Vua Đường - nhân vật bí ẩn trong Tây Du Ký

Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân là một trong tứ đại danh tác nổi tiếng của Trung Quốc. Tác phẩm ghi lại chặng đường sang Tây Trúc thỉnh kinh của Đường Tăng cùng với 4 người đệ tử là Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng, Sa Ngộ Tĩnh và Bạch Long Mã. Trong Tây Du Ký có một bài thơ:
"Quân vương gia hội tái đường ngu,
Thủ đắc chân kinh phúc hữu dư.
Thiên cổ lưu truyện thiên cổ thịnh,
Phật quang phổ chiếu đế vương cư."
Tạm dịch:
Quân vương mở hội vui sao,
Chân kinh lấy được, phúc nào to hơn?
Công lao muôn thuở còn truyền,
Hào quang Phật rọi ngai vàng đế vương
Đây là câu thơ trong hồi cuối của Tây Du Ký, khi Đường Tăng lấy kinh trở về, vua Đường Thái Tông tổ chức tiệc mừng. Thái Tông suy ngẫm công lao to lớn không thể lấy gì báo đáp với Tam Tạng nên viết bài "Thánh giáo tự" để cảm tạ. Văn bia này hiện vẫn đang ở tại bảo tàng Rừng Bia tại Tây An Thiểm Tây.

Nhìn lại toàn bộ quá trình của “Tây Du Ký”, chỉ trong mười mấy năm, con đường thỉnh kinh đã thành tựu lên hai vị Phật Đà, một người là Tịnh Đàm Sứ Giả và một người là Kim Thân La Hán, quả thực là hiếm có. Ngoài ra, còn có một người đứng sau giúp con đường đến với Phật quả này trở thành hiện thực, và người đó cũng xuất hiện trước công chúng sau khi một trăm hồi của tác phẩm.
Ngụ ý của "Chân long thiên tử"
Trong tiểu thuyết có viết, "Năm Trinh Quán năm thứ 13, gần thành Trường An có sông Kinh Hà nước trong, có một người thuyền chài tên gọi là Trương Tiêu, có người bạn đốn củi là Lý Định. Một lần Trương Tiêu khoe rằng mình quen biết một ông thầy bói giỏi tên là Viên Thủ Thành, thường xuyên chỉ chỗ câu được nhiều cá lớn.
Không ngờ Long Vương nghe được chuyện, rất tức giận, cho rằng như vầy thì tôm cá ở sông sẽ bị vây bắt hết, liền cải trang vào thành coi xem Viên Thủ Thành bói xem thời tiết ngày mai ra sao. Viên Thủ Thành bói rằng: "Giờ Thìn thì có mây, giờ Tỵ có sấm, giờ Ngọ thì mưa, giờ Mùi thì tạnh, mưa được là ba thước ba tấc, lẻ 48 giọt". Long Vương cười nhạt, nhưng không ngờ chiếu chỉ của Ngọc Hoàng lại y như lời Viên Thủ Thành phán. Vốn cao ngạo, Long Vương bèn cố tình đổi sai giờ rồi đến quầy của Viên Thủ Thành gây sự.
Nhìn thấy Long Vương, Viên Thủ Thành lạnh nhạt nói rằng: "Người thân là Long Vương dám cãi lệnh trời, khó thoát khỏi lưỡi đao ở Oa Long Đài, giờ Ngọ ngày mai sẽ bị quan Nhâm tào là Ngụy Trưng chém đầu. Ngụy Trưng là quan tể tướng, ngươi còn không mau đến cầu cứu nhà vua". Long Vương run sợ, ngay tối hôm đó đến cầu xin Đường Thái Tông trong giấc mơ.
Long Vương nói: "Bệ hạ là chân Long, thần là nghiệt Long. Thần bởi vì phạm tội ở thiên đình, sẽ bị hiền thần của bệ hạ là Tào Quan Ngụy Trưng xử trảm, vậy nên thần cố đến đây bái cầu, mong bệ hạ cứu thần một phen!". Hôm sau, vua hỏi Từ Mậu Công (Từ Thế Tích) về giấc mơ đêm qua, Thế Tích khuyên vua mời Ngụy Trưng đến cùng chơi cờ. Hai người đánh cờ đến giờ ngọ ba khắc, chưa xong một ván, Ngụy Trưng bỗng nhiên quỵ xuống dưới án, ngủ gật. Thái Tông nói: "Hiền khanh thật là hết lòng gây dựng non sông, ra sức giữ nước, cho nên bất giấc ngủ gà đây".
