Tuổi trẻ không nỗ lực, về già không vợ con, sắp chết có gì vui?

Tuổi trẻ không nỗ lực, về già không vợ con, sắp chết có gì vui?
Tuổi trẻ không nỗ lực, về già không vợ con, sắp chết có gì vui?

Người ta kể rằng Khổng Tử chu du liệt quốc và đến nước Vệ. Một ngày nọ, vào một ngày mùa xuân ấm áp, Khổng Tử cùng các đệ tử đang đi dạo ở vùng quê. Từ xa, đã nhìn thấy một ông già mặc áo da thô đang gặt lúa mì trên sườn ruộng, và ngân nga một giai điệu nhỏ nào đó. Ông ấy đang vui vẻ và rất hạnh phúc.

Khổng Tử có ý định nhìn rõ hơn, ồ, ông già này râu tóc bạc trắng, mặt đầy nếp nhăn, ít nhất ông ấy cũng phải hơn 90 tuổi rồi! Nhưng ông ấy tràn đầy năng lượng với đôi chân nhẹ nhàng, nhìn ông ấy không hề có vẻ sắp chết mà giống như một cậu bé già nghịch ngợm, tràn đầy sức sống.

Khổng Tử không khỏi hứng thú và nói với các đệ tử: “Người này nhìn có vẻ rất trí huệ, có thể giao lưu với ông ấy, ai trong số các đệ tử sẽ đến hỏi chuyện ông ấy?" Tử Cống xin đi trước.

Tên của ông lão là "Lâm Lôi". Là một vị lão niên nay đã gần trăm tuổi, có vẻ như ông ấy khá nổi tiếng ở nước Vệ.

Sau đó Tử Cống bước tới bên sườn ruộng nhìn ông lão không khỏi thở dài nói: “Kính thưa tiên sinh, Ngài không thấy hối hận sao? Tuổi đã quá già như vậy mà Ngài vẫn còn ở đây gặt lúa hát ca?”

Ông lão Lâm Lôi không quay đầu lại, tiếp tục gặt lúa mì và hát. Tử Cống thấy vậy liền đi theo. Cuối cùng ông ngẩng đầu, cười nói: "Ta có cái gì phải hối hận?"

Tử Cống đáp: “Ông lười biếng không nỗ lực khi còn trẻ, về già không vợ con, ông có gì vui khi chứng kiến cái chết đang đến gần?

Ông lão cười lớn: “Nguyên nhân hạnh phúc của tôi, kỳ thực mọi người đều có, nhưng thay vào đó thì người khác lại lo lắng. Chính là bởi vì khi còn trẻ tôi đã không nỗ lực, lớn lên tôi cũng không tranh giành tài vận, đó là lý do tại sao tôi có thể sống đến tuổi già như vậy.” Tôi già vậy rồi, không còn vợ con, không phải lo lắng gì, bây giờ cái chết lại sắp đến gần, cho nên đó chính là lý do khiến tôi có thể vui mừng.”

Tử Cống lại hỏi: “Tuổi thọ là điều mọi người đều truy cầu, và cái chết là điều ai cũng sợ hãi. Ông lại coi cái chết là hạnh phúc, tại sao lại như vậy?

Ông lão giải thích: “Cái chết và sự sống giống như ngày và đêm, đến và đi theo một chu kỳ. Làm sao chúng ta biết, cái chết không phải là một hình thức tái sinh khác? Vậy làm sao tôi biết được cái chết và sự sống không giống nhau? Tại sao tôi biết, chẳng phải những người đang bận theo đuổi sự bất tử đều bị dục vọng làm mờ mắt sao? Làm sao tôi biết được cái chết bây giờ không tốt hơn cuộc sống trước đây trong quá khứ?

Một nhà thông thái như Tử Cống đã rất lắng nghe, xong vẫn còn bối rối nên quay lại bẩm báo với Khổng Tử.

Khổng Tử nói: “Tôi biết ông ấy đáng được đối thoại, quả nhiên là như vậy, nhưng sự hiểu biết của ông ấy về các nguyên lý tự nhiên chưa hoàn toàn thấu đáo”.

Có lẽ, theo quan điểm của Khổng Tử, trí tuệ vĩ đại thực sự là một cảnh giới cao hơn ngoài sự sống và cái chết.  Tuy nhiên, thái độ sống của ông lão này đủ để mở rộng tầm mắt của những người bình thường! Những điều mà người bình thường theo đuổi trở thành gánh nặng đối với người trăm tuổi. Cuộc sống thực sự dễ dàng. Loại tâm lý này thật sự không thể nằm ngoài sự ngưỡng mộ.

Theo Soundofhope
Minh Nguyệt biên dịch

Đọc tiếp