Trí tuệ sinh tồn của Tuân Tử: Làm thế nào để cư xử hài hoà?

Trí tuệ sinh tồn của Tuân Tử: Làm thế nào để cư xử hài hoà?
Trí tuệ sinh tồn của Tuân Tử: Làm thế nào để cư xử hài hoà? (Ảnh: Miền công cộng)

Tuân Tử nói: "Người ngay thẳng không được người khác hiểu, là bởi vì sự thẳng thắn của họ làm tổn thương người khác."

1. Nóng giận quá sẽ nhanh chóng hủy hoại bản thân

Tuân Tử nói: Xả cơn giận tuy sảng khoái nhất thời nhưng sẽ chuốc họa vào thân.

Cố gắng tìm kiếm sự thoải mái nhất thời, trút giận lên người khác là lợi dụng sự khoan dung của người khác để thỏa mãn bản thân.

Có vẻ như là sự giải tỏa cảm xúc, nhưng điều này không chỉ làm tổn thương những người đã bao dung mình mà còn làm cho khả năng tự chủ của bản thân ngày càng yếu đi, hành vi ngày càng dễ bị cảm xúc chi phối. Nóng giận mất khôn, nhẹ thì cãi vã gây sự, nặng thì gây án.

Nhưng sự tức giận không thể buông thả cũng không thể từ bỏ.

Sự tức giận thực sự bắt nguồn từ việc người khác xâm phạm đến giới hạn và nguyên tắc của mình. Nếu kìm nén cảm xúc, cứ luôn bao dung thì không chỉ dễ bị đối xử bất công mà lâu dài sẽ dễ sinh bệnh, mất khả năng đồng cảm.

Lựa chọn cách thể hiện cảm xúc phù hợp là một bài học quan trọng để nâng cao trí tuệ cảm xúc.

2. Nhìn nhận quá kỹ càng sẽ gây tổn thương cho người khác và cho chính mình

Tuân Tử nói: Người nhìn quá rõ mọi thứ, đôi khi sẽ làm tổn thương người khác, cũng sẽ làm tổn thương chính mình.

Nhìn thấu mọi thứ, có thể nhìn ra ưu khuyết điểm, thiện ác trên người khác, tất nhiên là không có gì đáng trách. Chỉ ra những thiếu sót một cách thích hợp, khiến người khác tâm phục khẩu phục, có thể gọi là “bạn tốt”.

Nhưng soi mói, chỉ trích người khác chỉ là xây dựng niềm vui chỉ trích người khác trên cơ sở lòng tự trọng của người khác bị tổn hại.

Tục ngữ có câu: “Nước quá trong thì không có cá, người quá kỹ tính thì không có bạn”. Người khắc nghiệt, ai lại muốn kết bạn với họ chứ?

Bạn bè là vậy, gia đình càng nên như vậy.

Cha con không trách móc nhau, vợ chồng ít cãi vã. Mối quan hệ tốt đẹp cần tình yêu thương vun đắp, cần thiện chí của cả hai bên để gìn giữ.

Đôi khi đúng sai không quan trọng. Không biết cũng là một điều tốt, giúp mọi người thêm ấm áp và thoải mái hơn.

3. Khoe khoang kiến thức sẽ khiến người khác cảm thấy bạn kém cỏi

Tuân Tử nói: Dùng kiến thức uyên bác để áp đảo người khác, ngược lại chứng tỏ người đó thiếu giáo dục.

Những “học giả chua ngoa” sẽ coi kiến thức là vũ khí để hơn thua, dùng kiến thức uyên bác để bác bỏ người khác, chọc vào nỗi đau của người khác, từ đó có được cảm giác vượt trội trong nội tâm. Tuy nhiên, ai thực sự nghĩ rằng họ uyên bác?

Quân tử thực sự uyên bác, hiểu biết lễ nghĩa, ôn hòa nhã nhặn, khoan dung độ lượng, giỏi lắng nghe.

Trí tuệ cảm xúc cao là bẩm sinh sao? Không.

Nó bắt nguồn từ việc chúng ta học hỏi và hiểu biết kiến thức, bắt nguồn từ việc chúng ta quan sát và thấu hiểu người khác, bắt nguồn từ tâm hồn thiện lương và chân thành của chúng ta.

4.  Chỉ dùng lời nói để làm rõ mọi việc sẽ khiến nó ngày càng trở nên mơ hồ.

Cách tốt nhất để làm rõ một vấn đề là bắt tay vào thực hiện, dùng hành động để chứng minh bản thân.

Còn cách tồi tệ nhất là giải thích và thoái thác, vừa đổ lỗi cho người khác vừa đánh mất lòng tin và sự tôn trọng của người khác đối với mình.

Nói hay không bằng làm.

5.  Những người càng được nuông chiều càng trở nên yếu đuối, đó là do mối quan hệ không tốt

Tuân Tử nói: Tình bạn mà càng cho đi nhiều thì tình cảm càng nhạt phai, đó là mối quan hệ tồi tệ nhất. Những nụ cười giả tạo, những lời nịnh hót, những tình bạn cần phải lấy lòng người khác để duy trì, tất nhiên không thể lâu dài. Càng cố gắng làm hài lòng, sự cho đi của bạn càng trở nên rẻ mạt.

