Tì nữ trở thành hoàng hậu, hỏi đức Phật 4 câu liên quan đến vận mệnh của người phụ nữ
Tại sao tướng mạo của một số phụ nữ lại xấu xí, nghèo khó và xuất thân thấp hèn? Có những phụ nữ tuy xấu nhưng lại giàu có và địa vị cao? Tại sao có một số phụ nữ xinh đẹp nhưng lại nghèo và xuất thân khiêm tốn? Một số phụ nữ có dung mạo xinh đẹp, giàu có và có địa vị cao?
Một vị tì nữ thấp hèn đã trở thành đệ nhất phu nhân của quốc vương, đến cầu xin Đức Phật lời khuyên về bốn câu hỏi này.
Tì nữ
Khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, có một gia đình Bà La Môn giàu có ở thành Savatthi. Có một cô hầu gái trẻ tên gọi là ‘Hoàng Đầu', nghe gọi giống như Hoàng mao nha đầu, dù có xuất thân hèn mọn nhưng cô ấy thông minh và hiền lành. Cô thường chịu trách nhiệm canh gác một khu vườn tên là Mạt Lợi hoa viên .
Một buổi sáng sớm, Hoàng Đầu đang đi bộ đến Mạt Lợi hoa viên và mang theo bữa trưa của mình, cô tình cờ gặp một nhóm Sa Môn đến thành phố để xin ăn. Một trong số họ có vẻ ngoài trang nghiêm và xuất chúng phi thường. Điều đó khiến cô cảm động một cách khó hiểu, vì vậy đã cho họ tất cả thức ăn mà cô có.
Theo bạn Sa Môn này là ai? Ông ấy chính là Phật Thích Ca Mâu Ni. Lúc đó cô người hầu khu vườn Mạt Lợi không biết điều này. Cô trịnh trọng lạy Ngài rồi rời đi. Đức Phật nhìn theo lưng cô và mỉm cười, A Nan tò mò hỏi lý do khiến Ngài cười? Đức Phật nói: “Cô gái này sẽ trở thành vợ của nhà vua, nhờ phúc báo từ thiện của cô ấy hôm nay.”
Điều này nghe có vẻ khó tin bởi dưới hệ thống thế chế nghiêm ngặt của Ấn Độ, việc một tì nữ thuộc đẳng cấp thấp trở thành hoàng là điều chưa từng có. Tuy nhiên, ngày hôm đó, vua của đất nước đó, vua Ba Tư Nặc, đã gặp Hoàng mao nha đầu này! …
Gặp gỡ nhà vua
Ngày hôm đó, chuyện xảy ra là vua Ba Tư Nặc đang xuất ngoại đi săn. Vua tách khỏi đoàn tùy tùng và các đại thần vì thời tiết quá nóng. Nhà vua đang khát nước và mệt mỏi khi nhìn thấy một khu vườn trước mặt, ông đậu xe ở bên ngoài rồi bước vào khu Mạt Lợi viên.
Lúc này, Hoàng Đầu đang tưới hoa, nhìn thấy vị khách, anh ta cư xử rất trang trọng và trông thật phi thường, cô liền tiến lên kính cẩn chào hỏi và nói: "Xin chào đại nhân, hoan nghênh Ngài đến đây. Xin mời Ngài ngồi xuống để nghỉ ngơi." Cô phục vụ nhà vua cẩn thận, rửa chân, rửa mặt, mời uống nước, rồi trải chăn để nhà vua nằm nghỉ ngơi cho thoải mái .
Sau khi vua nằm xuống, Hoàng Đầu quỳ xuống bên cạnh, xoa bóp bàn chân và các khớp cho vua bớt mệt mỏi. Quốc vương cảm thấy rất thoải mái. Trong tâm thầm nghĩ: “Chưa bao giờ thấy một cô gái thông minh, linh hoạt như vậy, một cô gái ân cần, không cần sai bảo nhưng cô ấy tự biết phải làm gì, cô ấy giống như một thiên sứ đang chăm sóc vậy.” Vua Ba Tư Nặc ngày càng thích Hoàng Đầu và nghĩ: "Cô gái này là người thích hợp nhất để làm vương phi của ta!"
Vì vậy, nhà vua nhẹ nhàng hỏi: "Cô là người của gia đình nào?" Khi biết cô là tì nữ, nhà vua không hề ghét bỏ cô mà còn sai người đi mời chủ nhân của Hoàng Đầu, trả cho ông ta một trăm ngàn lượng vàng, mua lại Hoàng Đầu, sau đó đưa cô về cung điện và lập thứ phi.
