Tâm tĩnh lặng, có thể trăm độc không xâm phạm

Tâm tĩnh lặng, có thể trăm độc không xâm phạm
Tâm tĩnh lặng, có thể trăm độc không xâm phạm. (Ảnh: Public Domain)

Trang Tử từng viết: "Đạo sinh ra từ sự yên tĩnh, đức sinh ra từ sự khiêm nhường; phúc sinh ra từ sự thanh đạm, mệnh sinh ra từ sự hòa thuận." Trí tuệ đích thực được sinh ra trong sự yên tĩnh, phúc khí đích thực được mở ra trong cuộc sống giản dị.

Hơn nữa, những người có thể tĩnh tâm lại, cũng sẽ có xác suất lớn hơn trong cuộc sống, trau dồi bản thân thật tốt, cuối cùng trở nên "trăm độc bất xâm".

Rất thích một bài thơ điền viên mà Đào Uyên Minh từng viết: "Về đi thôi, ruộng vườn sắp bỏ hoang sao chẳng về? Vì sao cứ để tâm hồn làm nô lệ cho thân xác, sao cứ buồn bã sầu bi một mình?

(Ảnh: Public Domain)

Ngộ ra những lỗi lầm đã qua không thể khuyên can, biết những điều sắp tới có thể theo đuổi. Quả thật, khi thế giới nội tâm của một người trở nên đủ bình tĩnh, đủ yên lặng. Thì người đó sẽ không bị cuốn theo bởi dục vọng và sự tồn tại của ngoại vật, sẽ không để bản thân trở thành con rối của vật chất. Mà là biết cách để thế giới nội tâm của mình tĩnh lặng lại, thu liễm lại, trong trạng thái yên tĩnh, chân thực hơn, trực tiếp hơn lắng nghe tiếng nói của chính mình.

Trong chương 16 của Đạo Đức Kinh, Lão Tử nói: "Đạt đến cực điểm của hư vô, giữ vững sự tĩnh lặng tuyệt đối. Muôn vật cùng sinh sôi, ta lấy đó mà quan sát sự trở về."

Như vậy, giữ sự yên tĩnh phong phú, thoát khỏi sự cám dỗ của thế giới bên ngoài, để cho bản thân dù ở phương diện tinh thần hay tâm hồn, đều có thể trải nghiệm được niềm vui và sự mãn nguyện tột cùng.

Sức mạnh của sự tĩnh lặng

Trong thế giới ồn ào và náo nhiệt này, việc một người có thể tĩnh tâm lại thực sự không hề dễ dàng. Bởi vì khi con người sống, không chỉ có quá nhiều cám dỗ từ bên ngoài, mà những phiền muộn trong gia đình cũng không ít.

Nói cách khác, từ trong ra ngoài, chúng ta đều có thể bị người khác, bị những sự vật bên ngoài, và cả chính bản thân mình, can thiệp vào cảm xúc, ảnh hưởng đến tâm trạng.

Cuối cùng, điều này thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quan sát, phán đoán, lựa chọn của chúng ta, rồi khiến bản thân trở nên mơ hồ, mù quáng chạy theo đám đông, đi trên con đường sai lầm.

Chỉ khi một người tĩnh tâm lại, từ từ nhận thức bản thân, hiểu rõ chính mình, mới có thể chân thực và khách quan hơn phản ánh suy nghĩ thực sự của mình, biết được cuộc sống và cuộc đời của mình nên đưa ra lựa chọn như thế nào.

Chu Quốc Bình đã từng viết: "Cảnh giới tốt nhất của cuộc đời là sự tĩnh lặng phong phú. Tĩnh lặng là bởi vì đã thoát khỏi sự cám dỗ của thế giới bên ngoài, phong phú là bởi vì sở hữu kho báu nội tâm."

Quả thực, khi một người tĩnh tâm lại, thế giới của người đó thực sự phong phú và ngày càng trở nên tuyệt vời hơn. Ít nhất, khi không có sự quấy rầy của người ngoài và không có sự can thiệp của ngoại vật, một người sẽ dễ dàng chạm đến thế giới nội tâm hơn, lắng nghe tiếng nói tâm hồn chân thật nhất của chính mình.

Và trong những năm tháng tĩnh lặng, bản thân cũng ngày càng cảm nhận được sự sung túc về tinh thần, sự tự do trong tâm hồn. Một người như vậy nhất định sẽ hạnh phúc hơn.

Như nhà triết học Pascal đã nói: "Lý do duy nhất khiến con người không hạnh phúc là vì anh ta không biết cách ở yên lặng trong phòng của mình."

Vì vậy, hãy để bản thân lựa chọn sự tĩnh lặng, ít nhất là trong hành trình dài của cuộc đời, nhất định phải học cách cởi trói cho tâm hồn mình, cho tâm hồn mình một không gian và thời gian yên tĩnh để nghỉ ngơi.