Luôn hạ thấp mình, chỉ khiến người khác coi thường nhân phẩm và giá trị của bạn. Tình bạn chân chính thì nhạt như nước. Tình bạn chân thành là sự đồng cảm, là cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn có nhau. Những người sưởi ấm và hỗ trợ lẫn nhau là bạn tốt; những người phê bình và góp ý cho nhau là bạn thẳng thắn.

6. Tranh luận mà không thuyết phục được người khác là vì chỉ muốn tranh hơn thua đúng sai

Tuân Tử nói: Tranh luận có lý lẽ, bằng chứng mà không thuyết phục được người khác là vì họ chỉ muốn tranh hơn thua đúng sai. Tranh luận, quý ở chỗ thuyết phục người khác. Nếu chỉ tranh đúng sai, tranh hơn thua, thì dù có khiến người ta câm nín, họ cũng không tâm phục khẩu phục.

Tập võ trước hết phải tập chịu đòn, tranh luận trước hết phải nghe người khác nói. Học cách lắng nghe là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tranh luận. Thực sự hiểu được những băn khoăn và nhu cầu của người khác, mới có thể giải thích rõ ràng, thuyết phục bằng tình cảm, cùng nhau bàn bạc giải pháp, khiến người ta tâm phục khẩu phục.

7. Người ngay thẳng mà không được hiểu là do sự thẳng thắn của họ đã làm tổn thương người khác

 "Xin lỗi, tôi nói thẳng", đã trở thành câu nói cửa miệng để làm tổn thương người khác. Những người thẳng tính dễ bỏ qua cảm xúc của người khác, chỉ biết trút hết suy nghĩ của mình ra.

Đôi khi, chính vì không đúng hoàn cảnh, thời điểm và cách diễn đạt, một lời phê bình thiện chí lại có thể gây ra tổn thương ngoài ý muốn. Ví dụ, trước mặt mọi người, phê bình hành vi sai trái của bạn bè; Ví dụ, cặp đôi đã chia tay từ lâu, nhưng vẫn nói về những điều đúng sai của người yêu cũ trước mặt cô gái; Ví dụ, đối phương đã ra hiệu đừng nói nữa, nhưng vẫn tiếp tục kể lể những câu chuyện nhàm chán.

"Chu Dịch" có câu: "Lời nói chân thành xuất phát từ sự chân thành." Giao tiếp giữa người với người, tuy quý ở sự chân thành, nhưng đồng thời cũng cần chú ý đến lời nói, chú trọng cách diễn đạt. Biến ý kiến thành lời bàn bạc sẽ khiến người nghe dễ chịu hơn: "Bạn sai rồi" không bằng "Bạn làm như vậy có thể sẽ tốt hơn".

Biến lời chỉ trích thành lời tự trách sẽ khiến người khác dễ chấp nhận hơn: "Bạn có nghe rõ không" không bằng "Tôi đã nói rõ chưa". Học cách diễn đạt mới có thể khiến sự thẳng thắn trở thành tính cách được yêu mến.

8.  Người liêm khiết mà không được xem trọng, là bởi vì họ quá sắc bén

Tuân Tử nói: Người có nguyên tắc không được người khác tôn trọng, là bởi vì họ có quá nhiều góc cạnh.

Người có góc cạnh, mới có thể kiên trì nguyên tắc của mình trong cuộc sống, kiên trì trở thành người mà họ muốn trở thành.

Tốt bụng, không phải là cứ hiến dâng vô điều kiện, cũng không phải là xuôi theo dòng nước, càng không phải là a dua nịnh hót. Người có tấm lòng nhân hậu, hiểu thế nào là thiện, thế nào là ác, hiểu việc gì nên làm, việc gì không nên làm.

Người xưa ví người quân tử như ngọc đẹp: "Liêm khiết mà không sắc bén". Tuy có góc cạnh nhưng không làm tổn thương người khác.

Nếu góc cạnh quá sắc bén, khí thế quá mạnh mẽ, tự cho mình là đúng, không tôn trọng người khác, như vậy không chỉ làm tổn thương người khác mà còn gieo mầm tai họa cho chính mình. Bởi vì quá sắc sảo, sẽ tạo ra kẻ thù khắp nơi. Quá mạnh mẽ, sẽ bị cô lập. Một khi gặp khó khăn, mọi người sẽ quay lưng lại, cuối cùng chỉ có thể tự mình gặm nhấm trái đắng này.

Sự khéo léo và góc cạnh không mâu thuẫn với nhau. Sống khéo léo, đối xử với người khác khoan dung, biết thể hiện sự yếu đuối đúng lúc, không chỉ có thể bảo vệ bản thân mà còn khiến mọi người sẵn lòng kết giao với bạn.

Chỉ khi giới hạn và nguyên tắc của bản thân bị xâm phạm, chúng ta mới dám phản biện, mới dám quyết tâm tự vệ chính mình.

Theo Secretchina
Minh Nguyệt

Đọc tiếp