Trả tì thiếp xinh đẹp, chỉ giữ lại cô dâu mù, chàng rể đức cao trọng nghĩa nhân

Trả tì thiếp xinh đẹp, chỉ giữ lại cô dâu mù, chàng rể đức cao trọng nghĩa nhân
Xưa nay, nam nhi mấy ai cầm lòng trước gian nhân, song tình nghĩa vợ chồng mới là điều đáng quý. (Ảnh: Miền công cộng)

Xưa nay, nam nhi mấy ai cầm lòng trước gian nhân, song tình nghĩa vợ chồng mới là điều đáng quý. Chuyện xưa kể rằng, Hàn Vân Môn, một bậc tú tài thời Thanh, vì chữ tín, vì tình nghĩa mà khước từ mỹ sắc, trọn đời gắn bó bên người vợ mù lòa. Hành động ấy chẳng những là minh chứng cho tấm chân tình son sắt mà còn là bài học về đạo nghĩa, về sự kiên định trước cám dỗ.

Hà Nam có chàng Hàn Vân Môn, tài hoa lỗi lạc, văn võ song toàn, tiếng tăm lừng lẫy. Đến tuổi cập kê, được nhà họ Tề, danh gia vọng tộc để mắt, ngỏ ý kết mối lương duyên với ái nữ.

Trận này xem ra, thật là trời đất tác hợp, trai tài gái sắc, ai ai cũng ngưỡng mộ. Nào ngờ đâu, tai họa ập đến, gần ngày vu quy, tiểu thư nhà họ Tề bỗng mắc bệnh lạ, hai mắt mù lòa!

Nhà họ Tề lo lắng khôn nguôi, con gái vàng ngọc bỗng chốc hóa mù lòa, biết sống sao đây? Huống chi, Hàn công tử tiền đồ xán lạn, sau này ắt làm nên nghiệp lớn, lẽ nào lại cưới vợ mù? Há chẳng lỡ dở cả đời người ta?

Thế là, lão gia họ Tề đắn đo suy nghĩ, quyết định hủy hôn ước! Thà để con gái ở nhà sống cô độc đến già. Phụ mẫu Hàn công tử cũng thấy khó xử, định thuận theo ý họ Tề.

(Ảnh: Miền công cộng)

Nào ngờ, Hàn công tử nghe tin, nhất quyết từ chối! Xưa nay hôn nhân vốn là "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", "ông tơ bà nguyệt se duyên". Dẫu người đời nay cho rằng đó là ràng buộc, song nào phải ai cũng bất hạnh. Bậc sinh thành từng trải, tường tận lẽ đời, há chẳng chọn được người xứng đôi vừa lứa cho con cháu? Cũng có khi thấy đôi bên thuận ý mà tác thành.

Nay hai người kia, ta chẳng rõ ngọn ngành. Song đã có ước hẹn, cớ chi người gặp cơn bĩ cực, lại hủy lời? Hàn công tử quyết chẳng phụ nghĩa. Ấy chẳng chỉ vì tình cảm đôi lứa, mà còn vì chữ tín làm người.

Nói riêng về tình yêu thì thật mong manh, nay còn mai mất, nay yêu người này mai yêu kẻ khác, đều mượn danh tình yêu cả. Tình yêu chân chính, ắt phải có phẩm hạnh làm nền tảng.

Thấy chàng trai nặng tình nặng nghĩa, nhà họ Tề cũng không tiện từ chối nữa, đành gật đầu.

Song, để bù đắp, họ Tề lén gả thêm một thị tỳ nhan sắc, mong tiểu thư tuy mù lòa nhưng có người bầu bạn.

Hàn công tử lại rằng: "Gần sắc đẹp, lòng người dễ xao động. Thà không gặp, mới giữ được gia đình yên ấm!"

Thế là, chàng trả thị tỳ về lại nhà họ Tề.

Sau khi thành thân, Hàn công tử và phu nhân họ Tề sống với nhau tôn kính, ân ái mặn nồng. Chàng chăm sóc nàng từng li từng tí, cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn.

Năm Khang Hy thứ 11 (1672), Hàn công tử đỗ cử nhân, được triều đình bổ nhiệm làm Giáo Dục, chức quan coi việc học hành ở cấp huyện.

Chàng đưa vợ cùng đi nhậm chức, phu thê hòa thuận, tiếng thơm để đời.

Hàn Vân Môn đã dùng chính cuộc đời mình để diễn giải ý nghĩa đích thực của tình yêu! Dù là xưa hay nay, tình yêu như thế mới thật cảm động lòng người.

(Trích từ "Cô Thặng" của Nữu Tú, đời Thanh)

Theo SOH

An Thanh biên dịch

Đọc tiếp