Long Vương biết rõ chân Long, Thái Tông là vua đại Đường tại nhân gian, tại sao Long Vương lại gọi Thái Tông là "chân long", và xưng với vua là Thần? Long Vương phạm tội, vi phạm chỉ lệnh của hoàng đế, về lý là do Ngọc hoàng thượng đế trừng phạt hoặc ân xá. Viên Thủ Thành vị cao nhân có thể đoán được cái chết của Long Vương, khi chỉ ra đường sống cho Long Vương, không nói ông cần cầu cứu Ngọc Đế, mà lại bảo Long Vương thỉnh cầu Thái Tông là cớ làm sao? Vậy tại sao vua Đường Thái Tông có quyền hạn bảo vệ cho Long Vương bình an vô sự?
Giải mã cho chuyện này, người Trung Quốc cổ đại xưa coi mảnh đất Thần Châu là long mạch khổng lồ. Kính Hà là một phần của Đại Đường, đương nhiên Kính Hà Long Vương phải kiêng nể Lý Thế Dân vài phần, nên gặp chuyện bất trắc, phải tới gặp Đường Thái Tông cầu cứu. Người có thể khống chế kiểm soát được long mạch, vận hành đường đi nước bước của thế gian, cần có thân thể như hình rồng, không thì không thể an bài, vận hành hưng thịnh của triều đại, không thể nắm giữ giang sơn triều chính, cũng không thể hiệu lệnh thiên hạ. Người thực hiện vận hành cụ thể tại giang sơn đó chính là hoàng đế. Bởi vậy thời Trung Quốc cổ đại, thường gọi là chân mệnh Thiên tử - Hoàng đế hay chân Long Thiên tử.
Khi đó, tất cả núi non, sông ngòi, địa ngục, thần linh, ma quỷ... thuộc về triều đại này đều nằm dưới sự chỉ huy của "thân hình rồng khổng lồ" đó. Sông Kinh Hà nằm trong lãnh thổ của nhà Đường, nên đương nhiên Long Vương của sông Kinh Hà phải xưng với "Chân Long thiên tử" là Thần.
Long Vương đi cầu cứu vua Đường. Đường Thái Tông có ý muốn cho Long Vương một con đường sống nên đã triệu Ngụy Trưng đến chơi cờ. Huyền cơ là để cho Ngụy Trưng biết mà “quan liêu” nhắm mắt bỏ qua không làm cho Long vương bị thương. Thế nhưng khổ nỗi, Long Vương chỉ báo mỗi thông tin bị trảm mà không báo ngày giờ.
Hôm sau, vua hỏi Từ Mậu Công (Từ Thế Tích) về giấc mơ đêm qua, Thế Tích khuyên vua mời Ngụy Trưng đến cùng chơi cờ. Hai người đánh cờ đến giờ ngọ ba khắc, chưa xong một ván, Ngụy Trưng bổng nhiên quỵ xuống dưới án, ngủ mất. Thái Tông nói: "Hiền khanh thật là hết lòng gây dựng non sông, ra sức giữ nước, cho nên bất giấc ngủ gà đây. Mãi một hồi lâu, Ngụy Trưng tỉnh dậy, phủ lạy dưới đất tâu: "Hạ thần thật đáng tội chết, vừa rồi không biết thế nào tự nhiên ngất đi, mong bệ hạ tha cho hạ thần cái tội khinh quân".
Ngụy Trưng đang ở trước mặt Đường Thái Tông thì ngủ gật và cuối cùng đã xử trảm Long Vương ở trong mộng. Vong hồn Long Vương uất ức, trách móc Đường Thái Tông, lôi ông xuống Địa phủ tranh biện. Sau khi Đường Thái Tông đến Địa phủ, được Thập Đại Diêm Vương nghênh đón, nói chuyện với ông rất cung kính, không dám vượt quá lễ tiết. Có thể thấy Đường Thái Tông địa vị rất cao, đến cả Thần cũng không dám thất lễ.
Diêm Vương sai người mang sổ Sinh Tử đến để xem tuổi thọ của Thái Tông. Thẩm phán Thôi Khuê của địa phủ là bạn tốt của Ngụy Chính. Thẩm phán Thôi nhận được lệnh, vội vã đến tư phòng để kiểm tra tuổi thọ của vua. Ông thấy rằng Hoàng đế Đường Thái Tông của nhà Đường ở Nam Thiệm Bộ Châu đã định sẵn ở năm Trinh Quán thứ 13, vì vậy ông đã nhanh chóng thêm hai nét dưới chữ "một" và trình báo lên Diêm Vương. Thấy vua Vương còn sống được hai mươi năm nữa, Diêm Vương an ủi Đường Thái Tông và nói rằng ông sẽ sớm được trở về dương thế.
