Tại sao ni cô Diệu Ngọc trong Hồng Lâu Mộng lại có kết cục như vậy?

Diệu Ngọc là một ni cô trẻ tuổi của Đại Quan Viên trong Hồng Lâu Mộng, cùng với Nguyên Xuân, Đại Ngọc, Bảo Thoa... là một trong Kim Lăng thập nhị thoa chính sách. Diệu Ngọc là một cô gái có dung mạo xinh đẹp, thông minh hơn người, tài hoa xuất chúng, tất cả đều không thua kém Đại Ngọc, giống như trong sách miêu tả: 'Khí chất như hoa lan, tài hoa, thơm nức như tiên nữ. "Ngoài ra có một vị sư cô để tóc, tên Diệu Ngọc, là người Tô Châu.
Cô này dòng dõi nhà quan, khi bé lắm bệnh, phải làm bao nhiêu hình nhân thế mạng, vẫn không khỏi; sau cùng phải xuất gia vì thế đi tu mà vẫn để tóc. Năm nay cô ta mười tám tuổi, bố mẹ chết cả, chỉ còn có hai người vú và một a hoàn hầu hạ. Cô này chữ nghĩa rất thông, kinh kệ thuộc lòng, người lại đẹp. Nghe nói kinh đô có những di tích phật Quan âm và bản kinh viết bằng lá bối, nên năm ngoái cô ta theo sư phụ đến đây, hiện đang ở chùa Mâu Ni ngoài cửa tây".
Không lâu sau khi sư phụ viên tịch, Diệu Ngọc muốn mang đưa linh cữu về quê, nhưng sư phụ trăn trối dặn dò rằng: "Con hãy ở lại đây, sau này tự nhiên sẽ tìm được nơi để đi." (Xem ra sư phụ có năng lực nhìn thấu tương lai, có thể dự đoán được chuyện gì sẽ xảy ra).Quả nhiên, không lâu sau, Giả phủ, gia tộc giàu có nhất kinh thành lại được dệt hoa trên gấm có thêm một bước ngoặt nữa. Người con gái lớn Nguyên Xuân (chị gái của Bảo Ngọc) khi đó được hoàng đế phong làm cung phi và cho phép về nhà thăm cha mẹ.
Để chào đón vị phi tần này, nhà họ Giả đã xây dựng một khu vườn vô cùng xinh đẹp và tráng lệ, đó là Đại Quan Viên. Khu vườn có nhiều danh lam thắng cảnh, một trong số đó là ngôi đền Đạo giáo thanh lịch được đặt tên là Long Thúy Am. Gia tộc họ Giả đã mười hai ni cô, đạo cô trẻ tuổi đã đón về chăm sóc khu vực này. Họ cũng nghe nói rằng có một vị sư cô để tóc "cực kỳ thông minh và xinh đẹp" mới từ phía nam đến chùa Mậu Ni. Thế là gia tộc họ Giả long trọng viết thiệp mời, long trọng đưa kiệu rước Diệu Ngọc đến Đại Quan Viên.
Thời gian trôi đi, Giả phủ xảy ra một loạt biến cố: Nguyên phi từ trần, Giả phủ xảy ra sự cố bị quan phủ xét nhà tịch biên tài sản; Đại Ngọc, Giả Mẫu, Hy Phượng lần lượt qua đời; Bảo Ngọc cưới Bảo Thoa, Thám Xuân lấy chồng xa...gia tộc dần dần suy tàn, Đại Quan Viên cũng dần dần bỏ hoang. Đêm nọ, có tên cướp trèo tường nhảy vào đột nhiên nhìn thấy Diệu Ngọc qua ánh đèn, nhìn thấy ni cô tuyệt sắc giai nhân, động lòng liền liều mạng cướp người đi. Từ đó Diệu Ngọc rơi vào tay bọn cướp, kết quả sau này ra sao không ai biết. Thật giống như câu nói trong Hồng Lâu Mộng: "Đáo đầu lai y cựu thị phong trần khảng tạng vi tâm nguyện, hảo nhất tự vô hà bạch ngọc tao nê hãm" tạm dịch:
Ngán cho cái kiếp phong trần,
Sau này cũng lại xấu dần mãi đi
Ngọc kia bùn trát đen sì
Vương tôn công tử còn gì là duyên
Một người tu hành nửa đời người, nay đành phó mặc cuộc đời trôi theo dòng nước như cánh lục bình thật khiến người ta thương tiếc. Kết này được tác giả miêu tả như là hậu quả bi thảm của việc bị bọn trộm và quỷ dữ bắt giữ làm tù binh.
