Tục ngữ: "Tháng Chạp không chuyển nhà, tháng Giêng không cắt tóc" có hàm ý gì?
Tục ngữ là những kinh nghiệm sống được ông cha ta đúc kết và truyền lại qua nhiều thế hệ. Nó dễ hiểu, dễ nhớ và có giá trị tham khảo rất tốt cho con cháu. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu tục ngữ "Tháng Chạp không dọn nhà, tháng Giêng không cắt tóc". Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì?
Tháng Chạp không nên chuyển nhà
Trong thời cổ đại, việc chuyển nhà đối với một gia đình là một việc trọng đại. Xét về khí hậu, tháng Chạp thường lạnh giá. Nếu vội vàng chuyển đến nhà mới, không khí lạnh lẽo sẽ ngăn cản không khí hưng thịnh trong nhà. Hơn nữa, những ngôi nhà mới xây vào thời điểm đó thường có độ ẩm nhất định. Việc không cho phép chuyển nhà vào tháng Chạp là để tránh tình trạng người ở bị lạnh tay chân, nhiễm lạnh, không tốt cho sức khỏe.
Xét về phong thủy, người xưa khi xây nhà phải tìm một nơi có phong thủy tốt. Thêm vào đó, việc xây dựng bên trong ngôi nhà và hướng của cửa chính đều rất được coi trọng. Do đó, việc chuyển nhà cần rất nhiều thời gian, không chỉ cần tìm một ngày lành tháng tốt, mời thầy phong thủy đến xem xét, mà còn phải mời người chuyên thiết kế sân vườn, v.v.
Tháng Chạp cũng gần Tết, sắp đến lúc thăm hỏi họ hàng, bạn bè. Thời đó, phương tiện liên lạc không phát triển như bây giờ, nên khi bạn chuyển nhà xong, không thể thông báo cho tất cả người thân, bạn bè trong thời gian ngắn. Vậy nên, đến lúc chúc Tết, rất có thể mọi người sẽ không tìm thấy nhà mới của bạn. Mà người Trung Quốc lại rất coi trọng lễ nghi, vì vậy mới có câu "Tháng Chạp không nên chuyển nhà".
Tháng giêng không cạo đầu
Kiêng cạo đầu trong tháng giêng, có câu tục ngữ: "Tháng giêng cạo đầu, đối với cậu của bạn không tốt".
Tại sao cạo đầu vào tháng giêng lại không tốt cho cậu? Điều này có liên quan đến việc để tóc đuôi sam thời nhà Thanh. Khi nhà Thanh nhập quan, để phân biệt với nhà Minh, họ đã thiết lập một bộ tiêu chuẩn trang phục mới, trong đó để tóc đuôi sam là một hạng mục trọng điểm. Tuy nhiên, mọi người lúc đó đều không muốn, rất phản đối, vậy phải làm sao? Những người cai trị nhà Thanh đã thực hiện một cách cứng rắn, yêu cầu mọi người phải hoàn thành trong một thời hạn nhất định.
Sau đó, mọi người đều để tóc đuôi sam, nhưng rất nhớ nhà Minh, vì vậy trong dân gian lưu truyền một câu nói "cạo đầu nhớ chuyện cũ" (tiếng Hán: 剃头思旧 - thỉ đầu tư cựu). Hai chữ tư cựu (nhớ chuyện cũ) này truyền đi truyền lại đã bị truyền sai thành tử cữu (chết cậu).
Vì là truyền sai, tại sao vẫn có người tin theo và lưu truyền đến tận bây giờ? Cũng dễ hiểu thôi, khi người lớn nói với con cháu "tháng giêng cạo đầu chết cậu", dù con cháu không đồng tình nhưng cũng sẽ nghe theo, ai mà chẳng mong cậu mình bình an vô sự. Ai cũng nghe theo, tự nhiên sẽ lưu truyền rất lâu.
Hơn nữa, thời tiết tháng giêng vốn đã lạnh, không cắt tóc cũng là điều bình thường, vì vậy người ta thời đó đã kết hợp hai câu này lại thành "tháng giêng không cắt tóc, cạo đầu chết cậu", ở nhiều vùng đều có tục lệ này lưu truyền.
Vì vậy, mọi người đều cạo đầu trước tháng Chạp, tháng giêng kiêng cắt tóc và cầm kéo, tất nhiên tốt nhất là không nên cầm cả kim chỉ, đây là tục lệ, phải tuân theo.
Ngoài "tháng giêng không cắt tóc, tháng Chạp không chuyển nhà", còn có "mùng một không vứt đồ cũ" nói rằng sẽ mất tiền, "mùng một thăm họ nội, mùng hai thăm họ ngoại" vân vân, những câu tục ngữ như vậy.
Về tục ngữ, mọi người biết được bao nhiêu? Hoan nghênh để lại bình luận bên dưới để bày tỏ quan điểm của các bạn!
Theo Secretchina
Minh Nguyệt