Từ cửa tử trở về: Hành trình gieo hy vọng trong tuyệt vọng của một người phụ nữ

Từng sống trong tuyệt vọng vì căn bệnh không rõ nguyên nhân suốt 5 năm, chị Nguyễn Thị Huệ trải qua chuỗi ngày tưởng chừng chỉ còn chờ cái chết. Nhưng một cơ duyên bất ngờ với Phật pháp đã mở ra lối thoát, giúp chị hồi phục và tìm lại ý nghĩa cuộc sống.
Chị Nguyễn Thị Huệ, sinh ra tại một vùng quê yên bình ở Vĩnh Phúc, từng có một cuộc sống hạnh phúc và ổn định tại Hà Đông, Hà Nội. Sau khi kết hôn năm 2003, chị cùng chồng gây dựng cuộc sống từ hai bàn tay trắng. Dù gặp biến cố kinh tế khi chồng phá sản vì công ty giới thiệu việc làm, hai người vẫn kiên trì đồng hành, mở cửa hàng buôn bán hoa lan trên phố Hoàng Hoa Thám – một công việc mà chị yêu thích và gắn bó.
Tai hoạ ập đến trong một đêm định mệnh
Gia đình nhỏ êm đềm đón hai đứa con lần lượt chào đời vào năm 2006 và 2008. Nhưng cuộc sống vốn không thể lường trước. Một đêm định mệnh năm 2009, trong lúc đang ngủ, chị Huệ đột ngột bị đánh thức bởi cơn gió lạnh xuyên qua cửa sổ. Ngay sau đó là cơn đau bụng dữ dội, tim đập dồn dập như muốn nhảy khỏi lồng ngực. Chị chỉ kịp gọi chồng rồi ngất lịm đi trong vòng tay anh.
Hành trình từ đó kéo dài suốt nhiều năm. Sau khi nhập viện, các bác sĩ không thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Tình trạng bất thường của nhịp tim tiếp tục tái diễn, nhưng lạ thay, mỗi khi chị vào viện, triệu chứng lại biến mất. Hết bệnh viện Đường Sắt, Bệnh viện Quân y, rồi đến Bệnh viện Tim, tất cả chỉ để lại kết luận mơ hồ: “Rối loạn thần kinh thực vật”. Từng tia hy vọng nhỏ nhoi nhanh chóng bị dập tắt trong tuyệt vọng.

Không chỉ thể chất suy kiệt, tinh thần chị cũng dần suy sụp. Cảm giác lo âu, sợ hãi, lạnh buốt dù đang giữa mùa hè khiến chị thu mình lại, sống tách biệt với thế giới xung quanh. Từ một người phụ nữ tháo vát, chị trở thành người phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của gia đình. Đỉnh điểm là lúc chị không thể tự đi vệ sinh, không thể tắm rửa suốt hàng tháng, người phù nề, bốc mùi nồng nặc, tóc rối bết lại thành từng mảng – “nửa người, nửa xác sống”.
Chồng chị, người bạn đời luôn kề vai sát cánh, là điểm tựa duy nhất trong bóng tối. Anh không chỉ gồng gánh kinh tế mà còn là người duy nhất chưa từng nặng lời, dù mọi gánh nặng đè lên vai anh. Chị kể, nhiều lần anh phải vay vàng, mượn tiền, thậm chí bán hàng giả vờ có doanh thu để vợ yên tâm: “Anh bán được hàng rồi vợ ạ, đừng lo nữa!”
Ba năm trôi qua, chị Huệ quyết định rời bỏ bệnh viện – nơi từng được đặt trọn niềm tin. “Nếu có chết, em xin được chết ở nhà”, chị nói với gia đình. Dù đau đớn, họ cũng không còn phản đối. Chị trở về, sống lặng lẽ trong căn phòng kín mít, khóa trái cửa suốt ngày. Đó là khoảng thời gian đen tối nhất cuộc đời chị. Có lần, chị gọi cả nhà chồng đến, dặn dò hậu sự trong lúc lên cơn ngừng thở. Con trai út mới 5 tuổi, lặng lẽ đổ bô nước tiểu cho mẹ, khiến chị bật khóc trong tủi hổ: “Mẹ xin lỗi con...”
Trong tuyệt vọng tìm kiếm khắp nơi để có được hy vọng
Niềm tin vào y học cạn kiệt. Gia đình chị chuyển hướng tìm đến tâm linh – mời thầy cúng, đặt bùa khắp nhà, nhưng tất cả đều vô ích. Cảm giác sống mà như đã chết dần mài mòn ý chí sinh tồn của chị.
Một ngày, theo lời khuyên của bạn bè và khách quen, chị được đưa ra lại cửa hàng. Ban đầu, chỉ là “cho khuây khỏa”. Không ngờ, lần đầu tiên rời khỏi căn phòng sau nhiều năm, chị cảm nhận được ánh sáng – không phải từ mặt trời, mà từ sự kết nối với con người. Một tia hy vọng le lói trở lại.
Pháp Luân Công – hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp – là một môn tu luyện khí công cổ truyền bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa, được công bố ra công chúng vào năm 1992 bởi Đại sư Lý Hồng Chí. Môn này kết hợp giữa việc luyện tập thân thể qua 5 bài công pháp nhẹ nhàng, khoan thai và việc tu dưỡng tâm tính theo nguyên lý cốt lõi “Chân – Thiện – Nhẫn”. Điều đặc biệt là Pháp Luân Công không thu phí, không yêu cầu ghi danh, không có nghi thức tôn giáo, và người học được tự do tu luyện theo khả năng của mình.