Nhìn lại quá trình tu hành của Diệu Ngọc, không khó để nhận ra cái tình trong lòng Diệu Ngọc còn chưa dứt; tâm chấp trước quá mạnh; lòng tư bi không đủ; cuộc sống đầy đủ sung túc không thể tiêu tan được nghiệp chướng. Tất cả điều này vô hình ngăn cản Diệu Ngọc có thể tu hành tinh tấn, và việc thất bại thảm hại là điều tất yếu. Nhân sinh vô thường, cơ duyên tu luyện khó mà có thể có được.
Trong thời đại phục hưng văn hóa tu luyện đặc biệt này, nhìn nhận từ góc độ tu luyện cá nhân, nguyên nhân tu luyện thất bại của người tu luyện trong tác phẩm có lẽ sẽ có chút lợi ích đối với những người muốn tu luyện thực sự.
Chúng ta hãy cùng suy ngẫm và điểm lại từng chút một
1. Sống một cuộc sống thoải mái chịu khổ sẽ không cách nào tiêu được nghiệp lực
Long Thuy Am có thể nói là vườn trong vườn, thanh tịnh và đẹp đẽ, mỹ lệ không gì sánh được, đến bậc trưởng bối là Giả Mẫu cũng không ngừng khen ngợi: "Mọi người vào đến sân, thấy hoa tươi cây tốt, Giả mẫu cười nói: - Bọn họ tu hành rỗi việc, hay sửa sang, trông đẹp hơn các nơi nhiều". Không chỉ cảnh quan tao nhã, đẹp mắt, cuộc sống hàng ngày Diệu Ngọc cũng có nhiều người hầu hạ, chăm sóc. Khi còn để tóc tu hành, mang theo 3 người nhà đến để phục vụ, tới Đại Quan Viên, lại có người chuyên phụ trách nhóm lửa, nấu ăn, quét dọn, giặt giũ... Chỉ riêng Diệu Ngọc đã có hàng chục người phục vụ. Ngoài ra, đã tu hành thì nên coi mọi thứ là không, thân thể chỉ là cái túi da, nhưng Diệu Ngọc vẫn gắn bó với mái tóc của mình. Bộ tóc mây mượt mà là nét đẹp của người phụ nữ, Diệu Ngọc rõ ràng vẫn còn sân si với đời nên không nỡ từ bỏ nhan sắc của mình. Nhìn một cách rộng hơn, mái tóc mỗi người biểu tượng cho sợi dây liên kết với thế giới trần tục. Khi Liễu Tương Liên và Uyên Ương thề dứt bỏ tình ái đều cắt tóc. Bảo Ngọc khi đi tu thì cạo trọc đầu. Diệu Ngọc thân nhờ cửa Phật nhưng vẫn giữ mái tóc, chứng tỏ nàng ta vẫn “chân trong chân ngoài,” chưa một lòng một dạ với việc tu hành, đúng như Hình Tụ Yên nhận xét, “Thực đúng như tục ngữ nói: ‘Sư không phải sư, tục không phải tục, gái không phải gái, trai không phải trai’, chẳng ra nghĩa lý gì cả! ”
Đối với thực phẩm, quần áo và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác, tác giả không đưa ra mô tả trực tiếp mà chỉ đưa ra một ví dụ để minh họa cho vấn đề. Chiếc cốc mà Diệu Ngọc dùng để uống trà hàng ngày được gọi là Lục Ngọc Đấu. Diệu Ngọc từng nói: "Ngay cả trong Giả phủ cũng không tìm được chiếc thứ hai" Điều này cho thấy nơi này xa hoa đến mức nào. Trên thực tế, Diệu Ngọc chỉ là một ni cô khoác áo cà sa sống ở Đại Quan viên. Với địa vị cao quý và cuộc sống xa hoa như vậy, làm sao người ta có thể chịu khổ và tiêu trừ nghiệp lực?
