Trung Quốc lên án Philippines đã 'phá hoại nghiêm trọng' hệ sinh thái rạn san hô ở Biển Đông

Trung Quốc lên án Philippines đã 'phá hoại nghiêm trọng' hệ sinh thái rạn san hô ở Biển Đông
Trung Quốc lên án Philippines đã 'phá hoại nghiêm trọng' hệ sinh thái rạn san hô ở Biển Đông. (Ảnh phạm vi công cộng)

Trung Quốc hôm 8/7 lên án việc tàu chiến Philippines mắc cạn "trái phép" tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông đã "gây thiệt hại nghiêm trọng" cho hệ sinh thái rạn san hô trong khu vực. Động thái mới này được đưa ra trong bối cảnh hai nước đang ngày càng căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ tại các đảo trên biển Đông.

Bộ Tài nguyên thiên nhiên Trung Quốc trong một báo cáo toàn diện cho biết các tàu chiến của Philippines đã "lạc vào bãi cạn Second Thomas" gần quần đảo Trường Sa trong một thời gian dài, "và điều này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sự đa dạng, tính ổn định và tính bền vững của hệ sinh thái rạn san hô".

Hiện vẫn chưa có bình luận nào từ người phát ngôn của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines và Hải quân Philippines về tuyên bố hoặc báo cáo của Trung Quốc.

Các quốc gia đã liên tục xảy ra tranh chấp về quần đảo Trường Sa. Những hòn đảo nhỏ đang bị tranh chấp ở khu vực này nằm trong tuyến đường thủy rộng lớn, một tuyến đường vận chuyển hơn 3 nghìn tỷ đô la Mỹ thương mại hàng năm bằng tàu biển.

Philippines hiện đang bố trí lực lượng quân đội đồn trú trên một con tàu vận tải quân sự cũ kỹ, hoen gỉ tại Bãi Cỏ Mây. Chính quyền Manila đã cố tình cho con tàu mắc cạn vào năm 1999 để củng cố các yêu sách hàng hải của mình.

Cáo buộc từ phía Trung Quốc yêu cầu Philippines nên di dời các tàu chiến này. Theo phía Trung Quốc, con tàu này được cho mắc cạn bất hợp pháp, và cần được loại bỏ để tránh gây ô nhiễm và tránh tiếp tục gây ra tác hại lâu dài và tích tụ cho hệ sinh thái rạn san hô.

Trung Quốc thời gian qua vẫn tuyên bố hầu hết Biển Đông là lãnh thổ của mình. Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực có trụ sở tại Hague, trong đó nói rằng các yêu sách hàng hải mở rộng của họ không có cơ sở pháp lý

Cả hai bên Trung Quốc - Philippines đều tuyên bố việc các rạn san hô bị hư hại do tàu thuyền và tàu đánh cá hoạt động.

Báo cáo của Trung Quốc cho biết từ năm 2011 đến năm 2024 cho thấy diện tích san hô hình tại bãi Second Thomas đã giảm khoảng 38,2%.

Vào năm ngoái, Philippines cho biết họ đang xem xét các lựa chọn pháp lý chống lại Trung Quốc, cáo buộc nước này phá hủy các rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của mình ở Biển Đông.

Cuối tuần trước, Philippines cho biết tàu tuần duyên lớn nhất của Trung Quốc đã neo đậu trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila và cho rằng đây là một động thái đe dọa. Bất chấp những tranh chấp đang diễn ra, tuần trước cả hai nước đã nhất trí về nhu cầu "khôi phục lòng tin" và "xây dựng lại lòng tin" để quản lý tốt hơn các tranh chấp trên biển.

Theo Asia One
Bảo Thư tổng hợp