Ngụ ý của quả bí ngô (nam qua)
Thuở xưa, khi Tôn Ngộ Không đại náo âm tào địa phủ, đã tự ý dùng bút xóa bỏ tên mình trong sổ sinh tử. Diêm Vương vô cùng tức giận, lập tức lên thiên đình bẩm báo Ngọc Hoàng đại đế. Vậy tại sao Thôi phán quan tự mình sửa đổi tuổi thọ của Vua Đường thêm 20 năm, nhưng Diêm Vương lại có thể bỏ qua coi như không thấy?
Phật tổ muốn tìm người ở Nam Thiệm Bộ Châu trung thổ truyền bà chân kinh, dạy người dân hướng thiện. Đường Thái Tông là Chân long thiên tử của Đại Đường, ông là người cai trị vùng trung nguyên, chân thân hình rồng của ông có thể liên kết nối liền với núi non sông nước, bách tính dân chúng. Có sự hiện diện của ông, có thể sẽ giúp đỡ được vô số oan hồn vô chủ. Trước khi vua trở về dương gian, đã được vân du mười tám tầng địa ngục, đi qua Uổng tử thành. Khi nhìn thấy vô số oan hồn chết oan uổng, Thái Tông khẳng khái mượn một kho ngân khố, bố thí cho những cô hồn dã quỷ không ăn không uống này, lại hứa với họ sẽ lập đàn chay "Thủy lục đại hội" để siêu độ cho họ.
Nói cách khác, khoản nợ của những oan hồn vô chủ này vua đều tự nhận vào mình, gánh vác thay chọ họ, giúp những oan hồn này được siêu thoát. Vua đã làm được điều mà Thập đại Diêm Vương không làm được, chúng thần muốn làm nhưng không dám làm. Cho nên, Thập đại Diêm Vương kính trọng ông, Quán Thế Âm Bồ Tát bảo vệ ông. Khi vua Đường cử Huyền Trang sang Tây phương để thỉnh kinh, chư thần trên trời, chư Thần của Phật giáo và Đạo giáo, đều cố gắng chung sức giúp đỡ, giúp Đường tăng, người thân tín được vua Đường cử đi. Nếu chư Thần Phật đã kính trọng Đường tăng như vậy, thì hỏi họ còn kính trọng vua Đường Thái Tông đến mức nào?
Đường Thái Tông vân du địa phủ lần này, không chỉ giải quyết được vấn đề khó giải quyết ở địa phủ, còn hứa khi từ địa ngục trở về sẽ gửi biếu "Bí ngô". "Thái Tông lạy tạ thưa: Trẫm về dương thế chẳng có quà gì kính biếu, chỉ có mấy quả bí mà thôi. Thập đại Diêm vương mừng lắm, nói: Dưới chúng tôi có đủ bí đao, dưa hấu, chỉ thiếu bí ngô thôi. Thái Tông nói:
"Trẫm về sẽ gửi ngay, gửi ngay!"
Theo âm Hán Việt, "Bí ngô" được gọi là "Nam qua". "Nam" trong ngũ hành thuộc Hỏa, hỏa đối ứng với Tâm. Vậy địa phủ có thực sự "thiếu bí ngô"? Ý của Diêm Vương chính là, ông mong muốn bách tính ở Nam Thiệm Bộ Châu có tấm lòng thuần phác, nhân hậu, hòa thuận, Cũng có nghĩa là hy vọng lòng người dân nơi đây đều có thể kết thiện quả. Và Vua Đường Thái Tông chính là vị thánh giả, thánh vương có thể khiến lòng người dân nơi đây kết thiện quả, lợi nước lợi dân. Vì vậy, Diêm vương thuận nước đẩy thuyền, không tính toán tư tình của Thôi phán quan, có thể tưởng tượng được sự kính trọng của các chư Thần với vua Đường lớn tới nhường nào.
Ngụ ý của "Thông quan văn điệp"
Trước khi Đường Tăng lên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, vua Đường Thái Tông đích thân viết văn điệp lấy kinh, đóng ngọc ấn thông hành, cũng chính là Thông quan văn điệp. Nội dung văn bản nêu rõ Đường Thái Tông phái Đường Tăng đi Tây Thiên để thỉnh Kinh nhằm siêu độ chúng sinh, hy vọng các vua không ngăn cản và giúp Đường Tăng qua đường thuận lợi. Thời điểm được ghi là một ngày mùa thu của năm Thượng Khánh thứ 13.
" Trước khi bái biệt vua Đường Thái Tông lên đường đi thỉnh kinh, Đường Tăng được vua Đường mời một chén rượu, lại cúi đầu, nhặt một dúm đất, thả vào chén rượu. Tam Tạng chưa hiểu ý, Thái Tông cười, nói:
- Ngự đệ sang Thiên Trúc bao giờ mới trở về?
Tam Tạng thưa:
- Chỉ độ ba năm là về tới thượng quốc.