2. Tâm chấp trước quá mạnh
Trong hồi 41 có tiêu đề "Am Lương Thúy, Bảo Ngọc thưởng trà ngon, Viện Di Hồng, già Lưu say rượu ngủ" kể lại một sự việc: Một ngày nọ, một bà lão nông dân đột nhiên đến Giả phủ- đó là Già Lưu. Để lấy lòng Giả mẫu và các chị em trong Đại Quan viên, bà Lưu không chỉ mang theo những món ăn thôn quê dân dã mà còn kể một số câu chuyện vui. Giả mẫu rất vui mừng nên đã bảo con cháu thiết đãi tiệc ở Đại Quan Viên. Sau bữa tiệc, mọi người cùng dạo chơi ở Đại Quan viên, Khi đến am Lương Thuý, Giả mẫu nói với Diệu Ngọc: " Chúng tôi vừa uống rượu, ăn thịt xong, trong nhà thờ Phật vào sợ mắc tội; ngồi ở đây thôi. Người cứ mang trà ngon ra, chúng tôi uống một chén rồi đi.."
Bảo Ngọc để ý xem cách tiếp đãi của Diệu Ngọc như thế nào, thấy Diệu Ngọc mang cái khay nhỏ kiểu hoa hải đường, sơn bốn chữ vàng "vân long hiến thọ”, trong đặt một cái chén sứ Châu Thành năm màu dâng lên. Trà ở đây là loại Lão Quân My chất lượng tốt nhất, nước pha trà là nước mưa được tích trữ từ năm trước. Giả mẫu uống nửa chén rồi đưa cho già Lưu, nói: - Bà thử nếm trà này xem. Già Lưu uống một hơi, cười nói: - Ngon có ngon, nhưng hơi nhạt. Pha đặc một tí thì hơn".
Diệu Ngọc kéo áo Bảo Thoa và Đại Ngọc đi ra. Bảo Ngọc cũng khe khẽ đi theo. Diệu ngọc mời hai người vào buồng bên cạnh. Bảo Thoa ngồi ở trên giường, Đại Ngọc ngồi ở chiếu tụng kinh của Diệu Ngọc. Diệu Ngọc lấy bếp lò đun nước, pha một ấm trà khác.
Sau Diệu Ngọc lại mang hai cái chén khác ra, một cái có quai, trên khắc ba chữ lệ “cô kiều trác”(2), bên cạnh có một hàng chữ nhỏ, viết chân phương “Vương Khải trân ngoạn”(3); lại có một hàng chữ nhỏ nữa viết "Tống Nguyên Phong ngũ niên tứ nguyệt My Sơn Tô Thức kiến ư bí phủ"(4). Diệu Ngọc rót một chén đưa cho Bảo Thoa. Còn một chén dáng như cái bát nhưng mà nhỏ, cũng có ba chữ "điểm tế kiều”(5) khắc lối triện. Diệu Ngọc pha trà vào chén và đưa mời Đại Ngọc, rồi lấy cái chén ngọc xanh của mình thường dùng pha cho Bảo Ngọc...
"Đại Ngọc hỏi:
- Đây cũng là nước mưa năm ngoái phải không?
Diệu Ngọc cười nhạt:
- Cô mà lại là người rất tục, ngay nước uống không biết nếm. Đó là tuyết ở trên hoa mai mà năm năm về trước tôi lấy ở chùa Huyền Mộ Bàn Hương đấy, chỉ chứa được đầy một lọ hoa màu xanh thôi. Tôi chôn xuống đất để dành mãi, không uống, đến hè năm nay mới đào lên. Tôi chỉ uống một lần, nay là lần thứ hai cô nếm cũng không biết à? Nước mưa năm ngoái làm gì có hương vị mát dịu như thế? Uống thế nào được"..
Chỉ việc uống trà cũng dụng tâm đến nỗi ngay cả hoàng đế cũng chưa chắc có thể sánh bằng. Nó thực sự hiếm có trên thế giới và không có gì sánh bằng. Sự kiên trì của Diệu Ngọc có thể nói là thực sự rất đáng nể phục.
