Trên luật pháp còn có đạo lý

Chuyện kể rằng, ở Tây Kỳ có một người tiều phu tên là Vũ Cát, nhà có mẹ già, sống bằng nghề kiếm củi. Một ngày nọ, bên bờ sông Phan Khê, Vũ Cát gặp Khương Tử Nha đang câu cá bằng lưỡi câu thẳng, trong lúc trò chuyện, Khương Tử Nha xem tướng cho Vũ Cát và nói rằng hôm đó anh ta sẽ gặp phải tai họa chết người.
Ban đầu Vũ Cát không tin, nhưng không ngờ khi vào thành bán củi, lúc đi qua cửa Nam, đúng lúc gặp xa giá của Văn Vương, vì đường phố chật hẹp, Vũ Cát để nhường đường nên vội vàng đổi vai gánh củi, nhưng đúng lúc Vũ Cát xoay đòn gánh thì vô ý đánh trúng tai người lính canh cửa tên là Vương Tương, Vương Tương chết ngay tại chỗ, Vũ Cát cũng lập tức bị bắt và đưa đến gặp Văn Vương.
Vua Văn Vương nói: "Vũ Cát đã đánh chết Vương Tướng, đương nhiên phải đền mạng." Sau đó, Vua sai người vẽ một vòng tròn trên đất ở cửa Nam làm nhà tù, dựng một cây gỗ làm cai ngục, rồi giam Vũ Cát vào trong vòng tròn. Sau đó, Vua Văn đi làm việc khác.

Vẽ một vòng tròn, dựng một cây gỗ, không có bất kỳ sự uy hiếp hay dụ dỗ nào, mà có thể giam cầm một kẻ giết người, một kẻ biết mình sắp phải đền mạng? Đặt vào thời hiện đại thì ngay cả nghĩ cũng không dám nghĩ tới.
Thực ra, vào thời Thương Trụ Vương, triều đình nhà Ân Thương và các nước chư hầu đều thiết lập nhà tù, chỉ có Tây Kỳ mới có chuyện vẽ đất làm tù. Điều này là do người cai quản Tây Kỳ là Vua Văn là một bậc thánh nhân, ông thông hiểu Kinh Dịch, biết rằng bản chất của việc thiết lập luật pháp là để quy phạm lòng người. Vận may và rủi ro của con người đều liên quan đến mệnh trời, theo quy luật tự nhiên, phát sinh ý niệm thiện tự nhiên sẽ kết quả thiện, sinh ra ác niệm cuối cùng cũng sẽ báo ứng vào chính mình. So với sự hạn chế của pháp luật đối với hành vi, mọi người càng hiểu từ nội tâm tuân theo thiên đạo, từ đó điều chỉnh hành vi của mình.
Trong trạng thái này, ngay cả việc vẽ đất làm tù cũng có thể quản được người. Vũ Cát bị giam trong nhà tù được vẽ trong ba ngày, ngày hôm đó đang khóc lớn tiếng, đúng lúc Đại phu Tản Nghi Sinh đi qua cửa Nam, thấy Vũ Cát than khóc thảm thiết, liền hỏi: "Giết người đền mạng, là điều đương nhiên. Ngươi vì sao mà khóc?"
Vũ Cát nói: "Kẻ tiểu nhân bất hạnh gặp phải kẻ thù, lỡ tay đánh chết Vương Tướng, đáng lý phải đền mạng, đâu dám oán trách. Chỉ là nghĩ đến mẹ già ở nhà, đã bảy mươi tuổi rồi, tiểu nhân không có anh em, lại không có vợ con, mẹ già cô đơn, chắc chắn sẽ vì thế mà chết đói, đây thật sự là nuôi con vô ích! Nghĩ đến điều này, khổ không dám nói ra, bất đắc dĩ, chỉ có thể khóc lớn tiếng, không biết tránh né, mạo phạm Đại phu, mong được lượng thứ."
Vũ Cát không khóc cho cái chết của mình, người khác vì mình mà chết, lấy mạng đền mạng, là điều rất thẳng thắn. Ông khóc cho mẹ đã nuôi dưỡng mình, cái mạng này lại phải trả cho người khác, ân sinh dưỡng kia làm sao báo đáp. Lời gan ruột này chính là sự thể hiện của lương tâm con người, cho nên rất cảm động.
Tản Nghi Sinh nghe xong liền nói: "Vũ Cát không cần khóc, ta sẽ vào kiến Thiên Tuế tâu, thả ngươi về, để ngươi lo liệu áo quan, củi gạo nuôi thân cho mẹ, đợi đến mùa thu sẽ xử theo quốc pháp." Vũ Cát vội vàng dập đầu nói: "Cảm tạ lão gia đại ân." Vua Văn nghe Tản Nghi Sinh tâu cũng chuẩn cho Vũ Cát về nhà.

Vũ Cát trong lòng không hề có ý niệm xấu xa, vì vậy lòng nhân hiếu của ông đã cảm động được Tán Nghi Sinh, nhờ đó mà sống sót để phụng dưỡng mẹ già. Luật pháp chỉ dùng một thứ làm tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu của một con người để chế ước hành vi của người ta, chỉ dùng quy tắc pháp luật rất khó để đánh giá chính xác thiện ác trong lòng người, cho nên thường cần một vị thẩm phán đức cao vọng trọng để phán xét. Bản chất của nó vẫn là vì người làm trời nhìn, luật pháp do người đặt ra không quản được lòng người, cũng không thể làm được hoàn toàn công bằng và hoàn hảo, nhưng thiên lý thì có thể.
Trở lại xã hội hiện nay, luật pháp quả thực đã đóng vai trò nhất định trong việc duy trì trật tự xã hội và công bằng, nhưng hiệu quả vẫn còn rất hạn chế. Quyền lợi và tiền bạc vượt lên trên luật pháp xảy ra ở những nơi khuất tất không hề ít, một số người vắt óc tìm cách để hành vi của mình không vi phạm pháp luật, một số người lấy việc không phạm pháp làm tiêu chuẩn hành vi của mình.
Ý nghĩa tồn tại của luật pháp bị mọi người bỏ qua và lãng quên, nhưng thiên lý trực tiếp đo lường lòng của mỗi người, đây mới là thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu (lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà không lọt). Vi phạm lương tâm thiên lý, làm sai điều gì, đương nhiên phải có sự đền bù, những người ngay thẳng như Võ Kỵ xem ra vô cùng đáng quý trong xã hội hiện nay.
Theo The Epoch Times
Minh Nguyệt