Như vậy, chúng ta mới có thể sở hữu sức mạnh của sự tĩnh lặng, hỗ trợ bản thân ngày càng tốt hơn.

Con người càng tĩnh lặng, càng trở nên mạnh mẽ

Kẻ thù lớn nhất của một người thực sự là chính mình. Kẻ thù lớn nhất của chính mình là làm thế nào để khiến bản thân tĩnh lặng lại. Trong thế giới con người, ai cũng phải sinh tồn, cũng khao khát bản thân ngày càng tốt hơn, sống ngày càng tốt hơn.

Nhưng tiền đề của tất cả các mục tiêu và ước mơ là liệu chúng ta có đủ điều kiện và thực lực như vậy hay không. Nếu bạn cảm thấy mình không có đủ điều kiện đó, thì tiếp theo, điều chúng ta nên làm nhất là để bản thân bình tĩnh lại, tĩnh lặng lại kịp thời.

Như vậy, hãy thực tế, chuyên tâm, vững vàng làm tốt việc của mình, nâng cao nhận thức, tăng cường kỹ năng. Có một đoạn văn thế này: "Hãy để nội tâm được yên tĩnh, ổn định; làm việc và kiếm sống một cách thiết thực và siêng năng; đối nhân xử thế hòa thuận và thoải mái; tất cả những điều này đều là vị thần chân chính bảo vệ bạn. Bạn chính là vị thần của chính mình."

Trong bầu không khí yên tĩnh, một người có thể tập trung hơn, cũng có thể dễ dàng nâng cao hiệu quả công việc hơn, và kết quả cuối cùng thể hiện ra nhất định sẽ khiến người ta hài lòng hơn.

Bởi vì trong trạng thái tĩnh lặng, sự tập trung của cá nhân cuối cùng sẽ tạo ra năng suất cao hơn, đạt được hiệu quả tốt hơn. Như vậy, khi bạn đã nếm trải được vị ngọt, trong sự tĩnh lặng, cảm nhận được sức mạnh và năng lượng trong đó. Vậy thì tiếp theo, bạn sẽ ngày càng thích theo đuổi một cuộc sống tĩnh lặng, hoặc trở về với một cuộc sống giản dị.

Giống như Schopenhauer đã từng nói: "Một người giàu có về tinh thần sẽ tìm kiếm một cuộc sống yên tĩnh, giản dị. Bởi vì một người càng sở hữu nhiều thứ trong bản thân, thì nhu cầu của anh ta đối với những thứ bên ngoài càng ít."

Như vậy, tự nhiên có thể khiến bản thân trong cuộc đời này ngày càng trở nên độc lập, ngày càng tỉnh táo, ngày càng phóng khoáng, ngày càng khoáng đạt. Bởi vì thế giới nội tâm của bạn đã trở nên đủ phong phú, và cũng siêu thoát hơn.

Tâm tĩnh, có thể trăm độc bất xâm

Tâm tĩnh thực sự là sự phóng khoáng và tự do của Trang Tử "không vướng mắc vào vật chất, không bị trói buộc bởi tâm trí, không bị xáo trộn bởi người khác, không lạc lối bản tính".

Là sự giản dị và ung dung của Lưu Vũ Tích "nói cười có bậc đại nho, qua lại không có kẻ tầm thường. Không có tiếng đàn sáo làm loạn tai, không có công văn làm mệt mỏi hình hài".

Càng là sự thanh đạm và buông bỏ của Đào Tiềm: "Hái cúc dưới giậu đông, ung dung thấy núi Nam". Cũng là sự khoáng đạt và thản nhiên của Tô Đông Pha "đêm khuya gió lặng sóng gợn lăn tăn. Thuyền nhỏ từ đây ra đi, gửi phần đời còn lại nơi sông biển".

Khi bạn đã có cảnh giới như vậy, thì thực sự đã đạt đến mức trăm độc bất xâm. Đối mặt với đủ loại thăng trầm của cuộc sống, bản thân luôn bình tĩnh, ung dung, thậm chí có thể nói là thờ ơ.

Trong thế giới của phần đời còn lại, chúng ta nhất định phải chăm sóc bản thân thật tốt, đối xử tốt với bản thân, dưới tâm cảnh yên tĩnh, ung dung ở một mình, tự tại bay lượn.

Giống như Bạch Lạc Mai viết trong sách: "Một người, một cuốn sách, một tách trà, một giấc mộng. Có những lúc, cô đơn lại khiến người ta rung động như vậy, cũng chỉ có lúc này, thế sự mới có thể yên ả đến thế."

Như vậy, làm tốt bản thân, sống tốt bản thân, trong thế giới yên tĩnh, sống trong hiện tại, không chút xao động, thoải mái phóng khoáng, ung dung tiến về phía trước.

Theo 163.com
Minh Nguyệt

Đọc tiếp