Thái Tông nói:
- Tháng ngày dằng dặc, đường sá xa xôi, ngự đệ uống chén rượu này để:
Nhớ nhung mảnh đất quê hương
Đừng ưa đất khách bạc vàng ngàn cân"
Sau khi Đường Tăng lên đường đi lấy kinh vào năm Trinh Quán thứ 13, năm thứ 16, vua Đường Thái Tông lệnh cho các quan viên trong Công bộ xây dựng Vọng Kinh lâu bên ngoài cửa Tây An để chuẩn bị cho việc tiếp nhận kinh sau này. Mỗi năm vua đều lên đây trông ngóng, mong chờ Đường Tăng trở về. Chi tiết này rất cảm động, tác phẩm chính là muốn nói với độc giả rằng đất nước và những người thân đang đau đáu, chờ đợi bạn trở về mới chính là quê hương và những người thân yêu thực sự của bạn.
Trong Tây Du Ký, Đường Tăng thường phải đổi Thông quan văn điệp ở bất cứ nơi nào ông đến. Chỉ sau khi vua đóng quốc ấn, ông mới có thể đi qua quan ải và tiếp tục cuộc hành trình. Khi Đường Tăng trở về sau chuyến đi, ông phải trình văn điệp này cho vua Thái Tông kiểm tra. Cả chặng đường lấy kinh trở về, dấu ấn của các quốc gia đã được đóng đầy ả văn điệp. Các quốc gia ông đi qua dù là giàu hay nghèo; bất kể các vị vua của các quốc gia đó có nhân hậu hay gian trá, họ đều phải bày tỏ quan điểm của mình về chuyến đi trước chân lý của Phật giáo, bà tỏ thái độ của mình với việc lấy kinh. Con dấu của các quốc gia trên thông quan văn điệp đã trở thành nhân chứng cho lộ trình đi thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng. Trong tiểu thuyết, Đường Tăng không bao giờ chán khi lặp đi lặp lại một câu: "Đệ tử Trần Huyền Trang, phụng thánh chỉ của hoàng đế Đại Đường đến Tây phương bái Phật và cầu kinh". Câu nói này thực sự đã trả lời câu hỏi cuối cùng mà cuộc sống phải đối mặt, đó là: "Ta là ai, ta từ đâu đến và sẽ đi về đâu?"
Bộ tiểu thuyết chính là muốn chỉ rõ: "Thân người khó được, Trung Thổ khó sinh, Chính Pháp khó gặp, có được cả ba điều này là vô cùng may mắn". Trong hồi thứ 91 có viết, khi Đường Tăng tới Kim Bình phủ, những hòa thượng ở đó khi nghe thấy Đường Tăng nói là từ Đông thổ Đại Đường tới, lập tức quỳ xuống, cúi đầu nói rằng: "Những người hướng thiện ở chỗ chúng tôi đây, những người tụng kinh và niệm Phật, đều hy vọng được sinh ra ở Trung Hoa của ngài. Tôi vừa nhìn thấy diện mạo và trang phục tao nhã của ngài, quả đúng là người tu hành ở kiếp trước, nên kiếp này mới được như vậy, hãy cho tôi hành lễ"
Trong thế giới do Ngô Thừa Ân xây dựng, Trung thổ là nơi sinh ra câu chuyện đi thỉnh kinh, là trọng tâm của cuộc chiến giữa thiện và ác, và là mối liên hệ với sự thịnh vượng của tất cả các quốc gia và dân tộc. Theo mạch suy nghĩ của Tây Du Ký, thì vốn đều muốn và hy vọng có thể sinh ra ở Trung thổ và di cư đến nhà Đường.
Có sự tồn tại của vua Đường Thái Tông, mới có câu chuyện đi lấy kinh. Vì muốn cứu độ bách tính thoát khỏi khổ hạnh, giải thoát khỏi hàm oan, nên vua mới cử người đi Tây thiên thỉnh kinh. Lấy được chân kinh, còn cần chuyển sinh ở Trung nguyên, mới có thể gặp được ba điều may mắn của kiếp nhân sinh. Tác phẩm sử dụng nhiều ẩn dụ khác nhau để điểm rõ một vấn đề, có thể sinh cùng thời với vua Đường Thái Tông, chính là điều may mắn hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời.
Cho nên "Tây Du Ký" dùng 100 hồi dài bằng cách kể chuyện và thông qua các hình thức ẩn dụ, tự sự khiến độc giả đắm chìm trong những cuộc giao tranh tinh thông và ác liệt hàng phục yêu ma quỷ quái, nhưng thường bỏ qua một nhân vật tàng hình bí ẩn - vĩ đại và vô cùng tôn nghiêm đó chính là Vua Đường Thái Tông.
Theo The Epoch Times
Bình Nhi