Khi cầm trên tay cuốn “Chuyển Pháp Luân” – cuốn sách chính của môn tu luyện – chị Huệ không hiểu rõ nội dung ngay lập tức. Nhưng chính sự giản dị trong ba chữ “Chân – Thiện – Nhẫn” đã gieo vào lòng chị một niềm tin kỳ lạ. Đó không phải là một lời hứa chữa bệnh, cũng không phải một liệu pháp y học, mà là lời kêu gọi trở về với đạo lý làm người chân chính, sống thiện lương và biết nhẫn nhịn trước mọi gian khó.
Hành trình hồi sinh kỳ diệu của cuộc sống
Chị bắt đầu đọc sách như một người khát khao tìm đường sống trong đêm tối. Càng đọc, chị càng cảm thấy có điều gì đó chuyển động trong tâm. Khi bước sang phần luyện công, cơ thể chị bắt đầu có những chuyển biến rõ rệt. Cảm giác nhẹ nhõm, khoan khoái mà bấy lâu chị đã đánh mất, dần quay trở lại. Cứ thế, ngày qua ngày, chị không chỉ luyện động tác mà còn tự điều chỉnh tâm mình theo những nguyên lý đạo đức sâu sắc trong sách.
Sự phục hồi nhanh chóng của chị khiến gia đình bất giờ. Một người từng bất động suốt 5 năm, sống phụ thuộc hoàn toàn, giờ có thể đi lại, sinh hoạt, làm việc – mà không cần dùng đến bất kỳ loại thuốc nào. Với người ngoài, đó là điều khó tin. Nhưng với chị, đó là kết quả của một hành trình tìm lại giá trị sống thật sự – sống đúng với đạo lý làm người, sống thuận với đạo Trời.

Chị kể: “Pháp Luân Công không bảo tôi phải tin mù quáng. Ngược lại, sách yêu cầu tôi phải suy xét, phải dùng lý trí để hiểu, phải sống theo lương tâm và thiện niệm. Khi tôi dần buông bỏ được tâm oán trách, đố kỵ, giả dối… thì thân thể tôi cũng nhẹ đi, như thể những gánh nặng vô hình kia đang rời khỏi mình từng chút một.”
Không phải ngẫu nhiên mà hàng triệu người trên thế giới đã và đang tu luyện Pháp Luân Công. Họ không chỉ tìm được sức khỏe mà còn tìm thấy sự an nhiên trong tâm hồn. Với chị Huệ, hành trình từ bờ vực cái chết trở về không chỉ là một phép màu – mà là minh chứng sống động cho sức mạnh của chính niệm và đạo lý làm người.
Thức tỉnh tâm linh
Không ai lý giải được sự hồi phục kỳ lạ ấy. Y học bó tay, tâm linh không hiệu quả, chỉ có tu luyện giúp chị trở lại là chính mình. Nhưng với chị, điều lớn lao hơn là sự “thức tỉnh tâm linh”. “Tôi từng nghĩ mình là người tốt – biết làm dâu, chăm lo cho gia đình, hiếu thảo. Nhưng tôi nhận ra, đó chỉ là sự khéo léo giả tạo. Trong lòng tôi vẫn ấm ức, oán giận. Sau khi tu luyện, tôi vẫn làm những việc ấy – nhưng với tâm thái hoàn toàn khác: bình thản, không trách móc.”
Chị bắt đầu sống theo nguyên lý “Chân - Thiện - Nhẫn” và ngộ ra một chân lý đơn giản nhưng sâu sắc: “Bệnh đến từ tâm.” Khi buông bỏ được ấm ức, sân si, ganh ghét, cơ thể chị dần hồi phục. Mọi cảm xúc xấu dường như từng chút một bị loại bỏ, thay vào đó là sự an hòa, thanh thản.

Tu luyện không chỉ giúp chị khỏi bệnh, mà còn là cánh cửa dẫn chị đến một thế giới nội tâm mới – nơi chị học cách cảm ơn cả những người khiến mình khó chịu, bởi nhờ họ, chị mới nhìn rõ bản thân. Những niềm tin cũ, quan niệm sống cũ – kể cả những điều được coi là “thực tế” trong kinh doanh như “nói dối một chút để bán hàng” – đều bị thay thế bằng lòng chân thành.
Điều khiến chị xúc động hơn cả, là việc phát hiện ra Pháp Luân Công từng bị đàn áp ở Trung Quốc. “Tôi không thể tin một pháp môn dạy người sống tử tế, thiện lương như vậy lại bị cấm đoán. Điều đó khiến tôi càng tin rằng: nếu xã hội không dựa trên ‘Chân - Thiện - Nhẫn’, thì con người có thể làm bất kỳ điều ác nào.”
Giờ đây, chị Huệ đã khỏe mạnh, tiếp tục kinh doanh và sống vui vẻ bên gia đình. Hai đứa con giờ đã lớn, mẹ chồng – người từng chuẩn bị hậu sự – giờ hay ngồi bên cạnh trò chuyện. Còn chồng chị, người bạn đời không rời bỏ chị trong những năm tháng tăm tối, chính là “phép màu” quý giá nhất mà cuộc đời đã để lại cho chị.
Nguyễn Thị Huệ - Hà Đông, Hà Nội