mình.
Bằng cách này, trẻ em không chỉ biết cách đứng dậy nhanh chóng sau khi ngã, mà còn hiểu rằng cuộc sống giống như trượt tuyết, tai nạn và thất bại đều rất bình thường, chỉ cần có thể dũng cảm đứng dậy là được.
Và khi trẻ lớn hơn một chút, người Phần Lan sẽ tạo ra nhiều cơ hội thất bại hơn cho những đứa trẻ này, chẳng hạn như để chúng thử thách chế tạo tên lửa, tự quyết định thông số kỹ thuật của vật liệu, và có thể hỏi ý kiến các chuyên gia do trường mời nếu có điều gì không hiểu.
Trong quá trình này, người lớn chỉ có thể đứng nhìn, và tất cả các kế hoạch phải để trẻ tự hoàn thành. Ví dụ, nếu bị thương khi cắt ván gỗ, hãy dán một miếng băng keo cá nhân và tiếp tục làm; nếu kế hoạch có thiếu sót thì tiếp tục cải thiện, để trẻ em nhanh chóng trưởng thành trong môi trường đầy gian khổ và thất bại. Thử thách như vậy dạy cho trẻ em học cách tự điều chỉnh nhanh chóng khi thất vọng, vực dậy tinh thần và tiếp tục cải thiện cho đến khi hoàn thành tên lửa.
Mặc dù cuối cùng, không khó để tưởng tượng rằng những mô hình tên lửa đó đều không thể bay lên được, nhưng trẻ em đã học được cách tự điều chỉnh nhanh chóng khi thất vọng, vực dậy tinh thần và tiếp tục cải thiện cho đến khi hoàn thành tên lửa trong quá trình này.
Nhìn ra thế giới, những người khao khát thành công nhiều vô kể, nhưng những người có thể chịu đựng thất bại lại chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng cuối cùng lại là những người sau này đạt được thành công. Hãy thử buông bỏ yêu cầu "hoàn hảo", "thành công", có lẽ chúng ta cũng có thể nhìn thấy sự trưởng thành mới của mình và con cái.
Theo Secretchina
Minh Nguyêt