Thành ngữ: "Lấy đức báo oán" nghĩa là gì?

Thành ngữ: "Lấy đức báo oán" nghĩa là gì?
Con người là linh hồn của vạn vật, dù ở đâu hay gặp chuyện gì, cũng không nên lấy bất kỳ lý do nào để đi lệch khỏi chính niệm và thiện niệm. (Ảnh: Public domain)

Xuất phát từ sách Luận Ngữ - Hiến Vấn do học trò của Khổng Tử ghi chép lại: "Có người hỏi: 'Lấy đức báo oán thì sao?', Khổng Tử nói: 'Thế lấy gì báo đức? Hãy lấy thẳng báo oán, lấy đức báo đức'." Thực ra, Lão Tử trong Đạo Đức Kinh cũng từng đề cập đến "lấy đức báo oán". Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về câu thành ngữ này.

Đoạn trích trong chương "Hiến Vấn" của sách Luận Ngữ bàn về việc đối xử với kẻ thù: Có người hỏi Khổng Tử rằng: "Dùng ân huệ để đáp lại hận thù, ngài thấy thế nào?". Khổng Tử trả lời: "Nếu dùng ân huệ để đáp lại hận thù, vậy dùng gì để đáp lại người đã có ân huệ với mình? Chi bằng dùng sự công chính để đối đãi với kẻ thù, trừ phi người ta đối xử tốt với mình, ta mới dùng ân huệ để đáp lại."

Trong sách "Lễ Ký - Biểu Ký" cũng có đoạn tương tự, Khổng Tử đã nói: "Lấy đức báo đức, dân sẽ có điều khuyến khích; lấy oán báo oán, dân sẽ bị trừng phạt." Và "Lấy đức báo oán là lòng nhân từ khoan dung; lấy oán báo đức là trừng phạt dân." Những lời này cũng bàn về cách trả ơn báo oán. "Lấy đức báo oán" là một thành ngữ được trích trực tiếp từ điển tích, dùng để chỉ việc không ghi hận thù, mà lại dùng ân đức để đáp lại người khác.

Chương 63 của Đạo Đức Kinh của Lão Tử nói: "Hành động không hành động, giải quyết phi sự vụ, nếm trải vô vị. Lớn nhỏ, nhiều ít, báo oán bằng đức. Dự tính khó khăn từ chỗ dễ, làm lớn từ chỗ nhỏ. Việc khó trong thiên hạ, ắt phải làm từ chỗ dễ; việc lớn trong thiên hạ, ắt phải làm từ chỗ nhỏ. Vì vậy, bậc thánh nhân không bao giờ làm lớn, nên có thể thành tựu sự lớn lao của mình."

Trong Luận Ngữ, Khổng Tử chủ yếu nói về "báo oán trực tiếp", trong khi Đạo Đức Kinh của Lão Tử lại nói về "báo oán bằng đức". Vậy hai điều này khác nhau như thế nào? Trên thực tế, sự khác biệt chủ yếu nằm ở các tình huống ứng dụng khác nhau.

Khổng Tử dạy mọi người những nguyên tắc ứng xử và đối nhân xử thế trong thế giới con người, trong khi Đạo Đức Kinh của Lão Tử để lại cho mọi người một nền văn hóa tu dưỡng và nâng cao. Từ góc độ tu luyện, đức là tương phản với nghiệp, làm việc thiện có thể tích đức, làm việc ác sẽ tạo nghiệp. Người tu luyện đối với những oán hận trên thế gian đều đứng trên lập trường giữ đức mà đối đãi. Lão Tử và Khổng Tử mỗi người giảng một đạo lý ở những tầng thứ khác nhau.

Mặc dù đạo đức xã hội ngày nay xuống cấp nghiêm trọng, nhưng đồng thời cũng có người theo đuổi triết lý "lấy đức báo oán". Sự tương phản giữa hai thái độ này cho thấy giá trị của "trung dung" mà người xưa đã truyền lại.

Sống ở đời, chúng ta nên tuân theo những quy tắc đạo đức và luân lý, không thiên lệch, giữ sự trung hòa và chính trực. Con người là linh hồn của vạn vật, dù ở đâu hay gặp chuyện gì, cũng không nên lấy bất kỳ lý do nào để đi lệch khỏi chính niệm và thiện niệm.

Theo Secretchina
Minh Nguyệt

Đọc tiếp