3. Không đủ tâm từ bi
Như đã đề cập ở trên, mẹ của Giả dẫn mọi người đến nhà Miaoyu để uống trà. Mẹ của Jia đưa nửa cốc trà còn lại cho Liu Laolao, anh uống hết chỉ trong một ngụm. Sau đó, Miêu Vũ đặc biệt ra lệnh cho người hầu vứt chiếc tách trà mà Lưu lão thái thái dùng ra ngoài, không được mang vào. Ngay cả Giả Bảo Vũ, người luôn sống xa hoa, cũng cảm thấy đáng tiếc khi vứt chiếc tách trà đi, nên đã cầu xin Miêu Vũ: "Sao không đưa cho người phụ nữ đáng thương kia? Bà ta có thể kiếm sống bằng cách bán nó." Miêu Vũ nghe xong, suy nghĩ một chút, gật đầu nói: "Được rồi. May mà ta chưa từng dùng cái cốc đó, nếu dùng rồi, ta thà đập vỡ còn hơn đưa cho cô ta." Sau đó, nàng ra lệnh cho người hầu nhanh chóng mang nó đi. Mấy câu này thể hiện sự khinh thường cực độ của Miêu Vũ đối với cô Lưu, hoàn toàn khác với lòng từ bi lớn lao của một người tu hành.
Như đã đề cập ở phần trên, Gỉa Mẫu dẫn mọi người tới chỗ Diệu Ngọc để uống trà, Gỉa Mẫu uống nửa chén trà và đưa nửa còn lại cho già Lưu, bà lão uống một hơi hết ché. Sau đó Diệu Ngọc cố ý dặn dò người làm, đem chén trà của già Lưu đã dùng vứt ra ngoài, không cho phép mang vào. Đến một người sống trong xa hoa nhung lụa như Bảo Ngọc cũng cảm tháy đáng tiếc khi vứt tách trà đó di, nên cầu xin Diệu Ngọc: "Bảo Ngọc nói với Diệu Ngọc:
- Cái chén bà già uống lúc nãy, tuy bẩn, nhưng vất đi thật đáng tiếc! Cứ ý tôi, nên cho bà già nghèo ấy đem bán cũng có thể sống qua ngày. Người thấy có được không?
Diệu Ngọc nghĩ một lúc gật đầu nói:
- Thôi được. May tôi chưa uống đến cái chén ấy bao giờ. Đã uống rồi thì tôi đập đi, không khi nào đem cho bà ấy. Cậu muốn cho bà ấy, xin mang ngay đi.
Như thế là phải. Khi nào người lại thèm nói chuyện với bà ấy? Nếu nói chuyện với bà ta thì người cũng bị bẩn lây. Cứ đưa cho tôi là được.
Diệu Ngọc sai người mang cái chén đưa cho Bảo Ngọc, Bảo ngọc cầm lấy rồi nói:
- Khi chúng tôi ra về, sẽ bảo mấy đứa hầu nhỏ ra sông gánh mấy thùng nước rửa nhà, có được không?
- Thế thì tốt. Nhưng cậu dặn họ, gánh nước về cứ để ở chân tường ngoài cửa thôi, đừng mang vào đây.
- Đúng thế.
Rồi Bảo Ngọc cầm lấy cái chén đưa cho người nhà Giả mẫu và bảo:
- Ngày mai già Lưu về, mày đưa cái này cho già ấy".
Mấy câu này thể hiện sự khinh thường cực độ của Diệu Ngọc đối với già Lưu, hoàn toàn khác một trời một vực với tấm lòng đại từ đại bi lớn lao của một người tu luyện. Già Lưu là một bà già nghèo khổ nhưng tấm lòng rất trong sạch, tuy nhiên Diệu Ngọc chỉ nhìn thấy vẻ ngoài lam lũ của bà mà coi thường; đây là chỗ chưa giác ngộ của nàng ta.
4. Tình chưa đoạn
Diệu Ngọc đang ở độ tuổi thanh xuân, xinh đẹp, danh tiếng lan truyền khắp nơi, thu hút sự chú ý của nhiều chàng trai trẻ. Diệu Ngọc biết tất cả những điều này. Nếu có thể tuân thủ giữ gìn tâm tính, loại bỏ can nhiễu, hết lòng tu luyện, thì có cơ hội thành công. Nhưng Diệu Ngọc lại là một cô gái đa tình. Nàng đem lòng ái mộ, yêu thầm Bảo Ngọc ở Đại Quan Viên, nhưng lại không biết điểm mấu chốt của việc tu tâm đoạn dục. Chúng tôi xin đưa ra một vài ví dụ.
