Thà im lặng, còn hơn nói nhiều

Thà im lặng, còn hơn nói nhiều
Thà im lặng, còn hơn nói nhiều. (Ảnh: Pixabay)

Làm người, không phải nói nhiều là hay, mà là phải biết nói. Không hiểu thì đừng nói, hiểu rồi thì nói ít thôi.

Cãi vã với kẻ tiểu nhân, chẳng phân biệt được phải trái; cãi vã với người nhà, tổn thương hòa khí; cãi vã với bạn bè, sứt mẻ tình cảm. Giữ mồm giữ miệng là phúc, đừng cãi vã, đừng nói nhiều, đừng hỏi nhiều, miệng lưỡi bớt nói, trong lòng hiểu rõ là được.

Ứng xử với đời, không biết nói thì đừng nói; không nên nói thì không cần nói. Nói thẳng, thì nói vòng vo; nói ngược, thì nói xuôi.

Đừng có bất đồng trang đồng - không hiểu mà giả vờ hiểu, khoác lác ba hoa. Ít nói vài câu, chẳng ai xem bạn là kẻ câm. Nói nhiều dễ đắc tội với người, cũng tự rước họa vào thân. Giữ gìn cái miệng, chốt chặt cửa thị phi, cuộc sống mới an yên.

Tự cổ, cây to đón gió, nói nhiều ắt có sai lầm. Phải nhớ kỹ đạo lý họa từ miệng mà ra. Có những lời, chỉ nên giữ kín, không nên nói ra; có những chuyện, chỉ nên nhìn thấu, không nên nói toạc.

Nhìn rõ một người, không cần vạch trần; ghét một người, không cần trở mặt; nhìn thấu một việc, không cần nói toạc. Trong lòng hiểu rõ, miệng đừng nói ra, như vậy mới không làm tổn thương mình, chiêu hoạ cho người khác.

Trên đường đời, phải học cách im lặng, cái nên hiểu phải hiểu, cái nên nhìn thấu phải nhìn thấu, cái không nên nói thì đừng nói.

Trải qua năm tháng, mới hiểu được nỗi đau của cuộc đời, trải qua rèn luyện mới hiểu được sự gian khổ của cuộc sống, phải hiểu rằng, học cách nói chuyện, nói lời hay ý đẹp, là bài học bắt buộc trong suốt cuộc đời của một con người.

Im lặng không phải là hèn nhát, không phải là bất tài, mà là sự khoáng đạt sau khi tâm hồn thông suốt, là sự yên tĩnh sau khi lựa chọn, mọi việc đều xem nhẹ, cuộc sống mới an nhiên, học cách im lặng, để năm tháng trôi qua giản dị êm đềm, tháng năm tĩnh lặng.

Nói chuyện, nhường nhịn người khác, không tranh giành, không cãi vã, hòa nhã với mọi người; mọi việc nhìn thấu không nói toạc, mọi việc nhìn rõ không nói rõ, chừa đường lui cho người khác, cũng là chừa đường lui cho chính mình.

Có một số người, chỉ là quen biết xã giao, không cần phải trút hết ruột gan; có một số người, chỉ là bề ngoài hòa nhã, không cần phải trao trọn con tim. Học cách khờ khạo một chút, học cách ngốc nghếch một chút, như vậy mới yên tĩnh, mới ung dung.

Im lặng là cách tự cứu mình tốt nhất, đặc biệt là trong tình huống cảm xúc không ổn định, nhất định phải học cách im miệng.

Khi con người cực kỳ tức giận, rất dễ nói lời làm tổn thương người khác, có lẽ là vô tình, chỉ muốn thỏa mãn cơn tức giận, nhưng những lời nói lúc tức giận thường mất đi lý trí, làm tổn thương người khác cũng làm tổn thương chính mình, đợi đến khi bình tĩnh lại thì hối hận cũng vô ích, lời nói ra như bát nước hắt đi, khó lòng lấy lại.

Khi cực kỳ tức giận, tốt nhất nên tự mình bình tĩnh một lát, kìm nén sự bộc phát trong cơn tức giận, chừa cho mình chút đường lui, mới không gây họa vào thân, tránh phạm phải sai lầm lớn.

Khi bị đả kích, con người rất dễ rơi vào cảm xúc tiêu cực, đau buồn, không nhìn thấy hy vọng, không nhìn thấy tương lai, con người rất dễ bi quan, tuyệt vọng, rất nhiều lúc sẽ nghĩ không thông, nói ra những lời ngớ ngẩn.

Khi một người đang chán nản, tiêu cực, đừng nói năng lung tung, kẻo bị người khác chê cười sự yếu đuối của bạn, hãy đi ra ngoài hít thở không khí, thư giãn đầu óc, gần gũi với thiên nhiên, trong trời đất bao la cảm nhận sự kiên cường của cuộc sống.

Con người khi đại bi, dễ bi quan, khi đại hỷ, dễ hưng phấn quá độ, lúc này, thường dễ mất bình tĩnh, một khi vui mừng, sẽ nói ra rất nhiều lời thật lòng, để lại sơ hở cho những kẻ ghen ghét đố kỵ hãm hại bạn; phải nhớ kỹ, thành tích của bản thân tuy đáng mừng, nhưng người giỏi còn có người giỏi hơn, trời cao còn có trời cao hơn, đừng quá phô trương.

Nói chuyện, là khả năng đơn giản nhất của mỗi người bình thường, thông thường chúng ta nói một câu, chẳng tốn chút sức lực nào, nhưng lại vì nói nhiều một câu mà rước họa vào thân; làm người, không thể quá tự cao tự đại, phải xem xét hoàn cảnh nói chuyện, quan tâm đến cảm nhận của người khác, nắm bắt đúng mực, sau đó mới có thể nói chuyện cho tốt, sống cho tốt.


Theo Aboluowang
Minh Nguyệt

Đọc tiếp