Hoàng Đầu ở trong hoàng cung và bắt đầu học nhiều kỹ năng lễ nghi khác nhau. Với trí thông minh của mình, cô nhanh chóng nhận thức được mọi thứ. Vua Ba Tư Nặc rất yêu quý cô. Sau này, cô được phong làm đệ nhất phu nhân trong số năm trăm phi tần, một cung điện cao lớn được xây dựng cho cô. Vì cô đến từ khu Vườn Mạt Lợi nên mọi người đều gọi cô là "Mạt Lợi phu nhân".
Mạt Lợi phu nhân trong xã hội Ấn Độ mặc dù gặp rào cản giai cấp rõ ràng, nhưng bà thực sự đã từ một cung nữ trở thành đệ nhất phu nhân của nhà vua, cuộc gặp gỡ khiến chim sẻ biến thành phượng hoàng này giống như một câu chuyện thần thoại. Ngay cả bản thân bà cũng không thể tin được!
Lời dạy của Đức Phật
Một hôm, Mạt Lợi phu nhân hồi tưởng một mình: "Làm thế nào lại có thể tránh được vận mệnh một người tì nữ của mình? Để trở nên cao quý và hạnh phúc như vậy? Bà nhớ lại: "À! Nhất định là do hôm đó mình đã bố thí cho vị Sa Môn.”
Phu nhân Mạt Lợi hỏi những người hầu cận xung quanh về nơi ở của nhà tu khổ hạnh tại thành Savatthi. Người hầu nói với bà rằng người đó chính là Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phu nhân Mạt Lợi vui mừng khôn xiết, lập tức cho 500 thị giả lái 500 cỗ xe ra khỏi thành và đến tịnh xá Savatthi.
Phu nhân xuống xe bước vào khu vườn. Nhìn thấy Đức Phật, dung mạo trang nghiêm, bà vội vàng bước đến gần Đức Phật, cúi chào và ngồi xuống bên cạnh Ngài. Kính cẩn hỏi Đức Phật: “Bạch Thế Tôn, tại sao có những người phụ nữ tướng mạo xấu xí, nghèo khổ, xuất thân thấp hèn? Có những phụ nữ tuy xấu nhưng giàu có và địa vị cao? Tại sao có một số phụ nữ xinh đẹp nhưng lại nghèo và xuất thân khiêm tốn? Một số phụ nữ xinh đẹp, giàu có và có địa vị cao? Những lý do này nói lên điều gì về số phận?"
Đức Phật đã trả lời rõ cho Mạt Lợi phu nhân như sau:
Những đặc điểm và điều kiện sống của mỗi cá nhân đều phản ánh bản chất đạo đức của những hành động kiếp trước của họ. Vẻ đẹp đến từ sự kiên nhẫn và lòng tốt. Sự giàu có đến từ sự cho đi. Quyền lực đến từ việc không ghen tức với thành công của người khác, ngược lại luôn ngưỡng mộ tính cách vui vẻ. Ba phẩm chất này thường được trộn lẫn với nhau tạo thành cái gọi là định mệnh của một người.
Những người có cả 3 phẩm chất này sẽ xinh đẹp, cao qúy và giàu có.
Sau khi nghe đức Phật thuyết Pháp, Mạt Lợi ngẫm nghĩ về bản thân, thấy mình không xinh đẹp tất cả là vì bản tính bạo lực và cáu kỉnh ở kiếp trước, dễ oán hận, tỏ ra tức giận để làm tổn thương người khác. Cho nên từ đó bà đã quyết tâm luôn luôn ôn hòa và kiên nhẫn, đối xử tốt với thần dân của mình, bố thí rộng rãi cho các tu sĩ và người nghèo, không bao giờ ghen tị với bất cứ ai khi họ hạnh phúc.
Khi Đức Phật thuyết Pháp xong, bà quy y Phật và trở thành một đệ tử cư sỹ trung thành.
Nữ hoàng Mạt Lợi hiện thân 5 phẩm chất của một người vợ lý tưởng:
Luôn dậy sớm hơn chồng; đi ngủ muộn hơn chồng; luôn tuân theo mệnh lệnh của chồng; luôn khiêm tốn; luôn đối đãi với người ngoài bằng lời lẽ dịu dàng.
Điều này ngay cả các nhà sư cũng khen ngợi những việc làm tốt của bà. Nhờ có Đức Phật, Mạt Lợi phu nhân minh bạch được rằng, diện mạo và địa vị kiếp này của con người thế nào đều là do nhân quả kiếp trước tạo thành.
Theo Soundofhope
Minh Nguyệt biên dịch