Có lần, tuyết rơi dày suốt đêm khiến Đại Quan viên trông giống như một thế giới thủy tinh. Cảnh tuyết tuyệt đẹp này đã truyền cảm hứng cho những người phụ nữ tài năng ở Đại Quan viên sáng tác thơ, và họ quyết định tụ họp tại Lô Tuyết Am, nằm trên sườn núi và bên bờ nước. Vì chơi nối thơ bị thuau, Các chị em trong Đại Quan viên đã bắt Bảo Ngọc đi “phỏng Diệu Ngọc khất hồng mai.” Tào Tuyết Cần không mô tả cuộc gặp gỡ xin cành hồng mai của Bảo Ngọc với Diệu Ngọc ra sao, người đọc chỉ có thể… đoán mò. Nhưng một điều chắc chắn: sau cuộc gặp gỡ lần thứ hai đó, tình cảm Diệu Ngọc dành cho Bảo Ngọc đã phát triển lên một tầng cao mới, khiến nàng ta đường đột gửi thiệp mừng sinh nhật Bảo Ngọc.
"Tình Văn vội nhấc cái nghiên ra, thấy một tờ thiếp, đưa cho Bảo Ngọc xem, một tờ giấy hoa tiên màu phấn hồng, có viết: “Người ngoài cửa là Diệu Ngọc kính chúc ngày sinh nhật”. Bảo Ngọc xem xong, nhảy lên hỏi:
– Ai nhận được giấy này lại không cho tôi biết?"
Diệu Ngọc tuy là ni cô nhưng “hoa tươi cây tốt” trong nhà thì có “khay nhỏ kiểu hoa hải đường, sơn bốn chữ vàng ‘vân long hiến thọ’, trong đặt một cái chén sứ Châu Thành năm màu”, loè loẹt chẳng khác gì nhà trưởng giả. Rồi Diệu Ngọc không để bà già uống chén của mình, nhưng lại uống cùng chén với Bảo Ngọc, chứng tỏ nàng đã có cảm tình đặc biệt với cậu ta. Diệu Ngọc tu nhưng chỉ là tu… ngoài miệng chứ còn lâu đạt đến độ tiêu diêu thoát tục. Thế nhưng nàng ta lại rất thích tỏ ra hơn đời, rằng ta đây thanh sạch hơn người, cư xử khác thường.
Nếu người đọc hiện đại tặc lưỡi, “có sao đâu nhỉ?” thì xin hãy nhớ đó là thời nào, trật tự phong kiến ra sao, và Diệu Ngọc là ai! Diệu Ngọc tự xưng là “người ngoài cửa,” ý rằng mình nằm ngoài cuộc sống xô bồ, nhưng tâm hồn nàng thì lại ngập tràn hình ảnh Bảo Ngọc. Chỉ có cậu ngốc Bảo Ngọc mới khờ khạo cho rằng “cô ấy không phải là người trong đám trần tục, mà là đứng ngoài cuộc đời” chứ Hình Tụ Yên là người kín đáo hiểu đời thì đã biết tỏng:
Tụ Yên nghe vậy, đưa mắt ngắm nghía Bảo Ngọc một lúc, cười bảo:
– Tục ngữ nói: “Tai nghe không bằng mắt thấy”, không trách được Diệu Ngọc lại đưa cái thiếp này cho cậu, cũng không trách được năm ngoái cô ấy cho cậu cành hoa mai.
Tụ Yên biết rõ đầu đuôi Diệu Ngọc tự xưng “người ngoài cửa” vì yêu thích hai câu thơ “Cửa sắt nghìn năm dầu vững chắc, Đốt bùn một nắm cũng chôn vùi.” nhưng một khi được diện kiến tướng mạo phong lưu của Bảo Ngọc, Tụ Yên hiểu ngay Diệu Ngọc đã đem lòng tương tư cậu ta. Cái nghiệp của Diệu Ngọc là đi tu mà chưa trót đời, yêu người mà không dám nói.
Cành hồng mai đi trước, thiệp sinh nhật theo sau. Đến khi giáp mặt Bảo Ngọc lần cuối cùng, Diệu Ngọc đã không còn có thể che giấu được tình cảm của mình.
Vừa nói, vừa chào Diệu Ngọc, lại cười hỏi:
– Cô Diệu không mấy khi ra khỏi cửa thiền, hôm nay có duyên nợ gì lại xuống trần chơi thế?
