Triều Tiên từ bỏ vệ tinh Trung Quốc, chuyển sang vệ tinh Nga, gửi tín hiệu bất mãn với Bắc Kinh?

Triều Tiên từ bỏ vệ tinh Trung Quốc, chuyển sang vệ tinh Nga, gửi tín hiệu bất mãn với Bắc Kinh?
Tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện vào ngày 20 tháng 6. 

Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Triều Tiên, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc dường như đang trải qua những thay đổi tinh vi. Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 1/7 cho biết Triều Tiên đã chuyển các chương trình phát sóng truyền hình quốc gia từ vệ tinh Trung Quốc sang vệ tinh Nga, điều này đặt ra thách thức đối với các cơ quan chính phủ và truyền thông Hàn Quốc trong việc theo dõi các chương trình phát sóng của Bình Nhưỡng.

Reuters dẫn lời một nhà cung cấp dịch vụ thu vệ tinh ở Hàn Quốc cho biết, từ ngày 29 tháng 6, tín hiệu vệ tinh của Đài truyền hình trung ương Triều Tiên sẽ được chuyển từ vệ tinh ChinaSat12 của Trung Quốc sang vệ tinh thông tin Express 103 của Nga. Tuy nhiên, công ty này từ chối tiết lộ danh tính, cho thấy đây là vấn đề nhạy cảm.

Theo thông tin, Triều Tiên bắt đầu sử dụng vệ tinh Trung Quốc vào năm 2020 sau khi vệ tinh Thái Lan truyền tải chương trình của Đài truyền hình trung ương nước này bị hỏng.

Sự thay đổi này diễn ra sau chuyến thăm Triều Tiên của Tổng thống Nga Putin vào tháng 6 năm nay. Khi đó, Putin đã gặp gỡ nhà lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un và hai bên đã ký kết "Hiệp ước đối tác chiến lược toàn diện" nhằm tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả cam kết phòng thủ chung.

Các cơ quan chính phủ và truyền thông Hàn Quốc theo dõi các phương tiện truyền thông chính thức của Bình Nhưỡng để thu thập thông tin hạn chế từ bên trong đất nước bí ẩn này.

Báo cáo cho biết, mặc dù vẫn có thể xem truyền hình Triều Tiên trực tuyến, nhưng chất lượng có thể thấp hoặc bị trì hoãn.

Một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, việc Triều Tiên ngừng sử dụng vệ tinh Trung Quốc hiện tại và bắt đầu phát sóng qua vệ tinh Nga đã hạn chế việc thu sóng truyền hình vệ tinh ở một số khu vực của chúng tôi. Tuy nhiên, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đang nỗ lực giải quyết vấn đề kỹ thuật này.

Theo Reuters, họ đã không thể thu được tín hiệu truyền hình vệ tinh của Triều Tiên từ sáng thứ Hai.

Ông Puttin tới Triều Tiên vào ngày 19/6 trong chuyến thăm đầu tiên sau hơn 20 năm, thiết lập mối quan hệ bền chặt nhất giữa Moscow và Bình Nhưỡng kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Hai nước đã ký Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện vào ngày 20 tháng 6. Hai nước nhất trí rằng khi bên kia phải đối mặt với chiến tranh hoặc bị xâm lược vũ trang, sẽ ngay lập tức nhận được mọi sự hỗ trợ quân sự sẵn có. Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Nga và Triều Tiên đồng thời  khiến Bắc Kinh rơi vào tình thế khó xử.

Chuyến thăm Triều Tiên của ông Putin diễn ra vào thời điểm tình hình toàn cầu đang có những thay đổi to lớn. Nga phát động chiến tranh xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022 và rơi vào cuộc chiến kéo dài. Có bằng chứng cho thấy Bình Nhưỡng đã cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga. Đồng thời, Nga cũng xuất khẩu công nghệ vũ khí và năng lượng cho Triều Tiên.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từng chỉ ra rằng chuyến thăm Triều Tiên của ông Putin cho thấy những nỗ lực tuyệt vọng của Nga nhằm phát triển và tăng cường quan hệ với các nước có thể cung cấp các nguồn lực mà nước này cần để tiếp tục gây chiến ở Ukraine.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, theo Guo Yuren, phó giám đốc Viện nghiên cứu khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Viện nghiên cứu chính sách quốc gia tại Đại học Sun Yat-sen ở Đài Loan, cân nhắc một mặt khác của ông Putin là sử dụng Triều Tiên để kiềm chế Trung Quốc.

Guo Yuren cho rằng vì cuộc chiến ở Ukraine đã biến thành cuộc chiến tiêu hao sinh lực, sự phụ thuộc kinh tế của ông Putin vào Trung Quốc ngày càng sâu sắc hơn, khi đó ông phải chơi quân bài Triều Tiên để kiềm chế Bắc Kinh, điều này tương đương với việc nói rằng Nga và Trung Quốc đang bắt cóc nhau.  Những rắc rối của Bình Nhưỡng ở Đông Á về cơ bản là mối phiền toái đối với Bắc Kinh.

Một số nhà phân tích cho rằng mối quan hệ Nga - Triều nóng lên không chỉ làm thay đổi cục diện địa chính trị mà còn gây ra những thay đổi trong mối quan hệ ba bên ban đầu tương đối ổn định; Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.

Theo phân tích của tờ Le Monde của Pháp, liên minh giữa Nga và Triều Tiên sẽ là con dao hai lưỡi đối với chính phủ Trung Quốc. Điều này làm giảm áp lực buộc Bắc Kinh phải cung cấp vỏ bọc quốc tế cho một Triều Tiên đầy bất ổn, nó cũng làm giảm gánh nặng của Trung Quốc trong việc cung cấp đủ vật tư và thực phẩm để đảm bảo sự sống còn của Triều Tiên.

Nhưng mặt khác, mối quan hệ nóng lên giữa Nga và Triều Tiên cũng mang đến rủi ro cho Bắc Kinh. Với Nga, ảnh hưởng và quyền kiểm soát của ĐCSTQ đối với Triều Tiên đã suy yếu.

Theo Secretchina
Minh Nguyệt biên dịch

Đọc tiếp