Diệu Ngọc nghe nói bỗng dưng đôi má ửng đỏ, cũng không trả lời, chỉ cúi đầu xuống nhìn bàn cờ.
Bảo Ngọc tự nghĩ mình láu táu quá, liền cười và nói lấy lòng:
– Con nhà tu hành thật không giống như bọn người trần tục chúng tôi. Trước hết là giữ lòng cho yên tĩnh; yên tĩnh thì thông minh; thông minh thì sáng suốt.
Bảo Ngọc nói chưa xong, thấy Diệu Ngọc nhè nhẹ ngước mắt lên, nhìn Bảo Ngọc một cái, rồi lại cúi đầu xuống, đôi má dần dần ửng đỏ. Bảo. Ngọc thấy cô ta không để ý gì đến mình, liền thẫn thờ ngồi xuống một bên.
Tích Xuân còn muốn đánh cờ nữa, Diệu Ngọc chậm chạp nói:
– Chốc nữa hãy đánh.
Cô ta liền đứng dậy sửa lại xiêm áo rồi lại ngồi xuống, vơ vẩn hỏi Bảo Ngọc:
– Cậu ở đâu lại đây?
Bảo Ngọc đang cố chờ Diệu Ngọc lên tiếng hỏi để chống chế câu nói của mình lúc trước, bỗng lại nghĩ: “Hay là câu hỏi của Diệu Ngọc có mưu mô gì chăng?” Liền đỏ mặt lên, nói không ra lời. Diệu Ngọc mỉm cười đoạn nói chuyện với Tích Xuân. Tích Xuân cũng cười, nói:
– Anh Hai này, điều đó có gì khó trả lời? Anh lại không nghe người ta thường nói: “Ở chỗ mình mà đến” à? Thế mà cũng đỏ mặt lên, giống như thấy người lạ ấy?
Diệu Ngọc nghe câu ấy, nghĩ thầm đến bộ dạng mình lúc vừa rồi, động lòng nóng má, tất nhiên là má cũng đỏ, cô ta cảm thấy ngượng, liền đứng dậy nói:
– Tôi đến lâu rồi, phải về am đây"
Đến đoạn này thì Bảo Ngọc có khờ đến mấy chắc cũng phải chột dạ. Cảnh tượng éo le vừa rồi khiến Tích Xuân đã ngầm hiểu và trong bụng có sự so sánh rằng mình đi tu thì hợp lý hơn nhiều. Tích Xuân sau này nghĩ: “Diệu Ngọc tuy là trong sạch, nhưng trần duyên chưa dứt. Tiếc thay mình lại sinh ở nhà này, tu hành không tiện; nếu mình được tu hành, làm gì có tà ma nhiễu hại! Chắc chắn sẽ lửa lòng lạnh tắt, duyên nghiệp sạch không.” Sau đó Bảo Ngọc đưa Diệu Ngọc ra về, trên đường hai người lại tình cờ nghe bản đàn não nùng đến mức đứt dây của Đại Ngọc, (“Định sẵn chừ, hoài công lo lắng, Sao bằng trăng giữa trời kia lòng trong trắng“) khiến Diệu Ngọc “thất sắc, đứng dậy vội vàng chạy đi.” Có thể nói những lời này đã chạm đến chỗ sâu kín trong tâm sự của Diệu Ngọc, lại cộng thêm sự có mặt của Bảo Ngọc, khiến tâm thần cô ta bị kích động mạnh mẽ"
Cuối cùng, tôi muốn kết thúc bằng lời của Tào Tuyết Cần. Trong quyển chính của Kim Lăng Thập Nhị sách chính sách, đã phán xét Diệu Ngọc như thế này:
"Dục khiết hà tằng khiết,
Vân không vị tất không;
Khả liên kim ngọc chất,
Chung hãm náo nê trung."
Dịch nghĩa:
Muốn sạch mà không sạch.
Rằng không chửa hẳn không.
Thương thay mình vàng ngọc,
Bùn lầy sa vào trong.
Xin hãy chú ý các từ ngữ" Hà Tằng Khiết" "Vị tất không".. Sáu từ ngắn gọn này tóm tắt lý do cơ bản khiến Diệu Ngọc thất bại trong việc tu hành. Thật chính xác và sâu sắc
Theo Soundofhope
Bình Nhi